Trang nhất » Tọa đàm » Trường CT HC SaVanNaKhet Lào » 2016


KẾT QUẢ CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

Chủ nhật - 09/07/2017 22:00
TS.Trần Ngọc Sơn
Vùng Duyên hải miền Trung gồm 05 tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và 04 tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Vùng có vị trí chiến lược, nằm ở trung độ của đất nước trên các trục giao thông Bắc - Nam quan trọng về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đây chính là cửa ngõ ra biển Đông của các quốc gia tiểu vùng sông Mekong mở rộng theo Hành lang kinh tế Đông – Tây đi từ Myanmar qua các nước Thái Lan, Lào và kết thúc tại cảng Đà Nẵng. Vùng rất gần các tuyến hàng hải, vận tải biển quốc tế, kết nối với ASEAN và các quốc gia Đông Bắc Á. Toàn Vùng có 06 sân bay (trong đó 04 cảng hàng không quốc tế với sân bay Đà Nẵng lớn thứ ba của Việt Nam), 08 cảng biển nước sâu, 01 khu công nghệ cao Đà Nẵng (cả nước có 03 khu), 06 khu kinh tế ven biển trọng điểm và khoảng 50 khu công nghiệp phát triển các ngành lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô, đóng tàu, chế biến nông lâm thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, Công nghệ thông tin, dệt may và da giày…Nơi đây có các thành phố lớn như Đà Nẵng (trung tâm phát triển của Vùng), Huế, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết…cùng chuỗi đô thị ven biển (Chân Mây, Hội An, Vạn Tường, Tuy Hòa…) đang hình thành và phát triển nhanh. Trên địa bàn có 04 Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam). Vùng có nhiều vịnh và bãi tắm đẹp như biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes (Hoa Kỳ) bình chọn là một trong 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Các địa phương đang tập trung mọi nguồn lực để sớm hoàn thành “cung đường ven biển” dài hơn 500km kết nối các tỉnh, thành của Vùng. Đây chính là những lợi thế lớn để thúc đẩy phát triển các ngành du lịch - dịch vụ, đầu tư kinh doanh các khu nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tầm cỡ quốc tế. Tăng trưởng GDP của Vùng giai đoạn 2007 – 2012 đạt khoảng 12%/năm (riêng năm 2014 đạt gần 10%), cao hơn mức bình quân của cả nước (6%). GDP bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng (2012), tăng bình quân mỗi năm trên 20% (kể từ năm 2007). Với những lợi thế về địa - kinh tế như trên cộng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và lao động với chi phí thấp, Vùng Duyên hải miền Trung giữ vai trò như là một hành lang thương mại quan trọng nằm giữa 02 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, kết nối với khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Địa bàn này cũng chính là nơi tập trung nhất về tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khoá X). Tuy vậy, so với hai đầu của đất nước, đến nay tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Vùng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Trong bối cảnh đó, bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng công tác xúc tiến đầu tư và thu hút FDI của Vùng thời gian qua, qua đó nêu một số khuyến nghị cho giai đoạn 2016 – 2020.
Về  thực trạng xúc tiến đầu tư  và thu hút FDI vào vùng Duyên hải miền Trung thời gian qua: Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến đầu tư đã được chính quyền các tỉnh thành vùng Duyên hải miền Trung coi trọng, triển khai với nhiều chương trình và phương thức khác nhau nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là FDI) theo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Để hỗ trợ và thúc đẩy các địa phương vùng Duyên hải miền Trung (trong đó các cơ quan chuyên môn liên quan trực tiếp là các Sở Kế hoạch-đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Ban quản lý các Khu Kinh Tế/Khu Công Nghiệp...) trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các chương trình, hội thảo xúc tiến đầu tư quy mô cấp vùng, chương trình xúc tiến đầu tư cấp Quốc gia.v.v…, Đặc biệt, Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung và Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung đã được thành lập và hoạt động từ năm 2011 thể hiện qua việc ký kết “Biên bản cam kết Liên kết phát triển các tỉnh Duyên hải miền Trung” với sự đồng thuận cao của Lãnh đạo các địa phương. Trong biên bản này đã đề cập nội dung về “phối hợp xúc tiến đầu tư” và “cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh” cho toàn Vùng. Kể từ đó, Ban Điều phối vùng đã xây dựng cổng website của Vùng (http://www.vietccr.vn) và tổ chức các sự kiện thường niên về thúc đẩy “liên kết Vùng” trong phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…Đặc biệt, “Hội nghị xúc tiến đầu tư  vùng Duyên hải miền Trung năm 2013” đã được tổ chức thành công với sự tham dự của tất cả 09 tỉnh thành, Lãnh đạo nhiều Bộ, ngành Trung ương và hơn 600 lượt khách (200 khách quốc tế và 16 đoàn doanh nghiệp nước ngoài) là minh chứng về sự cần thiết phải tăng cường “liên kết vùng trong hoạt động xúc tiến đầu tư ” nhằm tạo “sức mạnh chung” trong thu hút FDI cũng như tiết kiệm ngân sách và đem lại hiệu quả cho từng địa phương cũng như toàn Vùng. Lũy kế đến tháng 9/2015, Vùng Duyên hải miền Trung thu hút được 987 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 29,2 tỷ USD, chiếm 5% số dự án và 10,8% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước. Dẫn đầu Vùng hiện nay về thu hút FDI là tỉnh Quảng Nam với hơn 5,3 tỷ USD vốn đăng ký. Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Phú Yên (hơn 4,9 tỷ USD) và thứ 3 là tỉnh Quảng Ngãi (gần 4,1 tỷ USD). Đà Nẵng hiện dẫn đầu Vùng về số dự án (chiếm hơn 1/3 tổng số dự án của cả Vùng) nhưng do phần lớn là những dự án quy mô vốn vừa và nhỏ của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc…nên thành phố được xem là “hạt nhân”, động lực phát triển của Vùng chỉ đứng ở vị trí thứ 4 về lượng vốn FDI đăng ký.
Hiện nay vốn FDI đăng ký vào Vùng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, du lịch và dịch vụ (dọc theo “cung đường ven biển” dài hơn 500km); các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến, chế tạo…Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và các ngành khác thu hút FDI còn hạn chế. Vẫn chưa có nhiều công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Như vậy, kết quả thu hút FDI của Vùng Duyên hải miền Trung như trên là còn khiêm tốn so với các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc, phía Nam và chưa tương xứng với các nguồn lực và lợi thế sẵn có của Vùng.
Thực tế cho thấy sự phối hợp, liên kết vùng trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa 09 tỉnh thành Vùng Duyên hải miền Trung thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên còn một số tồn tại cần được khắc phục và hoàn thiện tốt hơn. Cụ thể như việc triển khai các nội dung “liên kết” vẫn chủ yếu tập trung vào tổ chức các hội nghị, trao đổi thông tin và chia sẽ giải pháp, kinh nghiệm, chưa có nhiều chương trình và hoạt động đi vào chiều sâu và cụ thể hơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đầu mối xúc tiến đầu tư của các địa phương trong Vùng có lúc còn rời rạc, thiếu sự thống nhất. Công tác phối hợp giữa các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài đôi khi còn thiếu đồng bộ, cần cải thiện theo hướng tăng tính “hợp tác” giữa các tỉnh có lợi thế tương đồng để tổ chức thành một đoàn chung có sự tham dự, chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 Một số định hướng và giải pháp giai đoạn 2016 – 2020 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành vào cuối năm 2015 và Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết trong tương lai gần là các sự kiện có tác động tích cực đối với hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, dự kiến sẽ tạo “cú huých” thúc đẩy các làn sóng FDI tiềm năng mới vào Vùng Duyên hải miền Trung. Do vậy, để đón đầu cơ hội nhằm đẩy mạnh thu hút FDI và mang lại sự thịnh vượng cho Vùng, giai đoạn 2016 - 2020 cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể sau đây:
          Một là, các địa phương vùng Duyên hải miền Trung cần hoàn thiện chính sách thu hút FDI theo hướng hội nhập quốc tế và khu vực để tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Vùng.
Hai là, tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông theo các chương trình trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chú trọng nguồn vốn xã hội hóa và kêu gọi các doanh nghiệp FDI, tập đoàn lớn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo các hình thức BOT, BTO, BT, PPP...
Ba là, thực hiện tốt và có chiều sâu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với tầm nhìn dài hạn trên cơ sở “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020” của Thủ tướng Chính phủ. Các chương trình hành động về đào tạo nghề cần có sự liên kết, phù hợp với yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp FDI đào tạo lao động ngay tại doanh nghiệp.
Bốn là, các địa phương vùng Duyên hải miền Trung nên chú trọng thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực Vùng có lợi thế so sánh: thương mại - dịch vụ, du lịch, bất động sản, giáo dục và y tế chất lượng cao, chế biến nông lâm thủy sản...; đồng thời cần định hướng thu hút FDI vào các lĩnh vực công và nông nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp phụ trợ, sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của Vùng.
Năm là, cần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư , đảm bảo yếu tố liên kết vùng, có sự điều phối chung thống nhất của Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về mặt nội dung, thời gian và địa điểm theo Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 14/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo sức mạnh thu hút FDI tổng thể cho toàn Vùng. Tăng cường kết nối với các đại diện xúc tiến đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận xúc tiến đầu tư  theo từng nhà đầu tư và dự án cụ thể, tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư chung gồm các Bộ ngành và một số địa phương đến những quốc gia đối tác chủ lực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...Về lâu dài cần xây dựng một chiến lược xúc tiến đầu tư  tổng thể, thống nhất cho Vùng Duyên hải miền Trung với tầm nhìn dài hạn (trong đó có định hướng cho từng thời kỳ).
Sáu là, các địa phương cần coi trọng hoạt động “ xúc tiến đầu tư tại chỗ”, đặc biệt là tổ chức đối thoại, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI hiện hữu giải quyết những khó khăn, vướng mắc, triển khai dự án có hiệu quả để chính họ là hình ảnh tốt để marketing thu hút nhà đầu tư mới. Cổng thông tin website của các cơ quan đầu mối  xúc tiến đầu tư  từ Trung ương đến các địa phương trong Vùng cần tiếp tục bổ sung, nâng cấp để đạt tính chuyên nghiệp, hiệu quả hơn với nhiều ngôn ngữ như Anh, Hoa, Nhật, Hàn...
Những gợi ý trên có thể giúp cho các địa phương thuộc Vùng Duyên hải  miền Trung  có những định hướng phát triển trong thời gian tới.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nội dung bài viết được tham khảo từ Báo cáo tổng kết  những năm gần đây của các Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, các Trung tâm xúc tiến đầu tư  ở các địa phương thuộc Vùng Duyên hải miền Trung và cổng website của Vùng (http://www.vietccr.vn- Cơ sở dữ liệu vùng Duyên hải miền Trung).

------------------------------------------------------------------------------

ຜົນງານຂອງວຽກງານການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດການດຶງດູດການລົງທືນຈາກຕ່າງ ປະເທດເຂົ້າສູ່ເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງໃນໄລຍະຜ່ານມາ ແລະ ບາງບັນ ຫາທີ່ໄດ້ວາງອອກໃນປັດຈຸບັນນີ້
           ປະລິນຍາຕີ ເຈີ່ນ ຫງອກ ເຊີນ

 
ເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງ ມີທັງໝົດ 05 ແຂວງ ແລະ ນະຄອນ ທີ່ເປັນເຂດ ເສດຖະກິດທີ່ຈຸດສູນ ຂອງພາກກາງ ( ເທື່ອທຽນເຮວ, ດ່ານັ້ງ, ກ້ວາງນາມ, ກ້ວາງຫງາຍ, ບີ່ງດິງ) ແລະ 04 ແຂວງ, ນະຄອນ ເຂດແຖບທະເລທິດໃຕ້ຂອງພາກກາງ ( ຟູ໋ອຽນ, ແຂງຮ່ວາ, ນີງຖວນ, ບີ່ງຖວນ). ເຂດນີ້ແມ່ນປະຕູໂຂງທີ່ຍຸດທະສາດ,ເຊິ່ງນອນຍູ່ໃນ ພາກກາງຂອງປະເທດທີ່ມີບັນດາ ສາຍທາງການຄົມມະນາຄົມ ເໜືອ - ໃຕ້ ທີ່ສຳຄັນຄື໊: ສາຍທາງບົກ, ສາຍທາງລົດໄຝ, ສາຍທາງເດີນທະເລ ແລະ ສາຍການບິນ ຊິ່ງອຳນວຍຄວາມ  ສະດວກໃຫ້ແກ່ບັນດາ ປະເທດເຂດແມ່ນໍ້າຂອງໄປອອກສູ່ທະເລຕາເວັນອອກແລະເປີດ ກ້ວາງຕາມແລວ ເສດຖະກິດຕາເວັນອອກ - ຕາເວັນ ຕົກ ແຕ່ ມຽນມ້າ ຜ່ານ ປະເທດໄທ, ລາວ ແລະ ສິ້ນສຸດຢູ່ທ່າເຮືອດ່ານັ້ງ.
ເຂດນີ້້ໃກ້ກັບບັນດາສາຍທາງເດີນທະເລ ແລະ ເຊື່່ອມຕໍ່ກັບ ອາຊຽນ ແລະ ບັນດາປະເທດເຂດຕາເວັນອອກສຽງເໜືອຂອງອາຊີ. ໃນເຂດມີ ເດີ່ນບິນ 01 ແຫ່ງ (ໃນນັ້ນມີເດີ່ນບິນສາກົນ 04 ແຫ່ງດ້ວຍເດີ່ນບິນ ສາກົນດ່ານັ້ງ ເປັນເດີ່ນບິນໃຫຍ່ທີ 3 ຂອງຫວຽດນາມ), ມີທ່າເຮຶອນໍ້າເລິກ 08 ແຫ່ງ, ມີ ເຂດເຕັກໂນໂລຊີສູງ ດ່ານັ້ງ 01 ແຫ່ງ(ໃນທົ່ວປະເທດ ມີເຂດເຕັກໂນໂລຊີ ສູງ 03 ແຫ່ງ) ມີເຂດເສດຖະກິດແຄມທະເລ ທີ່ຈຸດສຸມ 06 ແຫ່ງ ແລະ ມີເຂດເສດຖະກິດ 50 ແຫ່ງ ພັດທະນາດ ການກັ່ນຕອງນໍ້າມັນ, ພະລັງງານ, ການປະກອບລົດຍົນ, ຕ່ອເຮຶອ, ປຸງແຕ່ງກະສີກໍາ, ເຄຶ່ອງປ່າໄມ້ ແລະ ເຄຶ່ອງທະເລ, ເຄມີສາດ, ວັດຖຸກໍ່ສ້າງ, ການຂຸດຄົ້ນ ບໍ່ແຮ່, ເຕັກໂນໂລຊີສຶ່ສານ,ການຕັດ ຫຍິບແລະ ເກີບຫນັງ... ຢູ່ໃນເຂດນີ້ ຍັງມີຕົວເມຶອງໃຫຍ່ຄຶ ດ່ານັ້ງ(ເປັນໃຈກາງພັດທະນາ ຂອງເຂດ), ເຮ້ວ, ຍາຈາງ, ກິວເຍິນ, ຟານທຽດ... ພ້ອມດ້ວຍແຖບຕົວເມຶອງ ແຄມທະເລ (ເຈິ້ນເມິຍ, ໂຮ້ຍອານ, ວ້ານເຕຶ່ອງ, ຕຸຍຮວາ...) ກໍາລັງເປັນມາ ແລະ ພັດທະນາຢ່າງໄວ. ໃນເຂດນີ້ ມີ 04 ສະຖານທີ່ມໍລະດົກດ້ານວັດທະນະ ທຳແຫ່ງໂລກທີ່ໄດ້ຮັບການຍອມ ຮັບຈາກ UNESCO ເປັນສະຖານທີ່ຂຸດຮວບຮ່ວມບັ້ນດາ ຮ່ອງຮອຍປະຫວັດສາດ ແລະ ເພັງລາດຊະວັງ ເຮ້ວ (ແຂວງເທຶ່ອທຽນເຮ້ວ)ຕົວເມຶອງ ໂບຮານ ໂຮ້ຍອານ ແລະສະຖານທີ່ ຂຸດຮວບຮ່ວມບັ້ນດາຮ່ອງຮອຍປະຫວັດສາດ ມີ້ເຊິນ (ແຂວງກວາງນາມ). ເຂດມີອ່າວທະເລ ຫລາຍແຫ່ງ ແລະ ບ່ອນອາບນໍ້າ ຄຶດ່ານັ້ງຊຶ່ງ ໄດ້ຮັບ ການຄັດເລືອກຈາກ ວາລະສານ ຟໍເບິສ Forbes (ສະຫະລັດ) ເປັນຫນຶ່ງໃນ 06 ບ່ອນອາບນໍ້າສວຍງາມທີ່ສຸດ ໃນໂລກ.ບັນດາທ້ອງຖິ່ນກຳລັງສຸຸມໃສ່ທຸກກຳລັງແຮງເພຶ່ອ ສຳເຫລັດເສັ້ນທາງແຄມທະເລມີຄວາມຍາວ 500ກິ ໂລແມັດ ຢ່າງວ່ອງໄວຊຶ່ງເຊື່ອມຍົງ ບັນດາ ແຂວງໃນເຂດ.ນີ້ແມ່ນບັນດາ ທ່າດີອັນໃຫຍ່ຫລວງເພື່ອຊຸກຍູ້ການພັດທະນາ ບັນດາຂະແໜງທ່ອງທ່ຽວ - ບໍລິການ, ການລົງທຶນທຸລະກິດໃນເຂດຜັກຜ່ອນບຳລຸງ, ເຂດບັນເທິງຂັ້ນ ສູງໄດ້ຮັບມາດຕະຖານສາກົນ. ການເຕີບໃຫຍ່ຂະຫຍາຍຕົວທາງດ້ານ GDP ຂອງເຂດ ໃນໄລຍະປີ 2007 – 2012 ບັນລຸປະມານ 12%/ປີ (ປີ 2014 ບັນລຸ 10%), ສູງກ່ວາ ລະດັບກາງຂອງທົ່ວປະເທດ (6%). GDP ຫົວໜ່ວຍ ຕໍ່ຕຄົນ ບັນລຸ 30 ລ້ານ VND (2007). ທ່າໄດ້ປຽບດ້ານພູມສາດ ແລະ ເສດຖະກິດດັ່ງກ່າວພ້ອມດ້ວຍແຫ ລ່ງຊັບພະຍາກອນທຳມະຊາດທີ່ອຸດົມ ສົມບຸນ ແລະ ຄ່າຈ້າງແຮ່ງງານ ຕ່ຳຫັ້ນເຊິ່ງເຂດ ແຄມທະເລພາກກາງ ຖືບົດ ບາດທີ່ສຳຄັນນອນຢູ່ລະຫວ່າງ ເຂດເສດຖະກິດຈຸດສູນ ພາກໃຕ້ ແລະ ພາກເໜືອ ແລະ ເຊື່ອມຕໍ່ກັບ ເຂດແມ່ນໍ້່າຂອງເປີດກ້ວາງ, ພາກຕາ ເວັນອອກ ແລະ ພາກເໜືອຂອງອາຊີ ແລະ ອາຊຽນ.ບົນຈິດໃຈມະຕິ ກອງປະຊຸມສູນກາງ 4 (ສະໄໝ X) ໄດ້ເນ້ມວ່າ ເຂດດັ່ງກ່າວເປັນແຫ່ງ ທີ່ມີຄວາມສາມາດບົ່ມສ້ອນ ແລະ ທ່າແຮງດ້ານເສດຖະກິດ ທາງທະເລ. ເຖິງຢ່າງນັ້ນກໍຕາມ, ປຽບກັບສອງສົ້ນຂອງປະ ເທດ, ມາຮອດປະຈຸບັນນີ້ ສະພາບການພັດທະນາເສດຖະກິດ - ສັງຄົມ, ໂດຍສະເພາະ ແມ່ນການດຶງ ດູດ ການລົງທຶນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ຂອງເຂດຍັງບໍ່ທັນຫລາຍ,ຍັງ ບໍ່ທັນ ສົມ ກັບການບົ່ມຊ້ອມ ແລະ ທ່າດີທີ່ຍັງມີ.
            ໃນສະພາບນັ້ນ, ບົດລາຍງານນີ້ ພຽງແຕ່ວິໃຈ, ຕີລາຄາສະພາບການ ຕົວຈິງຂອງ ວຽກງານສົ່ງເສິມການລົງທຶນ ແລະ ການດຶງດູດການລົງທຶນ ໂດຍກົງ ຈາກຕ່າງປະເທດ ຂອງເຂດໃນເວລາທີ່ຜ່ານມາ, ຜ່ານນັ້ນຈຶ່ງສະ ເໜີແນະນານາ ປະການສຳລັບໄລຍະປີ 2016 – 2020.
            ສະພາບການຕົວຈິງ ຂອງສົ່ງເສິມການລົງທຶນ ແລະ ການດຶງດູດ ການລົງທຶນໂດ ຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດ ເຂົ້າມາໃນເຂດແຖບທະເລພາກ ການໃນ ເວລາທີ່່ຜານມາ: ໃນຊຸມປີທີ່ຜ່ານມາ, ກິດຈະການສົ່ງເສີມການ ລົງທຶນທີ່ໄດ້ຮັບ ຄວາມເອົາໃຈໃສ່ຈາກ ອຳນາດການປົກຄອງ ບັນດາ ແຂວງ ແລະ ນະຄອນ ໃນເຂດແຖບທະເລພາກກາງໃນ ການຜັນຂະຫຍາຍດ້ວຍ ຫລາຍໂຄງການ ແລະ ຮູບການຕ່າງຫາກກັນເພື່ອຊຸກຍູ້ການ ດຶງດູດ ແຫລ່ງທຶນທີ່ລົງທຶນເຂົ້າໃນເຂດ ໂດຍສະເພາະແມ່ນການລົງທຶນໂດຍກົງ ຈາກ ຕ່າງປະເທດ ຕາມບັນດາຄາດຫມາຍ ການພັດທະນາເສດຖະກິດ - ສັງຄົມທີ່ວາງໄວ້ໃນ ທຸກປີ. ເພື່ອຊ່ວຍເຫລືອ ແລະ ຊຸກຍູ້ບັນດາທ້ອງຖິ່ນ ໃນເຂດແຖບທະເລພາກກາງ (ໃນນັ້ນບັນດາອົງການ ມີວິຊາການທີ່່ກ່ຽວຂ້ອງ ຊຶ່ງໂດຍກົງ ແມ່ນບັນດາພະແນກ ແຜນການ - ລົງທຶນ, ສູນສົ່ງ ເສີມການລົງທຶນ, ຄະນະຄຸ້ມຄອງບັນດາເຂດເສດຖະ ກິດ/ເຂດອຸດສະຫະ ກຳ...) ໃນວຽກງານສ້າງແຜນການ, ປະຕິບັດການເຄື່ອນໄຫວສົງ ເສີມການ ລົງທຶນ ຈາກພາຍໃນ ແລະ ຕ່າງປະເທດ, ພິເສດ ແມ່ນບັນດາໂຄງການ ສຳມະນາ ວ່າດ້ວຍການສົ່ງເສີມການລົງທຶນ ໂດຍຂອບຂະໜາດຂັ້ນ ຂອບ ເຂດ,  ໂຄງການສົ່ງເສີມການລົງທຶນຂັ້ນແຫ່ງຊາດ....ພິເສດ, ຄະນະຈັດທຳ ເຂດແຖບທະເລ ພາກກາງ ແລະ ມູນນິທິສຶກສາຄົ້ນຄ້ວາການພັດທະນາ ເຂດພາກກາງ ໄດ້ສ້າງຕັ້ງຂຶ້ນ ແລະ ເລີ່ນການເຄື່ອນໄຫວຢ່າງເປັນທາງ ການໃນ ປີ 2011 ເຊິ່ງໄດ້ສະແດງອອກຜ່ານ ການເຊັນສັນຍາ ວ່າດ້ວຍ ເອກະສານຄຳໝັ້ນສັນ ຍາຮ່ວມກັນເພື່ອການພັດທະນາບັນ ດາແຂວງຂອງເຂດແຖບທະເລພາກກາງ ເຊິ່ງ ໄດ້ຮັບການຕົກລົງເປັນເອກະພາບກັນ ຢ່າງ ສູູງ ຈາກບັນດາຜູ້ນຳ ຂັ້ນທ້ອງຖິ່ນ. ເນື້ອໃນເອກະສານເຊັ່ສັນຍາສະບັບນີ້ ໄດ້ພິຈາ ລະນາເຖິງ ການສົມທົບສົງເສີມ ການລົງທຶນ ແລະປັບປຸງສະພາບ ແວດລ້ອມແຫ່ງການ ລົງທຶນ ແລະ ຖຸລະກິດ, ຍົກສູງຄວາມສາມາດການ ແຂ່ງຂັນ ໃຫ້ແກ່ທົ່ວເຂດ. ຈາກນັ້ນ, ຄະນະຈັດທຳຈຶ່ງສ້າງ ເວັບໄຊ (http:vietccr.vn) ແລະ ຈັດຕັ້ງບັນດາເຫດການປະຈຳປີວ່າ ດ້ວຍການຊຸກຍຸ້ ຮ່ວມເຂດ ໃນການພັດທະນາຜື້ນຖານໂຄງສ້າງ, ທ່ອງທ່ຽວດ, ສຶກສາ ແຫ່ລງ ຊັບພະຍາກ່ອນມະນຸດ, ພັດທະນາບັນດາເຂດເສດຖະກິດ,ເຂອຸດ ສະຫະກຳ, ເຂດເທັກໂນໂລຢີລະດັບສູງ...ໂດຍສະເພາະ ແມ່ນ ກອງປະຊຸມ ສົ່ງເສີມການລົງທຶນ ເຂດແຄມທະເລພາກກາງ ປີ 2013 ມີທັງໝົດ 09 ແຂວງ, ນະຄອນ, ບັນດາຜູ້ແທນ ມາຈາກຫລາຍກະຊວງ, ຂະແໜງການ ຂັ້ນສູນກາງ ແລະ 600 ແຂກຖືກເຊີນ (200 ແຂກມາຈາກຕ່າງປະ ເທດ ແລະ 16 ຄະຂະວິສາຫະກິດຕ່າງປະເທດ) ໄດ້ສຳເລັດ ອັນ ຈົບງາມ ເຊິ່ງ ເປັນຫລັກຖານພະຍານຕໍ່ຄວາມຕ້ອງການເພິ່ມທະວີ ການຮ່ວມເຂດໃນ ການເຄື່ອນໄຫວສົ່ງເສີມການລົງທຶນ ເພື່ອສ້າງຄວານແຂງແຮງ ຮ່ວມກັນ ໃນການດຶງ ດູດການລົງ ຈາກ FDI ກໍຄືການປະຢັດງົບປະມານ ແລະ ນຳເອົາ ປະສິກທິຜົນໃຫ້ ແກ່ແຕ່ລະທ້ອງຖິ່ນ ແລະ ທົ່ວເຂດອີກດ້ວຍ. ມາຮອດ ເດືອນ 09/2015, ເຂດແຄມທະເລ ພາກກາງດຶງດູເໄດ້ 987 ໂຄງການ FDI ຍັງມີຜົນສັກສິດ ມີມູນຄ່າການລົງທຶນ 29,2 ຕື້USD, ກວມເອົາ 5%ບັນ ດາໂຄງການ ແລະ 10,8% ຍອດມູນຄ່າແຫລ່ງທຶນ FDI ໄດ້ລົງທະລຽນ ໃນທົ່ວປະເທດ. ໃນປະຈຸບັນນີ້ ແຂວງ ກ້ວາງນາມ ເປັນແຂວງທີ່ນໍາໜ້າ ການດຶງດູດການລົງທຶນຈາກ FDI (5,3 ຕື້ USD). ຢູ່ອັນດັບທີສອງ ແມ່ນ ແຂວງ ຟູ໋ອຽນ (4,9 ຕື້ USD) ແລະ ຢູ່ອັນດັບ ທີສາມ ແມ່ນ ແຂວງ ກ້ວາງ ຫງາຍ ( 4,1ຕື້ USD ). ປະຈຸ ບັນນີ້, ດ່ານັ້ງເປັບແຂວງມີ ຈຳນວນ ໂຄງການຫລາຍທີສຸດໃນເຂດ (ກວມເອົາ 1/3 ຈຳນວນໂຄງການທັງໝົດໃນທົ່ວ ເຂດ) ແຕ່ວ່າສ່ວນຫລາຍແມ່ນບັນດາໂຄງການຂອບ ຂະໜາດກາງ ແລະ ຂອບຂະໜາດນ້ອຍ ຂອງບັນດາວິສາຫະກິດຍີ່ປຸນ, ເກົາຫຼີ...ດັ່ງນັ້ນ, ດ່ານັ້ງ ຈຶ່ງໄດ້ ຖືວ່າ ”ແກນສານ”, ພະລັງຜັກດັນແຫ່ງການພັດທະນາຂອງເຂດ.
ປະຈຸບັນນີ້ ທຶນ ລົງທຶນໂດຍກົງຈາກຕ່າງປະເທດທີ່ໄດ້ຈົດທະບຽນເຂົ້າໃນເຂດນີ້ ເປັນຕົ້ນສຸມໃສ່ເຂົ້າບັນດາຂອບເຂດທຸລະກິດຊັບອະສັງຫະ, ທ່ອງທ່ຽວ ແລະ ບໍລິການ (ແລ່ນຕາມ ສາຍເສັ້ນທາງແຄມທະເລ ມີຄວາມຍາວ 500 ກ່ວາກິໂລແມັດ); ບັນດາ ຂະແໜງອຸດສະຫະກໍາຜະລິດ ແລະ ປຸງແຕ່ງ, ປະດິດສ້າງ… ຂອບເຂດກະສີກໍາ, ປ່າໄມ້, ສັດໃນນໍ້າ ແລະ ບັນດາຂະແຫນງການອື່ນໆທີ່ດຶງດູດການລົງທຶນໂດຍກົງ ຈາກຕ່າງ ປະເທດ ຍັງມີຄວາມຈໍາກັດ. ຍັງບໍ່ທັນມີຫລາຍບໍລິສັດໃຫຍ່, ກຸ່ມບໍລິສັດ ຫລາຍປະເທດ ມີການລົງທຶນ ເຂົ້າໃນບັນດາຂອບເຂດເຕັກໂນໂລຊີສູງ, ບໍລິການ ມີມູນຄ່າທີ່ເພີ່ມສູງ ຂຶ້ນ. ດັ່ງນັ້ນ, ຜົນການດຶງດູດການລົງທຶນໂດຍກົງຈາກຕ່າງ ປະເທດຂອງເຂດ ແຖບ ທະເລພາກກາງຄືສະເຫນີຢູ່ເທິງ ຍັງບໍ່ທັນຫລາຍ ເມື່ອປຽບກັບ ບັນດາເຂດເສດທະກິດ ທີ່ເປັນຈຸດສໍາຄັນພິເສດ ຢູ່ພາກເຫນືອ, ພາກໃຕ້ ແລະ ຍັງບໍ່ທັນ ເຫມາະສົມກັບບັນດາ ແຫລ່ງກໍາລັງແຮງ ແລະ ທ່າດີທີ່ຍັງມີຂອງເຂດນີ້.
            ຕົວຈິງໃຫ້ເຫັນວ່າ ການສົມທົບ, ການເຂົ້າຮ່ວມກັນໃນການສົ່ງເສີມລົງ ທຶນ ລະຫວ່າງ 09 ແຂວງ ເປັນເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງ ໃນເວລາທີ່່ຜ່ານ ມາ ໄດ້ເອົາ ຄືນຜົນງານທີ່ຂະຫຍັນແຂ່ງຂັນ ແຕ່ຫາກມີຄວາມຄ້ອງຄ້າງທີ່ ຕ້ອງການ ຜ່ານພົ້ນ ແລະ ເຮັດໃຫ້ດີຍິ່ງຂຶ້ນກ່ວາເກົ່າ  ເປັນຕົ້ນແມ່ນການຜັນ ຂະຫຍາຍເນື້ອໃນ ປະສານສົມທົບ ຊຶ່ງສຸມໃສ່ການຈັດຕັ້ງບັນດາກອງປະຊຸມ, ການແລກປ່ຽນຂໍ້ມູນ ແລະ ແບ່ງປັນວິທີການ ແກ້ໄຂ, ປະສົບການ, ຍັງບໍ່ທັນມີ ຫລາຍໂຄງການ ແລະ ກິດຈະກໍາທີ່ເຂົ້າລົງເລິກ ແລະ ລະອຽດກ່ວາ. ການສົມທົບ ລະຫວ່າງບັນດາອົງການ, ຫົວຫນ່ວຍງານສົ່ງເສີມການລົງທຶນ ຂອງບັນດາທ້ອງຖິ່ນ ໃນເຂດມີເວລາຍັງບໍ່ທັນ ລຽນຕິດ, ຂາດຄວາມເອກະພາບ. ວຽກງານ ສົມທົບລະຫວ່າງບັນດາທ້ອງຖິ່່ນ ໃນການສ້າງແຜນການ, ການຈັດຕັ້ງບັນດາ ຄະນະ ຫນ່ວຍງານໄປຕ່າງປະເທດ ເພື່ອການສົ່ງເສີມ ການລົງທຶນ ບາງທີຍັງມີຂາດຄ ວາມຄົບຊຸດ, ຕ້ອງມີ ການ ດັດແປງຕາມທິດເພິ່ມລັກສະນະຮ່ວມມື ລະຫວ່າງບັນ ດາແຂວງທີ່ມີທ່າດີເຫມືອນ ກັນ ເພື່ອແຕ່ງຕັ້ງເປັນຄະນະຮ່ວມ  ຊຶ່ງມີການເຂົ້າຮ່ວມ, ເປັນປະທານຂອງ ກະຊວງແຜນການ - ການລົງທຶນ.
- ບາງປະຖົມນິເທດແລະວິທີການໃນໄລຍະ  2016 – 2020
ປະຊາຄົມ ເສດຖະກິດອາຊຽນ (AEC) ສ້າງຕັ້ງຂຶ້ນຢ່າງເປັນທາງການໃນທ້າຍປີ 2015 ແລະ ສັນຍາຄູ່ຮ່ວມມືຂ້າມປາຊີຟິກ  (TPP) ຈະໄດ້ລົງລາຍເຊັນໃນອະນາຄົດ ເປັນ ບັນດາເຫັດການສົ່ງ ຜົນກະທົບທາງບ໋ວກຕໍ່ກັບວຽກງານການຊູກຍູ້ລົງທຶນ ຈາກຕ່າງ ປະເທດ, ຄາດວ່າຈະເປັນສິ່ງຜະຫລັກດັນ ຂະບວນການ FDI ສັກກະຍະພາບໃຫມ່ເຂົ້າສູ່ ຊາຍ​ຝັ່ງພາກກາງ. ດັງນັ້ນ ເພື່ອສວຍໂອກາດຊູກຍູ້ ດຶງດູດການລົງທຶນ ເອົາມາຄວາມຈະ ເລີນ ຮຸ່ງເຮືອນໃຫ້ພາກພື້ນ ໄລຍະ  2016 – 2020 ຄວນສຸມໃສ່ໃນບາງປັນຫາ ລະອຽດດັງ ຕໍ່ໄປນີ້:
            ຫນຶ່ງແມ່ນ, ບາງທ້ອງຖິ່ນໃນເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງ ຄວນສຳເລັດ ນະໂຍ ບາຍ ດຶງດູດ FDI ຕາມທິດທາງເຊື່ອມໂຍງກັບສາກົນແລະພາກພື້ນເພື່ອສ້າງ ຄວາມ ສະດວກ ທີ່ສຸດໃຫ້ກັບນັກລົງທຸນຕ່າງປະເທດໃນຂວບເຂດ.
            ສອງແມ່ນ, ສຸມໃສ່ເຕົ້າໂຮມທຸກໆແຫລ່ງລົງທຶນພັດທະທາຢ່າງຄົບຊຸດ ລະບົບພື້ນ ຖານໂຄງລ່າງ, ສຸດແມ່ນພື້ນຖານຄະມະນາຄົມ ຕາມບັນດາໂຄງການ ຫລັກ ທີ່ໄດ້ຮັບ ການອະນຸມັດຈາກທ່ານນາຍົກລັດຖະມົນຕີ. ໃຫ້ເປັນສຳຄັນ ແຫລ່ງທຶນຈາກສັງຄົມ ແລະຮຽກຮ້ອງນັກທຸລະກິກ FDI ຕ່າງໆ, ກຸ່ມບໍລິສັດໃຫຍ່ ລົງທຶນພັດທະນາພື້ນຖານໂຄງ ລ່າງ ຕາມວິທີການຕ່າງໆ ຄື: BOT, BTO, BT, PPP...
            ສາມແມ່ນ, ປະຕິບັດ ເປັນຢ່າງດີການຝຶກອົບຮົມ ແລະພັດທະນາຊັບພະຍາ ກອນ ມະນຸດຄຸນະພາບສູງ ໂດຍວິໄສທັດຍືນຍາວ ບົນພື້ນຖານ “ຍຸດທະສາດ ພັດທະນາຊັບພະ ຍາ ກອນມະນຸດຫວຽດນາມໄລຍະ 2011 – 2020 ຂອງທ່ານ ນາຍົກລັດຖະມົນຕີ. ບັນດາ ລາຍການປະຕິບັດວ່າດ້ວຍສ້າງວິຊາຊີບ ຄວນມີການ ປະສົມປະສານ, ສອດຄ່ອງກັບ ຄວາມຕ້ອງການໃນການນຳໃຊ້ ຂອງນັກທຸລະກິດ ຕ່າງໆ. ຊຸກຍູ້ ແລະຊ່ວຍເຫລືອວິສາຫະ ກິດ FDI ຝຶກອົບຮົມຜູ້ອອກແຮງງານ ໂດຍກົງຢູ່ໃນວິສາຫະກິດ.
            ສີ່ມ່, ທ້ອງຖີ່ນຕ່າງໆໃນເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງ ຄວນຈະສຸມໃສ່ ດຶງດູດການ ລົງທຶນເຂົ້າໄປໃນຂົງເຂດພາກພື້ນທີ່ມີທ່າແຮງປຽບທຽບ: ການຄ້າ -ການບໍລິ ການ, ການທ່ອງທ່ຽວ, ຊັບສົມ​ບັດ​ຄົງທີ່, ການສຶກສາ ແລະສຸຂະພາບ ຄຸນນະພາບສູງ, ການປຸງແຕ່ງກະສິກໍາ, ປ່າໄມ້ແລະ ສັດນ້ຳ.  ພ້ອມໆ​ກັນ ຄວນກຳນົດ ທິດໃນການດຶງ​ດູດ  FDI ໃນຂົງເຂດອຸດສາຫະກໍາ ແລະ ກະສິກໍາເຕັກໂນໂລຊີສູງ, ຂະແຫນງການ ອຸດສາຫະກໍາ ສະຫນັບສະຫນູນ, ຜະລິດຕະພັນເຂົ້າຮ່ວມລະບົບ ຕ່ອງໂສ້ມູນຄ່າທົ່ວໂລກ, ຜ່ານນັ້ນສົ່ງ ເສີມ ການສົ່ງມອບເຕັກໂນໂລຊີ, ແລະ ເສີມຂະຫຍາຍ ຄວາມສາມາດ ໃນການແຂ່ງຂັນ ຂອງພາກພື້ນ.
            ຫ້າແມ່ນ, ຄວນປ່ຽນໃຫມ່ ແລະຍົກສູງປະສິດທິພາບຂອງກິດຈະກໍາ ການ ສົ່ງເສີມ ການລົງທຶນ, ຮັບປະກັນປັກໃຈເຊື່ອມຕໍ່ພາກພື້ນ, ມີການ ປະສານງານ ໂດຍລວມ ຄົບວົງ ຈອນຂອງສູນກາງ (ກະຊວງແຜນການແລະ ການ ລົງທຶນ) ທາງດ້ານເນື້ອໃນ, ເວລາ ແລະ ສະຖານທີ່ ຕາມຄຳຕັດສິນໃຈສະບັບເລກທີ 03/ຂຕລ.-ນຍ. ລົງວັນທີ 14 01 2014 ນາຍົກ ລັດຖະມົນຕີລັດຖະບານ ເພື່ອສ້າງກໍາລັງແຮງ ດຶງດູດ FDI ໃຫ້ທົ່ວເຂດ.ງ ເພີ່ມທະວີການ ເຊື່ອມໂຍງກັບ ບັນດາຕັວແທນ ສົ່ງເສີມການລົງທຶນ ຂອງຫວຽດນາມຢູ່ຕ່າງປະເທດ ເພື່ອເຂົ້າເຖິງການ ສົ່ງເສີມ ການລົງທຶນ ຕາມແຕ່ລະນັກລົງທຶນ ແລະ ແຕ່ລະ ໂຄງການ ທີ່ລະອຽດ, ຈັດຕັ້ງ ຄະນະການສົ່ງເສີມການລົງທຶນຮ່ວມ ລວມມີບັນດາ ກະຊວງ ແລະ ທ້ອງຖິ່ນ ຈຳນວນຫນຶ່ງ ລວມເຖິງບັນດາປະເທດທີ່ຄູ່ຮ່ວມມືຄື ຍີ່ປຸ່ນ, ເກົາຫລີໃຕ້, ສິງຄະໂປ ໄທ... ຄວາມຍາວນານຕ້ອງການສ້າງຍຸດທະສາດ ແມ່ບົດດ້ານການສົ່ງເສີມ, ເປັນເອກະພາບໃຫ້ເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງ ດ້ວຍວິໄສທັດໄລຍະຍາວ (ໃນນັ້ນ ມີການກຳນົດທິດ ໃຫ້ແຕ່ລະສະໄຫມ).
ຫົກແມ່ນ, ບັນດາທ້ອງຖີ່ນຄວນໃຫ້ຄວາມສໍາຄັນວຽກງານ ສົ່ງເສີມການລົງ ທືນ ກົງສະຖານຖີ່ ໂດຍສະເພາະແມ່ຈັດການປຶກສາຫາລື ຊ່ວຍເຫລືອທຸລະກິດ FDI ທີ່ ມີຢູ່ແກ້ ໄຂຂໍ້ຂັດແຍ້ງ ສີ່ງອຸປະສັກ, ປັຕິບັດໂຄງການຢ່າງມີປະສິດທິຜົນ ເພື່ອໃຫ້ ພວກເຂົາເປັນ ຮູບແບບໃນການໂຄສະນາດຶງດູດການລົງທືນໃຫມ່. Website ຂອງ ບັນດາອົງການສ່ວນ ຫນ້າໃນການຊຸກຍູ້ການລົງທືນ ຈາກສູນກາງ ຫາທ້ອງຖີ່ນ ຕ່າງໆ ໃນເຂດຄວນເພີ່ມເຕີມ ຕໍ່ໄປ ຍົກລະດັບເພື່ອບັນລຸລັກສະນະວິຊາການສູງ ມີ ປະສິດທິຜົນກວ່າ ໂດຍມີຫລາຍພາ ສາຄື ພາສາອັງກິດ ພາສາຈີນ ພາສາຍີ້ປູ່ ພາສາເກົາຫລີ...
ບາງຂໍ້ສະເຫນີແນະຢູ່ເທິງອາດສາມາດຊ່ວຍໃຫ້ທ້ອງຖີ່ນຕ່າງໆໃນເຂດແຖບ ແຄມທະເລພາກກາງກໍາຫນົດທິດທາງພັດທະນາໃນເວລາທີ່ຈະມາເຖີງນີ້.
ເອກະສານອ້າງອີ່ງ
ເນື້ອໃນຂອງບົດຂຽນໄດ້ອ້າງອີ່ງຈາກບົດລາຍງານສັງລວມໃນຈັກປີທີ່ຜ່ານມາ ຂອງຄະນະຄວບຄູມບັນດາເຂດເສດຖະກິດ ເຂດອຸສາຫະກໍາ ບັນດາສູນສົ່ງເສີມ ການລົງ ທືນໃນທ້ອງຖີ່ນຕ່າງຢູ່ເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງແລະ
website(http://www.vietccr.vn-ຂໍ້ມູນຂ່າວສານເຂດແຖບແຄມທະເລພາກກາງ).