Trang nhất » Tọa đàm » ĐH Thượng Hải - Trung Quốc » 2016


TỪ CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẾN ĐÔ THỊ HÓA: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN MỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH CẢI CÁCH THỂCHẾ TÀI CHÍNH

Chủ nhật - 09/07/2017 21:37
Tôn Tú Lâm
Nguyên văn: Tôn Tú Lâm, Chu Phi Châu, Tài chính đất và chế độ thuế: giải thích thực tế”, “Khoa học xã hội Trung Quốc”, kỳ 4 năm 2013: 40-59.
 
1. Mô hình phát triển công nghiệp hóa bao cấp tài chính
Phát triển cải cách mở cửa Trung Quốc hơn 30 năm nay, lấy mốc giai đoạn giữa năm 1990, chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ trước và thời kỳ sau. Ở thời kỳ trước, cùng với sự thành công cải cách nông thôn và phát triển doanh nghiệp thị xã, thị trấn, Trung Quốc dấy lên làn sóng công nghiệp hóa đầu tiên sau cải cách mở cửa. Từ ảnh 1 có thể thấy, giá trị tài sản công nghiệp chiếm tỷ trọng GDP và công nghiệp đối với GDP đều có vai trò thúc đẩy năm 1994 đạt giá trị cao lần lượt từ 14,7% và 0.8  của năm 1981 tăng lên thành 62.5% và 8.2% , sau đó lần lượt ổn định ở mức 50%

 
 
  
 
 
 

Ảnh 1: Phát triển công nghiệp hóa
Ở giai đoạn thứ nhất, năm 1980 đến đầu năm 1990 yếu tố sản xuất chính và giá cả sản phẩm áp dụng theo hình thức được gọi là “đường ray kép” song song giữa kế hoạch và thị trường, kế hoạch và chính sách của nhà nước vẫn có ảnh hưởng quan trọng và vai trò thúc đẩy đối với tăng trưởng kinh tế. Ở thể chế bao cấp tài chính, chính quyền địa phương thông qua đẩy mạnh mở rộng quy mô vay tín dụng và đầu tư, không chỉ giúp thúc đẩy có hiệu quả tăng trưởng nhanh chóng tổng sản lượng kinh tế địa phương, cũng làm tăng nhanh thu nhập tài chính.2
Chế độ bao cấp tài chính được thực hiện từ năm 1985, năm 1988 được cải tiến thêm, áp dụng phương pháp “Phân chia loại thuế, đối chiếu thu chi, phân cấp trách nhiệm”, tinh thần chính là  bù chênh lệch, giữ lại phần thừa. Bù chênh lệch “hệ số cơ bản” trong chế độ bao cấp là thu nhập tài chính trong dự toán, chủ yếu là thu nhập từ thuế. Hệ số cơ bản không quy định tỷ lệ mỗi loại thuế, cho nên phân cấp trách nhiệm tổng lượng  trong “một gói” không thay đổi trong vài năm. Vượt quá hệ số cơ bản càng nhiều, địa phương được giữ lại càng nhiều, có lúc địa phương giữ lại 100%.
Trong thể chế bao cấp tài chính, thuế lưu chuyển là loại thuế chính; nguồn thu thuế chính là doanh nghiệp, chính phủ dựa theo quan hệ  phụ thuộc của doanh nghiệp phân chia thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ theo nguyên tắc trưng thu địa phương phân chia thuế lưu chuyển (chủ yếu là thuế sản phẩm và thuế giá trị gia tăng sau này). Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế lưu chuyển, nó không phải là loại thuế chính của thuế lưu chuyển, cũng là một phần chính sở hữu thu thuế. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế chính thu thuế doanh nghiệp sản xuất, căn cứ theo giá chênh lệch hóa đơn của nguyên vật liệu đầu vào vá sản phẩm xuất ra để thu thuế. Thuế giá trị gia tăng là thuế lưu chuyển có đặc điểm sau: Cho dù doanh nghiệp có lãi hay không, chỉ cần triển khai sản xuất  sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng. Dù doanh nghiệp không kiếm tiền, giá xuất xưởng của sản phẩm vẫn cao hơn giá nguyên liệu nhập vào , bởi vì trong giá xuất xưởng bao gồm giá thành lương, khấu hao thiết bị sản xuất. Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp loại tập trung lao động ắt sẽ cao. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp càng lớn, tức là quy mô lưu chuyển sản phẩm càng lớn, thuế giá trị gia tăng càng nhiều. Do hệ số bao cấp không phân biệt loại thuế, cho nên thu thuế doanh nghiệp công thương và thu nhập tài chính của chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ với nhau . Chỉ cần thực hiện nhiều, thực hiện lớn “doanh nghiệp của mình” thậm chí doanh nghiệp thuộc khu vực của mình, tổng sản lượng kinh tế và thu nhập tài chính đều tăng lên nhanh chóng
Thể chế thu thuế với thuế lưu chuyển là chính cùng chế độ tài chính bao cấp hệ số cơ bản kết hợp với nhau, kích thích mạnh mẽ phát triển doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là tính tích cực của doanh nghiệp thị xã, thị trấn
Cống hiến của doanh  nghiệp thị xã, thị trấn đối với tài chính được chia thành hai phần: nộp thuế và lợi nhuận. Trong đó phần thu thuế thông thường do chính quyền xã và chính quyền thị xã, thị trấn được hưởng, phần nộp lợi nhuận lại quy về chủ sở hữu – chính quyền xã thị trấn hoặc tập thể thôn. Ở 3 cấp hành chính là huyện, xã, thôn, chính quyền xã khá quan tâm đến quy mô doanh nghiệp, thể hiện ở thực tế là, chính quyền huyện dễ giúp doanh nghiệp thị xã thị trấn vận hành có được khoản vay, còn không quan tâm lắm đến việc doanh nghiệp có lãi hay không . Doanh nghiệp thị xã thị trấn còn có cống hiến quan trọng khác đối với chính quyền địa phương ở phần nộp lợi nhuận, phần này chủ yếu thuộc sở hữu của xã thị trấn và tập thể thôn. Chính quyền xã có được lợi ích trong đó từ việc thu phí sự nghiệp của doanh nghiệp. Cho dù lợi nhuận doanh nghiệp nộp lợi nhuận hay phí hành chính sự nghiệp, đều thuộc ngoài dự toán chính quyền địa phương, thậm chí thu nhập phi dự toán, phần thu nhập này vừa không bao cấp, cũng không chia cho cấp trên, ở rất nhiều địa phương của Tô Nam  thuộc phần nhu nhập “quỹ đen” .
Về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước dưới cơ chế bao cấp tài chính chủ yếu thực hiện quá trình cải cách từ “thuế thu nhập” thành “kinh doanh thầu”. Cải cách này mặc dù tăng tường sức mạnh cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng hiệu suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước lại không được nâng cao rõ rệt, trong cơ chế bao cấp tài chỉnh nâng cao  rõ rệt về quy mô đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế “Trả nợ trước thuế” và “Thầu bao gồm thuế” của doanh nghiệp nhà nước, quy mô doanh nghiệp không ngừng tăng lên, nó hỗ trợ chi phối lẫn nhau với sự gia tăng thu nhập tài chính chính quyền địa phương.
Tổng kết lại dưới chế độ bao cấp tài chính chính quyền địa phương thúc đẩy cơ chế động lực công nghiệp hóa địa phương. Thể chế tài chính kích thích về mặt chế độ cho chính quyền địa phương phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập tài chính, thể chế thuế thu lại đưa ra biện pháp giúp chính quyền địa phương thông qua mở rộng quy mô đầu tư thực hiện tăng trưởng nêu trên. Trong “đường ray kép” kết hợp giữa kế hoạch và thị trường, chính quyền địa phương giúp điều động, sắp xếp nguồn lực kinh tế, xã hội địa phương chính. Những yếu tố này kết hợp với nhau, giúp chúng ta hiểu một cách toàn diện về công nghiệp hóa phát triển tốc độ nhanh ở giai đoạn đầu.
2. Cải cách chế độ thuế
Giai đoạn đầu thông qua phân cấp quy mô lớn thúc đẩy mô hình phát triển công nghiệp hóa ở địa phương cũng mang đến rất nhiều vấn đề, xét từ phương diện vi mô, doanh nghiệp thị xã thị trến do cơ cấu sở hữu tài sản không rõ ràng, ở phương diện kinh doanh và quản lý vẫn còn tồn tại vấn đề về hiệu suất, dẫn đến đọng tiền và nợ xấu cho chính quyền địa phương. Xét từ vỹ mô, năm 1992 trong vòng hai, ba năm sau khi Đặng Tiểu Bình phát biểu ở phía Nam, chính quyền địa phương lần lượt đẩy mạnh quy mô đầu tư, lập ra các doanh nghiệp địa phương, điều này lại dẫn đến vấn đề xây dựng lại, khép kín khu vực, phân chia thị trường. Xét từ quan hệ trung ương và địa phương vỹ mô, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng, phát triển nhanh chóng công nghiệp hóa dẫn đến suy giảm cái gọi là “hai tỷ trọng”.
 “Hai tỷ trọng” chỉ tỷ trọng thu nhập tài chính so với tổng giá trị sản xuất quốc nội và tỷ trọng thu nhập tài chính trong tổng thu nhập tài chính. Tỷ trọng thứ nhất là khả năng nhà nước có được khoản thuế từ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng thứ hai là khả năng chính quyền trung ương tập trung tài chính toàn quốc. Tỷ trọng thứ nhất đề cập đến quan hệ giữa chế độ thuế và nhà nước cùng doanh nghiệp, tỷ trọng thứ hai có quan hệ trực tiếp với tập quyền và phân quyền, cho đến thống nhất và “chia cắt”. Tỷ trọng thứ nhất thể hiện rất rõ ràng ở xu thế giảm xuống sau năm 1985, tổng giảm 25 điểm phần trăm. Còn về tỷ trọng thứ hai, năm 1984 là 40.5%, nhưng kể từ năm 1985 khi toàn quốc thực hiện chế độ bao cấp tài chính bắt đầu giảm xuống hàng năm, qua thời gian 10 năm, năm 1993 tỷ trọng này giảm xuống còn 22%. “Hai tỷ trọng” này giảm xuống trực tiếp dẫn đến cải cách chế độ thuế tài chính năm 1994, tức là sự ra đời và thực hiện chế độ phân chia thuế.
Sự ra đời của chế độ phân chia thuế, có thể thấy ranh giới hai giai đoạn trước và sau 30 năm cải cách mở cửa, điều này không làm thay đổi quan hệ giữa trung ương và địa phương, cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính quyền địa phương, là chìa khóa mô hình phát triển mới trong giai đoạn thứ hai
Nội dung trọng tâm nhất trong chế độ phân chia thuế là áp dụng biện pháp phân chia loại thuế cố định tương đối để chia thu nhập trung ương và địa phương. Chế độ phân chia thuế sẽ chia loại thuế thành 3 loại chính và thuế trung ương, thuế địa phương và thuế hưởng chung. Quy mô lớn nhất trong các loại thuế là thuế cùng hưởng. Trung ương và địa phương được hưởng chung theo tỷ lệ 75% và 25%; thuế trung ương còn bao gồm thuế tiêu thụ của toàn bộ doanh nghiệp. Năm 2002 thực hiện cải cách thuế chia thuế thu nhập là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân do thuế địa phương trở thành thuế hưởng chung trung ương - địa phương, năm 2002 hưởng chung theo tỷ lệ trung ương địa phương mỗi bên 50%, kể từ năm 2003 hưởng chung theo tỷ lệ trung ương 60%, địa phương 40%.
 
Căn cứ theo thiết kế chế độ phân chia thuế, loại thuế chủ thể toàn bộ doanh nghiệp (Cho dù là quy về ai sở hữu, địa điểm ở đâu) (Chủ yếu chỉ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ; sau năm 2002 cũng bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp) đều đưa vào biện pháp phân chia chế độ thuế để tiến hành phân chia. Thông qua việc chia này, tỷ trọng thứ hai nhanh chóng nâng cao, thay đổi cục diện tài chính trung ương nhỏ đi. (Ảnh 2)

Thu nhập tài chính chiếm % GDP

Thu nhập trung ương chiếm % GDP
Ảnh 2: Tình hình thay đổi “hai tỷ trọng”。3.Mô hình phát triển mới nhất dưới thể chế cơ chế phân chia thuế
Nếu chúng ta thừa nhận chế độ bao cấp tài chính và lực thúc đẩy chính phát triển nhanh chóng kinh tế địa phương và công nghiệp hóa thời kỳ đầu, cơ chế vai trò của nó được sinh ra trên cơ sở phân quyền. Vậy, tập trung chế độ phân chia thuế thu nhập địa phương có hiệu quả sẽ ảnh hưởng như thế nào? Điều này có kích thích hành vi chính quyền địa phương và mô hình phát triển kinh tế địa phương nữa không?
Trước tiên, trong tình hình đa phần thuế thu nhập doanh nghiệp giao cho tài chính trung ương, quan hệ giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp địa phương có thay đổi to lớn. Do phân chia thuế giá trị gia tăng mà không phân biệt tính chất sở hữu và quan hệ phụ thuộc của doanh nghiệp, điều này khiến toàn bộ chính quyền địa phương các khu vực phải đối mặt với bối cảnh khó khăn do đột nhiên giảm thu nhập tài chính. Cũng chính là, thuế thu doanh nghiệp công thương địa phương  ban đầu hỗ trợ nguồn thu nhập tài chính chính của chính quyền địa phương sau khi ở chế độ phân chia thuế đa số thuộc về trung ương nhà nước. Sau khi đàm phán với chính quyền địa phương, phương án hưởng thuế giá trị gia tăng của chế độ phân chia thuế được thực hiện theo thỏa thuận”trả lại hệ số chung, tăng lượng chia sẻ” , tức là thuế giá trị gia tăng của trung ương đối với chính quyền địa phương lấy hệ số năm 1993, sau này toàn bộ phần hệ số đều trả lại về địa phương, lượng tăng thêm nộp theo tỷ lệ 1: 03 (lượng tăng 75%) trả lại cho địa phương. Phương án này xét về bề nổi có lợi cho việc bảo vệ lợi ích khu vực phát triển công nghiệp hóa, nhưng xét về lâu dài, thu nhập tập trung trung ương lớn hơn nhiều lần phần trả lại, đây chính là ý nghĩa “Địa phương tính toán thế nào cũng không bằng được trung ương”
Do chính quyền địa phương không chịu trách nhiệm rủi ro kinh doanh và phá sản doanh nghiệp, nên sau khi chia thuế giá trị gia tăng, chính quyền địa phương thiết lập, lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh giảm bớt, còn rủi ro tăng lên. Hơn nữa, do thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế lưu chuyển, căn cứ theo hóa đơn thu thuế, cho dù trên thực tế doanh nghiệp lãi hay lỗ, chỉ cần doanh nghiệp có khoản đầu vào và xuất ra đều cần phải thu thuế.
Đối với doanh nghiệp lợp nhuận ít, giá thành kinh doanh cao, đây là gánh nặng khá lớn. Thêm nữa, thuế giá trị gia tăng do quản lý hoàn toàn theo chiều dọc, xa rời hệ thống thuế nhà nước của chính quyền địa phương để tiến hành thu thuế, khiến cho chính sách ưu đãi các loại mà chính quyền địa phương  lập ra để bảo vệ doanh nghiệp địa phương đều mất hiệu lực. Trong hình thái này, chính quyền địa phương chịu tấn công  của doanh nghiệp công nghiệp mới thành lập
           
Trong thực tiễn, chính quyền địa phương sau chế độ thuế phân chia lần lượt “tách ra” khỏi doanh nghiệp. Cách cách cơ chế cổ phần của doanh nghiệp nhà nước biến động từ năm 1992, đến năm 1990 bắt đầu lan rộng, lúc này cũng là thời kỳ cao trào chính quyền địa phương thúc đẩy chuyển đổi cơ chế doanh nghiệp thị xã thị trấn. Đối với việc chuyển đổi chế độ của doanh nghiệp thị xã thị trấn, giới học thuật có nghiên cứu phong phú, nhưng đa số nghiên cứu trên các phương diện từ kết cấu sở hữu tài sản, sản xuất và quản lý nội bộ, thị trường, cơ cấu công nghiệp và đối thủ cạnh tranh để tiến hành giải thích, còn bỏ qua ảnh hưởng to lớn của thay đổi cơ chế thuế tài chính. Phân tích hiệu quả chế độ trên đối với cơ chế phân chia thuế có thể thấy được, cơ chế phân chia thuế là một trong những nguồn động chính thúc đẩy chuyển đổi quy mô lớn doanh nghiệp thị xã thị trấn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Thứ hai, hiện tượng quan trọng theo cùng trào lưu tư hữu hóa phát sinh thay đổi rõ rệt phương thức tăng trưởng thu nhập tài chính của chính quyền địa phương, tức là thu thuế doanh nghiệp phụ thuộc trước đây chuyển thành thu thuế phụ thuộc khác, đặc biệt là thuế kinh doanh, Khác với thuế giá trị gia tăng, thuế kinh doanh chủ yếu là thuế thu đối với ngành xây dựng và thuế ngành công nghiệp thứ ba, trong đó, ngành xây dựng lại là đối tượng lớn nhất của thuế kinh doanh. Cho nên, chính quyền địa phương tổ chức tập trung tinh lực chính thu thuế trong ngành phát triển xây dựng là việc hợp lý. Bối cảnh này năm 2002 càng được thể hiện rõ rệt sau khi cải cách chia thuế thu nhập. Cải cách này khiến chính quyền địa phương giảm bớt thu nhập thu thuế có được trong doanh nghiệp phát triển, đồng thời tăng thêm thuế kinh doanh của chính quyền địa phương. Xét về kinh nghiệm, chính quyền địa phương từ năm 2002 đến nay thúc đẩy mạnh mẽ khai thác đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng quy mô xây dựng ở địa phương, trong đó động cơ tăng trưởng thu nhập cài chính ở địa phương là cơ chế quan trọng
Sau cùng, ngoài điều chỉnh cơ cấu thu nhập tài chính trong dự toán dẫn đến biến động phương thức tăng trưởng tài chính địa phương, cải cách cơ chế phân chia thuế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập ngoài dự toán và  phi dự toán của chính quyền địa phương. Đối với chính quyền địa phương, chủ thể vốn ngoài dự toán là thu phí đơn vị hành chính sự nghiệp, chủ thể vốn phi dự toán là thu nhập bán đất đai dự trữ trong nông nghiệp và khai thác đất đai liên quan, khác với vốn trong dự toán, việc quản lý vốn ngoài dự toán và phi dự toán này được phân tán hóa rộng rãi. Đối với vốn ngoài dự toán, mặc dù cần báo cáo cho các tầng lớp, nhưng chính quyền cấp trên thông thường hạn chế phân chia và sử dụng phần vốn này, còn đối với vốn phi dự toán, chính quyền cấp trên thường không rõ ràng về số lượng cụ thể
Cải cách cơ chế phân chia thuế và thuế thu nhập gây ra áp lực cho chính quyền địa phương, khiến chính quyền địa phương thông qua  phát triển ngành xây dựng và hạng mục thu phí ngoài dự toán và vốn phi dự toán để tìm kiếm con đường tài chính mới, cùng với độ thị hóa phát triển nhanh chóng và sinh ra mô hình “đô thị kinh doanh” có liên quan mật thiết đến nhu cầu này
 
 
 
Ảnh 3 tiến hành so sánh 2 chỉ tiêu chính về công nghiệp hóa và đô thị hóa, có thể thấy khác biệt mô hình phát triển trong hai giai đoạn cải cách, giai đoạn 1 là 15 năm trước khi cải cách, công nghiệp hóa với động lực chính là doanh nghiệp thị xã thị trấn, và không có áp lực đô thị hóa, doanh nghiệp ở khu vực nông thôn và thành thị nhỏ, lực lượng lao động chủ yếu là nông dân với phương châm “rời đất không rời xã, vào nhà máy không vào thành phố”, do đó, tốc độ công nghiệp hóa thời kỳ này cao hơn tốc độ đô thị hóa, cũng có thể nói đô thị hóa muộn hơn công nghiệp hóa

Ảnh 3: Công nghiệp hóa và đô thị hóa
 
Năm 1994 là điểm mốc rõ rệt, trước năm 1994 tốc độ tăng trưởng bình quân tỷ trọng giá trị công nghiệp là 3.7%. còn tốc độ tăng trưởng bình quân tỷ trọng dân số thị trấn thị xã là 0.6%; sau năm 1994, tốc độ tăng trưởng bình quân 2 tỷ trọng này lần lượt là -1.1% và 1.3%, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh rõ rệt, phương diện này có liên quan đến việc năm 1994 bắt đầu thúc đẩy cải cách chế độ nhà ở thị xã thị trấn, năm 1998 ra đời “Luật quản lý đất đai”, về phương diện khác cũng có liên quan đến kinh tế hướng ngoại ven biển phát triển nhanh chóng. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp, người dân tăng nhu cầu đất dùng xây dựng đô thị, do đa số kinh tế hướng ngoại đều ở khu vực ven biển phía Đông, cho nên phát triển đô thị hóa ở những khu vực này rất nhanh, mô hình phát triển “đô thị kinh doanh” của nhà nước cũng khởi sắc, muốn kinh doanh đô thị, cần xây dựng số lượng lớn. Trong bối cảnh vỹ mô, trưng dụng đất đai và chuyển nhượng đất trở thành nguồn thu nhập chính dự toán và phi dự toán chính quyền địa phương
 
Sử dụng thu nhập chuyển nhượng đất đai quy mô lớn và đất dùng cho xây dựng đô thị với số lượng lớn đã được trưng thu, chính quyền địa phương có thể thông qua phương thức bảo lãnh tài chính và khấu trừ đất để có được khoản vay tiền tệ với quy mô lớn hơn. Như vậy, thu nhập đất – khoản vay ngân hàng – xây dựng đô thị - trưng thu đất hình thành quá trình tuần hoàn không ngừng tăng trưởng. Quá trình này không chỉ giúp công nghiệp hóa và đô thị hóa khu vực phía Đông, mà còn mang đến nguồn tài chính cho chính quyền địa phương
Nguồn thu nhập này ngoài thông qua quá trình trưng thu đất đai, khai thác và chuyển nhượng trực tiếp có được thu nhập, còn bao gồm nguồn thu tài chính dự toán với thuế kinh doanh là chủ đạo với ngành xây dựng, ngành bất động sản tăng trưởng nhanh chóng trong quá trình xây dựng đô thị, toàn bộ những thu nhập này đều thuộc về thu nhập địa phương, không cần chia cho trung ương nhà nước. Cho nên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa, thu nhập dự toán chính quyền địa phương và vốn phi dự toán (thu nhập đất đai) thể hiện xu thế tăng trưởng song song, cấu thành trụ cột chính “tài chính đất đai” của chính quyền địa phương,. Hành vi “kinh doanh đất đai” gắn liền theo đó, trong quá trình này, chính quyền địa phương đã hình thanh mô hình phát triển mới thúc đẩy kinh tế địa phương và thu nhập tài chính tăng trưởng
Trên đây là phân tích về cải cách chế độ thuế tài chính và cơ chế , chế độ hành vi  “lấy đất đai sinh lời” của chính quyền địa phương, chế độ phân chia thuế thông qua thay đổi phương án phân chia thuế thu của trung ương và địa phương dẫn đến “Hiệu ứng đói khát” thu nhập tài chính của chính quyền địa phương, nó cấu thành lực thúc đẩy trọng tâm trào lưu khai thác đất đai và đô thị hóa
Cần chỉ ra rằng, văn bản này phân tích quan hệ giữa chế độ phân chia thuế và tài chính đất đai, và phông có ý phê bình chế độ phân chia thuế đại diện cho cải cách thể chế tài chính, cho dù chúng ta đánh giá như thế nào về mô hình phát triển với  đại diện là tài chính đất đai, so sánh với chế độ bao cấp tài chính, chế độ phân chia thuế đều là cải cách chế độ lý tính hóa, cải cách này thiết lập khung hỗ trợ ổn định cho quan hệ giữa nhà nước và địa phương, mô hình mở rộng đô thị lấy đất đai làm trung tâm chỉ là hậu quả ngoài ý muốn của lần cải cách này mà thôi

------------------------------------------------------------------



Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn