Trang nhất » Tọa đàm » ĐH Thượng Hải - Trung Quốc » 2016


XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH MỞ CỬA – MỘT VÀI KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM

Chủ nhật - 09/07/2017 21:19
PGS, TS Đoàn Triệu Long*
Bàn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình cải cách mở của ở Việt Nam là bàn đến nhiều lĩnh vực, vấn đề rộng lớn liên quan đến con người, các nhóm người, các cộng đồng người như giáo dục, y tế, sức khỏe cộng đồng, giao thông, dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo, lao động việc làm… Trong bài tham luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến một lĩnh vực trong số những vấn đề nêu trên. Đó là một vài kinh nghiệm liên quan đến công tác xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư trong quá trình cải cách mở cửa ở Việt Nam.

Cũng cần nhìn lại những thập niên cuối của thế kỷ XX – đặc biệt là sau ngày giải phóng đất nước, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nền kinh tế của Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng lớn. Hoạt động sản xuất ít hiệu quả, không đáp ứng đủ những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng; lưu thông phân phối ách tắc, lạm phát luôn ở mức cao, nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh và đời sống của nhân dân rơi vào cảnh thiếu thốn nhiều mặt. Vừa bước ra từ một cuộc chiến khốc liệt và kéo dài, lại phải hứng chịu những giông bão mới, khiến vấn đề đói nghèo – một vấn đề luôn thao thức, hiện diện trong tâm trí người Việt Nam nhiều thế hệ, nay lại ùa đến, thể hiện một cách rõ nét và trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Việc sản xuất lúc này trì trệ, nguồn cung của cải vật chất và các nhu yếu phẩn thiết yếu và lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thị trường, vật giá, tài chính tiền tệ không ổn định, dân số lại tăng nhanh trong khi đất nước lại chịu sự bao vây, cấm vận từ bên ngoài… Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn". (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V) .

Nêu lên bối cảnh trên để thấy hết những khó khăn, thử thách của đất nước Việt Nam trong hành trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra trong tính cấp thiết và đầy khó khăn. Và cũng đặt trong bối cảnh đó, mới thấy hết sự đúng đắn, quật cường của nhân dân Việt Nam khi đối mặt với mọi loại kẻ thù – mà cụ thể ở đây là giặc đói nghèo.

Bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm 1986, khi nhìn nhận và đánh giá lại một cách thẳng thắn, khách quan thực trạng có nhiều hạn chế của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tiến hành một chiến lược xóa đói, giảm nghèo với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong xã hội; và đương nhiên có cả các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế. Ðây là quá trình đảm bảo chắc chắn rằng các đối tượng nhân dân khác nhau cùng tham gia vào việc hoạch định chính sách, phân phối các nguồn lực, tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ.

