Trang nhất » Ngoại ngữ » Lễ tân ngoại giao


CÁC HÌNH THỨC CHIÊU ĐÃI

Thứ tư - 28/10/2015 19:52
CÁC HÌNH THỨC CHIÊU ĐÃI
 
Chiêu đãi là một biện pháp lễ tân quan trọng trong công tác đón tiếp. Muốn tổ chức một cuộc chiêu đãi có kết quả, cần chuẩn bị tốt các mặt sau đây:

– Dựa vào yêu cầu chính trị mà quyết định mức độ và hình thức cuộc chiêu đãi, tiệc ngồi hay tiệc đứng. Xác định danh nghĩa người chủ tiệc, thành phần và số lượng người dự chiêu đãi.
– Giấy mời
– Giấy mời được in theo mẫu kèm theo
– Giấy mời cần được chuyển sớm cho khách (gửi ít nhất là 24giờ trước khi chiêu đãi, nếu đoàn từ xa đến thì gửi ngay khi đoàn đến).

a- Phòng tiếp khách và phòng chiêu đãi:

– Phòng tiếp khách:
Phòng tiếp khách cần trang trí sạch, đẹp, nếu có thể thì thể hiện bản sắc dân tộc, không trang trí cờ, khẩu hiệu loè loẹt, chú ý đảm bảo mát mẻ vào mùa hè, ấm về mùa đông. Phòng khách cần có đủ chỗ ngồi cho khách, người ta thường dùng phòng này để khách ngồi chờ trước khi vào dự chiêu đãi, xem bảng bố trí bàn tiệc để tìm chỗ ngồi trong chiêu đãi và uống rượu khai vụ (thường là các loại rượu mạnh, rót vào cốc nhỏ và các loại nước uống, không cần thức ăn).

– Phòng chiêu đãi:
Phòng chiêu đãi nên có lối đi rộng rãi, bàn ghế phải được lau chùi sạch sẽ, sắp xếp ngay thẳng. Ghế ngồi không nên kê chật quá làm cho khách ngồi ăn không được thoải mái và khó cho người phục vụ. Cần kiểm tra kại ghế xem có bị gãy, bị bửa lưng ghế ra không.

– Phòng chiêu đãi phải được trang hoàng sang trọng; đèn trong phòng chiêu đãi phải đủ sáng nhưng không làm khách chói mắt.
– Dụng cụ chiêu đãi phải được lau chùi thật sạch sẽ, không sứt mẻ. Dụng cụ ăn, uống phải đầy đủ theo yêu cầu của thực đơn: ăn cơm Âu cần những thứ gì và ăn cơm Á cần những bát, đũa gì…

b. Bày bàn tiệc:
– Bàn tiệc phải được trải khăn, khăn bàn phải là vải trắng, được là phẳng trải ngay ngắn, nếu có thể lót một lớp nỉ, dạ hoặc vải dày bên dưới để cho cốc, chén vững chắc. Không trải khăn ni-lông, vải hoa. Trên bàn tiệc nên trang trí một vài cành lá, hoa tươi cho thêm đẹp đẽ, trước mặt khách chính có thể bày bát hoa đẹp, nếu là lọ hoa cao để trước mặt khách, khi bắt đầu ăn phải đem đi chỗ khác để khỏi vướng khách.

c- Chỗ ngồi trong chiêu đãi:
Sắp xếp chỗ ngồi trong chiêu đãi (tiệc ngồi) phải tương xứng với cương vị của khách, Phải có sơ đồ bàn tiệc để trong phòng tiếp khách hoặcPhải có người giúp khách tìm chỗ ngồi, tránh để khách đi đi lại lại tìm chỗ ngồi trong phòng chiêu đãi.
Phải cân nhắc và thận trọngtrong việc sắp xếp chỗ ngồi xung quanh bàn tiệc. Xếp không đúng với cương vị của khách thường làm cho khách không hài lòng, nhiều khi phản ứng.

Những điều cần chú ý khi tổ chức chiêu đãi:

+ Trong một bữa tiệc chỉ nên có một hoặc hai món ăn dân tộc (đặc sản) song không nên cho khách ăn những món quá độc đáo như rắn, thịt chó, thịt sống, cá sống…
+ Phải tuyệt đối giữ vệ sinh, món tôm-cá không đế nguội lạnh.
+ Những người theo đạo Hồi thường kiêng:

– Thịt lợn, thịt bò, thịt ếch, lươn, ba ba.
– Không uống rượu.
+ Phụ nữ thường dùng các loại rượu nhẹ, hơi ngọt

Cách sắp xếp chỗ ngồi xung quanh bàn tiệc

Hình chữ nhật
– Khách không có phu nhân
+ Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc
+ Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách

– Khách có phu nhân
+ Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt ông chủ
+ Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, ông khách chính ngồi bên phải bà chủ.
– Chiêu đãi có khách danh dự
+ Xếp khách danh dự ngồi bên phải chủ tiệc
+ Người khách chính ngồi bên phải chủ tiệc
Hình chữ T
+ Xếp khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà
Hình chữ U
+ Xếp khách ngồi bên tay phải chủ nhà
+ Phiên dịch ngồi trước mặt chủ nhà
Hình chữ U
Tường hợp có khách danh dự
+ Xếp khách danh dự ngồi trước chủ nhà
+ Khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà
Bàn tròn
 
– Trường hợp khách có phu nhân
+ Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ
+ Bà khách chính bên tay phải ông chủ
+ Ông khách chính bên tay phải bà chủ

 

 
 
– Khách không có phu nhân
+ Xếp khách chính ngồi trước mặt ông chủ
– Trường hợp có khách danh dự
+ Xếp khách danh dự ngồi trước mặt ông chủ
+ Xếp ông khách chính ngồi bên tay phải ông chủ
– Xếp khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà rồi xếp khách khác sang bên trái, bên phải chủ nhà. Người ngồi trước mặt mặt chủ nhà là người có cấp bậc thấp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Những điều cần biết khi được mời và đi dự chiêu đãi
 
1.     Tìm hiểu chủ tiệc là ai, ở cấp nào, mục đích của buổi chiêu đãi, thành phần dự, tiệc ngồi hay đứng…
2.     Có đi dự hay không đi dự tiệc (đối với tiệc ăn ngồi thì cần trả lời sớm để chủ tiệc không bị động, lúng túng).
3.     Có quy định trang phục cho buổi tiệc không, nếu không ghi điều này trong giấy mời thì nên tìm hiểu để tránh rơi vào tình thế lạc lõng khó xử.
4.     Đến chậm ít phút nếu là tiệc ngồi. Có thể đến muộn và về sớm đối với tiệc đứng.
5.     Tiệc ngồi thường có sơ đồ xếp bàn tiệc, trước khi vào phòng tiệc nên quan sát để nhận biết chỗ ngồi của mình.
6.     Khi ngồi xuống ghế thì lấy khăn ăn trải lên hai đùi, không cài khăn lên cổ áo hay ngang thắt lưng. Chỉ dùng khăn ăn để chấm thức ăn ở miệng chứ không dùng lau mặt. Khi ăn xong không gấp và vuốt cho khăn thẳng rồi xếp ngay ngắn trên bàn.
7.     Khi bắt đầu bữa ăn, chờ cho chủ và khách chính lấy thức ăn rồi mới lấy cho mình.
8.     Đừng ăn, uống khi chủ nhà và khách phát biểu.
9.     Ngồi cạnh phụ nữ nên mời và nhường phụ nữ lấy thức ăn trước. Không dùng dụng cụ ăn của mình lấy thức ăn mời người khác, không ép uống rượu hoặc ăn những món mà người khác có ý không thích.
10. Lấy thức ăn vừa phải, ăn hết mới lấy tiếp.
11. Suất bánh mỳ của bạn để ở phía tay trái.
12. Lấy dao, dĩa, thìa ăn từ phía ngoài vào phía dĩa. Nếu không rành thì tinh tế quan sát người rồi làm theo.
13. Tay trái cầm nĩa để giữ món ăn, tay phải dùng dao cắt, sau đó dùng nĩa đưa tức ăn lên miệng, đừng dùng dao đưa thức ăn lên miệng.
14. Trong khi ăn, tránh nhai tóp tép.
15. Muốn xỉa tăm phải dùng tay che miệng. Không gẩy tăm và chép miệng.
16. Không tỳ cả hai khuỷu tay lên bàn.
17. Vừa ăn vừa nói chuyện từ tốn.
18. Đừng lấy miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa. Đừng yêu cầu phục vụ tóêp lần thứ ba cho một món ăn.
19. Khi dự tiệc đứng, lấy thức ăn xong nên rời ngay khỏi bàn, nhường chỗ cho người khác lấy thức ăn.
20. Khi có việc cần phải về sớm, nên gặp chủ nhà giải thích để được thông cảm.
 


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn