Trang nhất » Ngoại ngữ » Tiếng Lào » Edutravel


Thanh điệu trong tiếng Lào

Chủ nhật - 15/11/2015 09:34

Tiếng Lào cũng giống như tiếng Thái luôn có 5 thanh điệu tương đương với 5 thanh điệu của tiếng Việt, tuy nhiên có một thanh điệu được gọi là luyến lên - luyến xuống lại được biến đổi tùy từng trường hợp sử dụng phù hợp với ngữ cảnh và sắc thái biểu cảm để có lúc thì phát âm như thanh sắc nhưng cũng có khi lại được phát âm như thanh nặng của tiếng Việt tạo ra sự huyền diệu của tiếng Lào và tiếng Tháinói chung...

Ngữ điệu tiếng Thái và tiếng Lào được quy định bởi năm thanh điệu mà người Thái và người Lào gọi là mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt-ta-wa như dưới đây:


•    thanh cao (thanh sắc) được tạo bởi 'mái tri' và được viết là ‘ ໊ ’ như trong từ ກ໊າ và được phát âm là 'cá'
•    thanh thấp (thanh huyền) được tạo bởi 'mái ệc' và được viết là ‘ ่ ’ tức là một dấu nháy như thanh sắc ở phía trên, ví dụ trong từ ກ່າ được phát âm là 'cà'
•    thanh bằng (thanh không hay thanh bằng) nghĩa là không có dấu gì ở trên hoặc dưới như từ ກາ này được phát âm là 'ca'
•    thanh luyến lên (thanh hỏi) được tạo bởi 'mái chặt-ta-wa' và được viết là  ‘ ๋ ’ tức là một dấu cộng ở phía trên đầu như từ này ກ໋າ  và được phát âm là 'cả'
•    thanh luyến xuống (thanh nặng) được gọi là 'mái thô' và được viết là ‘  ้ ’ giống như dấu ngả của tiếng Việt ở phía trên nhưng nó phát âm gần giống thanh nặng trong tiếng Việt như từ này ກ້າ và được phát âm là 'cạ'

 

Riêng “thanh luyến xuống” (hay còn gọi là “thanh lên – xuống” ) thì là một thanh đặc biệt mà trong tiếng Việt không có và với thanh điệu đặc biệt này đã tạo cho tiếng Lào và tiếng Thái trở thành một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyển chuyển, ấn tượng, dễ nghe và lôi cuốn rất biểu cảm phù hợp với từng ngữ cảnh.

Thực tế tiếng Lào và tiếng Thái không có thanh “nặng” như trong tiếng Việt (mà nó chỉ phát âm bởi thanh luyến xuống gần giống thanh nặng của tiếng Việt mà thôi) và điều này khiến người Thái gặp khó khăn trong việc học phát âm tiếng Việt. Cũng như “thanh lên - xuống” trong tiếng Thái, có thể coi là một “cơn ác mộng” đối với người học tiếng Tháinhư một ngoại ngữ (trừ trường hợp người Lào vì tiếng Lào và tiếng Thái rất giống nhau, chỉ khác ở một số cách sử dụng thanh điệu).

Hơn thế nữa, giữa tiếng Lào và tiếng Thái tuy rằng đều có 5 thanh điệu nhưng sự phát âm của Lào và Thái vẫn có sự khác biệt về thanh điệu mà chúng ta có thể hình dung giống như có sự khác nhau giữa người miền Bắc và người miền Nam nói tiếng Việt. Cho nên, để phân biệt được sự sai khác một cách chính xác giữa các thanh điệu Lào và Thái thì chỉ có người Thái và người Lào hoặc phải là người Việt nói sõi và nghe chuẩn được một trong hai thứ tiếng đó…

Một điều nữa là ngay trong các bộ âm của tiếng Lào và tiếng Thái thì nó đã bao gồm cả thanh điệu bên trong nó mà không nhất thiết phải có thêm các 'dấu' của thanh điệu cũng giống như trong tiếng việt có nhiều bộ âm luôn phát âm thành dấu sắc mặc dù bản thân nó không có dấu ví dụ như vần 'ưc' luôn được phát âm thành 'ức' mà bản thân nó là vô thanh hoặc 'ach' thì luôn đọc thành 'ạch' mặc dù vần này không chứa dấu nặng. Cho nên, khi học tiếng Lào và tiếng Thái nói chung thì cần phải chú ý các bộ ghép âm của nó sẽ bao hàm cả thanh điệu mà không cần phải có dấu thanh điệu. Đây mới chính là vấn đề thực sự nan giải nhất trong tiếng Thái và tiếng Lào (bởi vì bắt buộc phải nói đúng thanh điệu của bộ âm của nó mà không có các dấu thanh điệu quy định rõ ràng như trong tiếng Việt).

Mặc dù như vậy, thanh điệu của tiếng Thái và tiếng Lào nói chung được quy định 'cứng' trong bộ âm chuẩn đã được ghép giữa các Nguyên âm với nhau mà không bị thay đổi khi nói 2 từ liền kề nhau giống như trong tiếng Hoa nếu thanh 3 đi với thanh 4 sẽ bị biến thanh ví dụ như từ 'pú' (nghĩa là không) đi với từ 'hảo' (nghĩa là tốt) thì từ 'pú' sẽ bị đổi âm xuống thanh 2 là 'pu' và đọc là 'pu hảo' mà không còn được phát âm là 'pú hảo'...

Ngoài ra, tiếng Lào và tiếng Thái không phát âm được các đồng âm 'o' và 'ô' mà chỉ phát âm thành 'oo' hoặc 'ôô' như 'korng' được phát âm theo tiếng Việt là 'khoóng' nghĩa là 'của' (của anh là 'khorng ai' - phát âm là khoóng ại) hoặc 'độc' = 'đôộc', 'đọc' = đoọc'... Bộ âm tiếng Lào và Thái cũng không phát âm được các đồng âm 'â' mà chỉ phát âm được 'ơ', ví dụ 'tây' = 'tơi', 'ấm' = 'ơm'. Đặc biệt là tiếng Lào không có chữ cái nào tương đương với 'r' nên các từ của Việt Nam có chữ cái 'r' đứng đầu khi phiên âm qua tiếng Lào sẽ bị đổi sang 's' hoặc 'L' hoặc 'gi' (chữ ລ) nhưng rất ít khi được dùng vì chữ cái Lào tương đương với âm 'gi' (tức là ຍ) thường vẫn hay bị đọc thành 'nh'.
 


Những tin cũ hơn