Do khuôn khổ của bài viết, chúng tôi không đi vào chi tiết về cách thức và những chặng đường mà Việt Nam đã trải qua trong hành trình xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khái quát nhất, đó là một chặng đường không ít cam go, trãi dài suốt hàng chục năm với nhiều thử thách cam go. Kết cuộc của hành trình đó ( tức đứng ở hiện tại nhìn lại một chặng đường; còn trên thực tế, cuộc hành trình vẫn còn tiếp tục ở phía trước), Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng ngợi khen. Cảnh đói nghèo đã giảm bớt một cách cơ bản – thậm chí, việc sử dụng thu nhập của mình cho mục tiêu phát triển con người tốt hơn nhiều nước có thu nhập cao hơn Việt Nam. Tốc độ chuyển đổi kinh tế của Việt Nam diễn ra rất nhanh, tỉ lệ người nghèo giảm đi với tốc độ thuộc loại nhanh nhất trên thế giới. Mức tăng trưởng xuất khẩu cao gấp hai lần so với mức trung bình của các nước đang phát triển; trong vòng 10 năm, Việt Nam đã nâng tổng GDP của mình lên gấp hai lần.
Đầu những năm 2000, Việt Nam lại tiếp tục đề ra mục tiêu và giải pháp thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo - việc làm đến năm 2005, trong đó xác định rõ mục tiêu là giảm tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm từ 1,5 đến 2% (khoảng 28 đến 30 vạn/hộ/năm); không để tái đói kinh niên. Ðối với một số khu vực tỉ lệ hộ nghèo cao, thiếu tính bền vững như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên đã tập trung nguồn lực để giải quyết. Các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt...). Đây chính là cơ sở để tạo nên một sức bật thoát khỏi đói nghèo.
Để thực hiện được điều này (và song song với điều này) vấn đề giải quyết việc làm cũng được đặt ra với chỉ tiêu mỗi năm tạo việc làm cho 1,4 - 1,5 triệu lao động. Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 5,4% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005. Từ mục tiêu nêu trên, Việt Nam chú trọng đưa ra và thực hiện các giải pháp cụ thể như tập trung xây dựng hạ tầng cho vùng nghèo; hỗ trợ đất, tư liệu sản xuất; Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất ở; xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc thù; đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo... Đối với lĩnh vực việc làm, chính phủ Việt Nam đề nghị tiếp tục bổ sung nguồn vốn hỗ trợ việc làm, tập trung vào các vùng đô thị hóa nhanh để giảm sức ép về lao động việc làm; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; mở rộng phát triển làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đặc biệt là có sự sửa đổi và ban hành một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động và chuyên gia. Xây dựng thí điểm mô hình xã tổ chức và hỗ trợ người nghèo đi xuất khẩu lao động.

          Với quyết tâm cao và sự vào cuộc quyết liệt như vậy, vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam ngày càng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Vào cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam tổng kết việc thực hiện “Chương trình Quốc gia về xóa đói giảm nghèo” giai đoạn I (từ năm 1998 đến 2005) đã cho thấy những kết quả đáng mừng. Từ năm 1998, tỷ lệ số hộ nghèo đói ở Việt Nam chiếm 58% số hộ của cả nước, đến tháng 12/2004 giảm xuống còn 0,9% (theo tiêu chí cũ, có thu nhập bình quân dưới 100.000đ/người/hộ là hộ đói và có thu nhập bình quân dưới 160.000đ/người/hộ là hộ nghèo). Và so với chỉ tiêu của Chương trình này, thì đã vượt 0,1% và trước thời hạn 01 năm (chỉ tiêu của Chương trình này đến tháng 12/2005 là giảm nghèo đói  xuống còn 10%). Từ cuối năm 2005 đến nay, mặc dù tính theo chuẩn của tiêu chí mới (có thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/hộ là hộ đói và có thu nhập bình quân dưới 280.000đ/người/hộ là hộ nghèo), nhưng số hộ đói nghèo vẫn chỉ dừng lại là 12%. Không phải ngẫu nhiên mà trong Báo cáo phát triển Việt Nam của Liên hiệp quốc, đã ghi nhận: Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Trong 15 năm (từ 2000 đến 2015), đã có khoảng 43 triệu người dân Việt Nam thoát khỏi nghèo đói. Tỷ lệ nghèo giảm từ mức 29% năm 2002, xuống chỉ còn 8,4% năm 2014. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ lệ nghèo tại Việt Nam đã giảm từ 14,2% trong năm 2010 xuống còn dưới 5% trong năm 2015. Vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cho biết trong 15 năm qua, Việt Nam đã hoàn thành khoảng 90% các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó, 3 mục tiêu hoàn thành trước thời hạn là xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới. Có được kết quả này là nhờ vào việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ từ nhiều nguồn lực, đặc biệt là gắn kế hoạch giảm nghèo với trọng tâm hạn chế tỷ lệ tái nghèo cũng như tập trung cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.

Những con số nêu trên tự thân đã nói lên sự nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong hành trình vươn lên, vượt qua nghèo đói để thiết kế lại cuộc sống của mình. Nhìn lại suốt quá trình đó, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm về công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước như sau.

Thứ nhất, cần có sự tuyên truyền, phổ biến giúp tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng xã hội về vấn nạn đói nghèo cũng như nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Từ đó đi đến sự thống nhất chung của cả đất nước – dưới sự lãnh đạo của Đảng, và các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ trên. Cần phải tuyên truyền đến mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội, các cấp các ngành hiểu được sự bức thiết cũng như tính thường xuyên, lâu dài và vai trò của tất cả các thành phần kinh tế và xã hội đối với quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Từ sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chúng ta mới quyết tâm tập trung ưu tiên mọi nguồn lực cũng như cơ chế chính sách cho công cuộc trên và coi đó như là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

           Thứ hai, cần phải biết huy động sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực để tiến hành công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Xóa đói, giảm nghèo là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn cam go. Sự khó khăn này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà chúng ta cần phải nhận thức một cách rõ ràng rằng “một cây làm chẳng nên non”; và để thực hiện thành công thì không thể chờ mong vào một “sức bật kỳ diệu” viễn vông nào đó, nếu như chính bản thân các chủ thể của quá trình này không nỗ lực một cách bền bỉ, lâu dài. Cụ thể hơn, để thành công xóa đói, giảm nghèo, thì Nhà nước Việt Nam cần xác định vai trò quản lý, tạo ra các điều kiện, tiền đề cần thiết để điều tiết, định hướng quá trình này. Mặt khác, bản thân người dân chính là lực lượng chủ yếu thực hiện công cuộc này. Dĩ nhiên, trong quá trình thực hiện, sự hỗ trợ tích cực từ các đối tác phát triển của Liên Hiệp quốc cũng như những đất nước anh em, láng giềng luôn đóng một vai trò quan trọng đầy khích lệ. Việt Nam sẵn sàng đón nhận mọi sự giúp đỡ vô tư, tình cảm của thế giới dựa trên sự chủ động và điều phối, quản lý của Chính phủ Việt Nam.

          Thứ ba, quá trình xóa đói, giảm nghèo cần có sự song hành cả nhận thức lẫn hành động về những điều kiện, cách nhìn chủ quan của một quốc gia gắn bó với những tri thức, tiêu chí phát triển chung của thế giới. Kinh nghiệm này sẽ giúp Việt Nam thực hiện hành trình xóa đói, giảm nghèo luôn được thực hiện trên đôi chân nội tại kết hợp với những chỉ dẫn khoa học của thời đại.

Cụ thể, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam luôn có sự tham khảo, đối chiếu từ các chỉ số phát triển xã hội do Liên hợp quốc đưa ra, (ví như: chỉ số phát triển nhân văn (Human Development Index - HDI) được coi là quan trọng nhất. Cùng với chỉ số HDI, còn có các chỉ số khác để đánh giá đầy đủ hơn trình độ phát triển và tính chất của mỗi quốc gia, như: Chỉ số phát triển nguồn nhân lực (Human Resource Development Index - HRDI), Chỉ số đo lường sự tham gia của phụ nữ vào quyền quyết định các vấn đề xã hội (Gender Empovverment Measure-GEM)...); từ đó để xác định hệ thống các tiêu chí thực hiện xóa đói, giảm nghèo phù hợp. Việc bám sát các tiêu chí nêu trên của Liên Hiệp quốc khiến công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam luôn tìm được sự hài hòa giữa “cái riêng” và “cái chung” – đặc biệt nhờ đó công cuộc trên vừa đảm bảo quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập với sự quan tâm về mặt chất lượng của cuộc sống vật chất và tinh thần. Với tư cách là cơ quan quyền lực công, Nhà nước thể hiện rõ việc điều hành mọi nguồn lực của đất nước; có thể hỗ trợ người nghèo, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, từng mặt và toàn diện, nhằm bảo đảm khoảng cách hợp lý giữa mức thấp và mức cao, nhằm tạo ra và duy trì sự công bằng xã hội.

Cũng nhờ việc xuất phát từ những nguồn lực, điều kiện riêng có của đất nước kết hợp với góc nhìn thế giới, Việt Nam mới có thể mạnh dạn hoạch định ra những chính sách trọng điểm cho đất nước. Đó là chính sách phát triển quốc gia gắn với chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn để thay đổi cơ bản các mặt kinh tế xã hội và đời sống ở nông thôn và nông dân, là nơi mà đại bộ phận người nghèo sinh sống. Các Chương trình trọng điểm ở Việt Nam như đầu tư cơ sở hạ tầng, đất sản xuất, xóa nhà tạm, xây dựng các trung tâm cụm xã, quy hoạch bố trí lại dân cư, phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, trợ giá và trợ cước đối với một số sản phẩm hàng hóa... đã thể hiện sự gắn bó giữa điều kiện riêng có của đất nước bám sát những tiêu chí của thế giới, khiến việc triển khai đảm bảo hài hòa giữa dân tộc và thời đại.

          Thứ tư, cần có cái nhìn và thái độ nhân ái, yêu thương và khách quan, thẳng thắn đối với một chủ thể và là đối tượng của công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đó là bản thân người nghèo. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo chỉ thực sự có hiệu quả nếu như xã hội biết quan tâm đến người nghèo, đồng thời bản thân người nghèo biết quan tâm đến chính mình và có ý thức vươn lên.
Việt Nam là đất nước rực sáng bởi chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em. Khái niệm “đồng bào”, “gà cùng một mẹ” và những vần ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng...” đã thể hiện rõ triết lý sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau trở thành một thái độ sống từ bao đời nay. Đứng trước cuộc chiến chống nghèo đói, triết lý nhân văn ấy lại càng lấp lánh và thể hiện rõ qua những quan điểm xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự tin cậy, “yêu thương, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Xuất phát từ tinh thần này, những chương trình trọng điểm, những chính sách lớn đã và đang thể hiện rõ hiệu quả trong việc giúp những người nghèo thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên, cạnh đó, rất cần thiết có một cái nhìn thẳng thắn (và cả biết phê phán) đối với trường hợp một bộ phận người nghèo chưa có ý thức nỗ lực vượt khó. Đâu đấy vẫn có những người còn thụ động, ỉ lại Nhà nước mà không chịu lao động, sản xuất. Thực tế trên khiến chúng ta cần rút một kinh nghiệm sâu sắc là cần thiết phải vận động chính bản thân người nghèo phải tự thân vận động. Rằng, trong hành trình tuyên chiến với nghèo đói, Nhà nước và cộng đồng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt chứ không làm thay, không cứu tế, cấp phát đơn thuần. Yếu tố quyết định là bản thân người nghèo phát huy vai trò tích cực, chủ động vươn lên tự cứu mình thoát cảnh đói nghèo. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực này đã được đúc kết thành một phương châm để thực hiện là “cho cần câu hơn cho xâu cá”, nghĩa là Nhà nước Việt Nam hướng tới việc xóa đói, giảm nghèo bằng các chính sách cụ thể (như Chương trình xóa nhà tạm; nước sạch; phân bổ đất ở và đất sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng - Điện - Đường - Trường - Trạm ...), bằng các nguồn lực (ngân sách Nhà nước; các Quỹ...); bằng cơ chế hành lang pháp lý... Ngoài ra còn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, cung cấp thông tin, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tức là “cho cần câu” và “dạy cách câu”... gắn kết việc xóa đói, giảm nghèo thông qua sản xuất là chủ yếu chứ không thể bao biện làm thay.
Đây cũng chính là tinh thần được rút ra từ kinh nghiệm ngàn xưa mang tính răn dạy, giáo dục của cha ông, rằng “Có làm thì mới có ăn...”. Sự chủ động, sáng tạo của bản than người nghèo, hộ nghèo, địa phương nghèo không chỉ tạo nên hiệu quả bền vững cho công tác  xóa đói, giảm nghèo mà còn có tác dụng to lớn trong việc thu hút nguồn lực mà cụ thể là vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế như WB, ECOSOC (Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc) và các tổ chức phi chính phủ khác. Đây cũng là kinh nghiệm trong việc tạo dựng niềm tin của cộng đồng xã hội cũng như sự cam kết vươn lên của người nghèo để đưa sự nghiệp chống đói nghèo ở Việt Nam đi đến thành công.

          Năm 2014, Việt Nam nằm trong nhóm 18 quốc gia được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) trao Bằng khen về xóa đói, giảm nghèo và chứng nhận việc sớm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Điều đó chứng tỏ con đường đi của đất nước Việt Nam là hợp lý. Dĩ nhiên, hành trình xóa đói giảm nghèo, hoàn thiện chính mình và vươn lên “sánh vai với các cường quốc, năm châu” vẫn còn trải dài phía trước. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với lộ trình đúng và sự quyết tâm, đất nước Việt Nam sẽ vững vàng hoàn thành tốt các mục tiêu của mình. Bởi người Việt vốn dĩ chịu khó, nhẫn nại và mạnh mẽ, quật cường./.

* Học viện Chính trị khu vực III


--------------------------------------------------------------------------------------------------------

改革开放过程中的减缓贫困 越南的一些经验
段赵龙  博士
 
讨论越南改革开放过程中的社会问题解决时需要涉及到关于个人、团体、社区等众多领域如教育、医疗、公共健康、交通、人口、环境、减缓贫困、劳动就业等问题。本文中,我们只提出上述问题的一个领域。此为越南改革开放过程中关于消除饥饿、减缓贫困以及缩小各地区、民族、民居阶层之间的发展和生活水平的差距的一些经验。
回顾二十世纪的最后十年,特别是全国解放后,从多个原因起发,越南经济陷入重大危机。生产活动低效率,不能够满足消费者的基本需求; 货物流通和分配瓶颈,通货膨胀率一直较高,许多负面消极的问题出现导致人们的生活陷入多方面的贫困。
刚从漫长且残酷的战争走出来,又要面临着新的风暴挑战导致贫困问题– 一个始终存在困扰越南几代人心中,即将来临并显著在社会生活
上的许多方面。生产方面体现停滞,物质财产和基本生活必需品和食品 不足以满足人们的需求。市场、价格、金融和货币不稳定,人口快速增长而国家却受到外来的封锁和禁运…..
1982年,越南共产党第五届大会上承认越南经济在1976-1980年期间为:“生产结果与劳动和资金投入不一致,经济大失衡依然严峻,人口快速增长时而国民收入不能保证社会的消费;市场、价格、财政和货币的不
稳定性,劳动人民的生活仍面临着许多困难”(第五届全国代表大会上越南共产党中央委员会的报告)
提出以上背景为了能够看出越南国家在消除饥饿和减少贫困进程面临着许多挑战和困难,同时在紧急和困难情况下需要解决社会上所带来的众多问题。也在此背景下,才能够看到越南人民在面临敌人,特别是贫困敌人的自强不息精神。
改革开放起始于1986年,当从客观角度上评估国家现状存在的众多限制问题,越南政府已经决定进行消除饥饿和减贫战略包含社会各阶层的人民积极参与;当然,也受到了捐助从各个机构和国际组织。这是一个过程能够确保不同对象的人民一起参与政策指定、资源分配以及接近货物及服务。
由于本文的格式限制,我们么有详细涉及到越南在消除饥饿及减少贫困过程中经过的路程和方式。然而,总的来说,这是一个经历不少艰苦延长数十年磨难挑战的一段路程。该路程的成果(站在目前的角度回顾,而实际上,该路程仍然还继续往前),越南已经取得了非常显著值得赞誉的成就。贫困情况已经大大减少-甚至,使用本国收入为人类发
展目标必须多高收入国家要好。越南经济转型的速度非常快,贫困率在世界上是最快的速度下降之一。出口增长率高于发展中国家平均的两倍;在10年内,越南以将总GDP提升两倍。
21世纪初,越南将继续设定目标和措直到2005年的施落实减贫和就业计划,其中明确减少全国的贫困率低于10%的目标,平均每年减少从1.5至2%(约28至30万/户/年);不让再长期饥饿发生。对于高贫困率,缺乏可持续性的一些地区,如北部山区和中部高地已集中资源来解决。贫困乡村已有必要的基础设施(小水利工程,学校,医疗,公路,通电,通水.....)。这是造势摆脱贫困的基础。
为了能够实现该目标(与该目标同行),就业问题将被提出,年度目标以创造就业机会为1.4至1.5万人,降低城镇失业率低于5.4%,并在2005年增加使用的农村地区工作时间的比例为80%。从上述目标,越南集中提供和实施具体的解决方案如为落后区域重点建设的基础设施,支持土地和生产资料;落实支持贫困家庭住房和土地的政策;在特定区域建设减少贫困模型;多样化和有效利用资源以消除饥饿和减少贫困....
对于就业领域,越南政府继续建议增加就业扶持资金,注重于快速城市化的区域,以减少对劳动力和就业压力;加快经济结构及劳动力结构调整趋向于减少劳动比率在农村地区;扩展农村的手工艺行业和中小型企业;特别是修订和颁发一些政策促进出口劳动者和专家。建设乡村举办和支持贫困者出口劳动的试点模型。
凭着高决心和强烈的投入,在越南的消除饥饿及减少贫困问题日益取得显着成效。2005年底,越南政府总结“国家减少贫困政策”第一阶段的实施(从1998年至2005年)已经显示出令人鼓舞的结果。
自1998年以来,越南的贫困家庭的比例占全国总户的58%,直到2004年12月至6月份下降0.9%(根据旧标准,人均收入低于100,000越南盾/人/户为饥饿户而人均收入低于16万越南盾/人/户为贫困户)。
而与此计划的目标相比,已经超过了0.1%并提前01年(该计划的目标是直到2005年12月降低为10%)。从2005年底至今,尽管根据新标准(人均收入低于200,000越南盾/人/户是饥饿户和人均收入低于28万越南盾/人/户为贫困户),但贫困家庭的数量仍然只停止在12%。
不是偶然而在联合国的越南发展报告中已指出:在越南的减贫成就是经济发展事业中最成功的故事之一。在15年内(从2000至2015年),大约有4300万人脱贫在越南。2002年,贫困率从29%下降到2014年只有8.4%。特别是近年来,在越南的贫困率已经从2010年的14.2%到2015年下降到小于5%。近日,在联合国可持续发展上鼎会议上,越南的副总理,外交部部长范平明部长曾表示,在过去的15年里,越南已经完成了千年发展目标的90%左右,其中,三个目标提前完成为减少贫困,普及初等教育和性别平等。能够取得这样的成果是来自多个资源调配同步支持解决方案,尤其是减贫计划紧接于重点限制再贫比率以及注重少数民族偏远
 
地区的贫困家庭。以上数字的自身已体现出越南自强努力在上升路程,战胜贫困重新建设自己的生活。回顾此过程,我们可以得出在消除饥饿和减少该国贫困的一些经验如下:
首先,需要宣传和普及以加强社会对贫困问题的理解并且消除饥饿和减贫的关键任务和紧迫性。从而全国能够达成一致性-在党与各级党委、政府机构的领导下,群众一起联手执行此任务。需要传播到所有的人,各行各业,各个层次和部门能够了解所有经济社会成分对于实施消除饥饿及减少贫困过程的迫切长期性和作用。从对消除饥饿和减贫的重要性的正确认识,我们才能决心集中优先所有资源及政策机制为减贫计划,并把它作为国家经济-社会发展战略的重要组成部分.
其次,需要调动一切资源的综合实力来进行消除饥饿和减贫的计划。消除饥饿和减贫是一个充满挑战和艰难的长期的过程。困难是从许多客观和主观因素而我们必正确意识到“一支树不能成山”;需要成功却不能期待一个虚幻的“神奇弹性”,如果此过程本身主体不长期持久努力。更具体地说,为了能够成功地消除饥饿,减少贫困,越南国家需要确定管理作用,创造必要条件和前提以调节和定向此过程。此外,全人民本身是开展这项工作的主力军。当然,在实施的过程中,联合国的发展合作伙伴以及兄弟邻居国家的积极支持,始终鼓励起了重要的作用。越南接收所有来自全世界各地情感无忧无虑地帮助基于越南政府主动的协调和管理。
第三,消除饥饿及减少贫困过程同时需要意识和行动这两种关于一个国家坚持与世界的知识,共同发展标准的条件及主观看法。这方面的经验将帮助越南实施的消除饥饿和减贫旅程一直是在自己脚上和随着时代的科学迹象结合起来。
具体来说,越南消除饥饿和减贫过程总是与社会发展由联合国发起的指标参考和比较,(例如:人文发展指数(Human Development Index-HDI)被认为是最重要的。随着 HDI,还有其他的指标来评估每
个国家的发展及性质,如:人力资源发展指数 (Human Resource Development Index-HRDI);衡量妇女在决策权社会问题的参与指数 (Gender Empovverment Measure-GEM)...; 从而能够确定消除饥饿和减
贫适合的系统性能标准。始终跟随以上提出联合国标准的指数导致越南消除饥饿和减贫过程一直找出“个体”和“共同”的协调-从而此过程
又能够保证经济发展水平既收入增长且关注物质生活和精神品质。作为一个公共权力机构,国家明确地表示控制所有资源,可以直接和间接、眼前或长期、各面和全面的支持穷人, 以确保低和高级别之间合理的距离,以创建和维护社会公平。借助于国家特有资源及条件出发结合于世界角度看法,越南才可以大胆地策划国家的重要政策。此为国家发展政策结合于农村农业发展政策以能够基本改变农村(是绝大部分贫困户生活的地方)在生活经济社会的新面目。越南的主要项目如基础设施建设,生产用地的投资,拆除临时住房,建立社区中心,人口布局规划,在特殊困难的乡镇经济社会发展,对某些商品补贴价格和运费...已体现出国家特有条件紧接于世界标准,以确保民族与时代协调的开展。
第四,需要对消除饥饿和减贫的主体有善心、爱心和客观、真实的态度,就是贫困者自己。消除饥饿和减贫过程实施有效如果社会能够关心穷人,同时,贫困者也需要照顾自己和上升的意识。
越南是一个国家显著着爱国主义和各民族之间的团结精神。“同胞”的概念,“同母鸡的蛋”和民谣的“互相爱护”等已体现出相互支持互爱的理念,成为一直以来的生活态度。面临着减贫战争,此人文哲理越显亮并体现出越南共产党一直的观点关于信赖,“互爱,尊重,协助共同发展”。从该精神起发,各个重点项目以及大政策已体现帮助贫困着脱离困难的效果。然而,需要正确的坦白意识(甚至批评)一部分穷人没有意识克服困难。仍然存在一些被动分子,依赖于国家而却不主动生产劳动。该实施让我们吸取深刻的经验是需要动员穷人本身也需要自强。也就是说,在与贫困战争时,国家和社会仅能够支持、在各方面上提供条件而不能够改变局面、不是单纯救济和供应。重要的因素是贫困者发挥自己的积极精神,主动自强帮助自己摆脱贫困。在越南,关于此方面已有实施的方针名言为“给钓鱼竿好过于给鱼”,意思是越南国家对于消除饥饿及减贫工作以具体政策(如:拆除临时住房;清洁水;分配居民及生产土地;建设基础建设电-路-校-站....等),通过资源(国
家基金,各类基金...),通过法律机制....此外,还有技术转让和指导业务经验,提供信息,创造产品销售市场,即“给钓鱼竿”和“教钓鱼方法”.....结合于减贫通过生产为基础而不是保护替代。这也是从古代教导和各代传来的教育经验和精神,为“要做
才有吃”。贫困者、户、地区的主动创新精神不仅能够创造减贫工作可持续性而且对于吸收资源具体为国际组织如WB, ECOSOC (联合
国的经济社会委员会)和其他非政府组织投入的资源起了很大的作用。
这也是创造公共社会信心以及贫困者努力上升承诺的经验,以能够把越南消除饥饿和减贫事业走向成功。2014年,越南属于18个国家之一被联合国粮食与农业组织(FAO)给予关于消除饥饿及减贫的优异奖以及提前完成千年目标的认证。这已证明了越国的路径是合理的。然而,减少贫困的路程以及完成自己为了能够“与世界五大洲强国国相比”还在面前。但我们能够相信,以正确的路线和决心,越南国家将坚定地实现自己的目标。因为越南人民始终耐苦耐劳,自强不息。


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn