Trang nhất » Ngoại ngữ » Lễ tân ngoại giao


Đi nước ngoài – những điều cần biết

Thứ tư - 28/10/2015 19:48
Đi nước ngoài không còn là khái niệm xa vời

Ngày nay, đi Tây không còn là đặc quyền của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp nữa, mà đã trở thành chuyện hết sức bình thường, bình thường đến mức nhiều người cứ coi việc đi nước ngoài giống như đi lại ở trong nước. Đến khi xảy ra sự cố ở nước ngoài mới thấy có những điều khác nhau căn bản, nhiều khi hối không kịp. Để không xảy ra những điều đáng tiếc, điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị thật kỹ trước mỗi chuyến đi, nhất là những chuyến đi dài ngày (lao động, học tập, sinh sống ở nước ngoài)

 
Đi nước ngoài – những điều cần biết

 

Những thứ cần phải chuẩn bị?

 

Thứ nhất, phải có giấy tờ xuất nhập cảnh hợp lệ, gồm hộ chiếu quốc gia của Việt Nam (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) và thị thực của nước đến, trừ những nước được miễn thị thực theo thoả thuận với nước ta hoặc đơn phương miễn thị thực cho hộ chiếu Việt Nam. Những người là cán bộ, công chức đi thực hiện công việc chính thức của cơ quan đó sẽ được Bộ Ngoại giao (Cục lãnh sự, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) cấp hộ chiếu ngoại giao (từ Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Phó Trưởng ban các ban của Đảng, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh trở lên, đại biểu Quốc hội và một số đối tượng khác) hoặc hộ chiếu công vụ (các đối tượng khác). Hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ của ta được miễn thị thực đến 42 nước (xem danh sách cập nhật trên trang Web của Bộ Ngoại giao và hội nhập kinh tế quốc tế). Hộ chiếu phổ thông (do Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp) cũng được miễn thị thực đến một số ít nước.

Đối với những trường hợp cần có thị thực của nước ngoài, những người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ nhất thiết phải có công hàm của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh gửi cơ quan Đại diện nước đó (để khẳng định tính công vụ của chuyến đi). Người mang hộ chiếu phổ thong tự lien hệ với Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài để xin thị thực mà không cần công hàm của Bộ Ngoại giao.

Thứ hai, phải tìm hiểu kỹ về nước mình định đến, đối tác định trao đổi hoặc công việc định làm Tôn trọng luật pháp, phong tục tập quán của nước sở tại là điều tối thiểu phải biết khi ở nước ngoài. Điều này giúp tránh mọi thứ bất trắc có thể xảy ra ngay từ khi đến sân bay và trong thời gian lưu trú ở nước ngoài. Cần biết là những thói quen tưởng như vô thưởng vô phạt khi ở Việt Nam (xả rác bừa bãi, chen lấn khi đi ngoài đường, mang số lượng tiền mặt lớn theo người, ồn ào tại các chung cư) rất có thể lại là những nguyên nhân dẫn đến những tai nạn không đáng có ở nước ngoài. Những người đi công vụ cũng cần hiểu về đối tác và những tập quán ở nước mà mình đến. Cần chú ý những biểu hiện bề ngoài như: trang phục, thái độ tiếp xúc, cách chúc rượu, giờ giấc có tác dụng hết sức to lớn đối với sự thành, bại của mỗi chuyến đi.

Thứ ba, cần tìm hiểu về những quyền và quyền lợi của mình khi ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế. Điều này có vẻ to tát nhưng thực tế lại hết sức đơn giản và cần thiết cho mỗi người.

Những vấn đề cần lưu ý:

–  Các nước có nghĩa vụ tôn trọng tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người nước ngoài, có trách nhiệm bảo vệ họ chống lại những hành vi xâm phạm những điều trên. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, nước liên quan có thể bị coi là vi phạm pháp luật và tập quan quốc tế.

–  Trong trường hợp công dân Việt Nam vi phạm pháp luật và bị bắt, bị giam giữ hoặc bị hạn chế tự do cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào, cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam (gọi tắt là cơ quan đại diện- CQĐD) biết về việc bắt giữ đó, về hành vi vi phạm; nếu họ quyết định mở phiên toà để xét xử thì phải mời đại diện của CQĐD ta đến dự để bảo vệ công dân mình. Nước sở tại cũng có trách nhiệm thông báo cho công dân Việt Nam (là người đang bị bắt giữ) về quyền của họ được liên hệ, tiếp xúc với CQĐD Việt Nam để nhờ giúp đỡ, bảo vệ. Điều này được quy định rất rõ trong các Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và năm 1963 về quan hệ lãnh sự, cũng như trong các Hiệp định lãnh sự song phương giữa nước ta với một số nước. Trong trường hợp này, cán bộ lãnh sự hoạt động với tư cách thay mặt cho Nhà nước ta để bảo hộ công dân mình. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thuê luật sư sở tại để bào chữa thì cán bộ lãnh sự sẽ liên hệ giúp cho đương sự, nhưng người đó phải tự thanh toán mọi chi phí. Đáng tiếc là nhiều người khi ở nước ngoài đã không hề biết gì về những điều này.

–  Nói như vậy không có nghĩa là chỉ khi xẩy ra sự cố như trên, công dân Việt Nam mới được liên hệ, tiếp xúc với CQĐD. Trái lại, trong nhiều trường hợp họ có trách nhiệm báo cáo với CQĐD về chương trình, kết quả làm việc với đối tác nước ngoài; đảng viên phải thông báo theo quy định của Đảng; nếu mất hộ chiếu, giấy tờ cần liên hệ ngay với cán bộ lãnh sự của CQDD để được xem xét cấp giấy tờ thay thế. Pháp lệnh lãnh sự năm 1990 còn quy định một số chức năng, nhiệm vụ khác, như giải quyết những tranh chấp trong nội bộ thuỷ thủ đoàn của các tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, chứng nhận kháng nghị hang hải trong trường hợp tàu gặp sự cố, gửi công dân Việt Nam về nước trong trường cấp bác

Những điều nêu trên là những  hiểu biết tối thiểu mỗi người cần nắm chắc trước mỗi chuyến đi. Dù rằng có thể khi ở nước ngoài, trên thực tế chúng ta sẽ không bao giờ gặp phải, nhưng nhiều khi chính những điều nói trên lại có thể giúp ích rất lớn cho ta.

 


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn