Trang nhất » Tọa đàm » Trường CT HC SaVanNaKhet Lào » 2017


HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

Thứ hai - 10/07/2017 22:40
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

          1. Vị trí vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị khu vực III

          Là một Học viện khu vực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III cũng thực hiện hai chức năng: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiên cứu khoa học lý luận. Với hai chức năng đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị khu vực III không chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy mà còn phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đóng góp vào công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên được vận dụng vào bài giảng sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, tạo hứng thú cho người học và đặc biệt sẽ góp phần củng cố vững chắc lập trường, tư tưởng chính trị, quan điểm, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Mặt khác, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học lý luận của cán bộ, giảng viên Học viện cũng góp phần tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực tế, tạo cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện các chủ trương, chính sách ở các địa phương trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Hơn nữa, là một cơ quan lý luận của Đảng, với chức năng nghiên cứu khoa học lý luận phục vụ cho sự nghiệp chính trị của Đảng – Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện cũng phải góp phần làm rõ những vấn đề lý luận mà thực tiễn đang đặt ra hiện nay như: Lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân vì dân; về vấn đề liên minh giai cấp quan hệ giai cấp hiện nay… Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện nói riêng và hệ thống trường Đảng của cả nước nói chung.

          2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Học viện III trong thời gian qua (khảo sát từ năm 2009 đến năm 2016)

          2.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Học viện III trong thời gian qua

          Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại Học viện Chính trị khu vực III đã đạt được những kết quả quan trọng.

          Về số lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Theo các Báo cáo tổng kết công tác hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị khu vực III, từ năm 2009 – 2016, cán bộ, giảng viên của Học viện đã thực hiện được 165 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó, có 5 đề tài cấp nhà nước, 26 đề tài cấp bộ, 2 đề tài thuộc Quỹ Nafoted, 132 đề tài cấp cơ sở; công bố hơn 995 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc gia; xuất bản được hơn 98 đầu sách tham khảo, chuyên khảo. Ngoài việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí quốc gia, cán bộ, giảng viên viết bài gửi đến các hội thảo do Học viện và các cơ quan khác trong nước tổ chức; viết bài sinh hoạt tọa đàm khoa học chuyên môn theo từng đơn vị mình.

          Về chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Số lượng các công trình nghiên cứu khoa học mà cán bộ, giảng viên đã thực hiện trong những năm qua là không nhỏ và đã có những đóng góp nhất định trong hoạt động giảng dạy, nghiên khoa học lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

          Thứ nhất, kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Học viện trong những năm qua đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng lý luận chính trị cho học viên.

          Thứ hai, có nhiều đề tài nghiên cứu tổng kết thực tiễn đổi mới ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong khu vực tham khảo trong việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện pháp luật ở địa phương mình.

          2.2. Những hạn chế

          Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện III cũng còn tồn tại những hạn chế.

          Thứ nhất, công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng như công tác lý luận của Đảng trong công cuộc đổi mới. Nhìn tổng thể, chất lượng nghiên cứu khoa học chưa cao, chưa có nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng vào thực tiễn.

          Thứ hai, trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cán bộ, giảng viên Học viện còn nhiều hạn chế khi tiếp cận những vấn đề mới, chưa có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu. Có ít công trình nghiên cứu mạnh dạn đề xuất ý kiến, ý tưởng trên cơ sở khoa học, nhằm tạo ra bước đột phá.

          Thứ ba, chưa có bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí quốc tế.

          2.3. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế

          Nguyên nhân của kết quả

          Kết quả đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Học viện III trong những năm qua xuất phát từ những nguyên nhân sau:

          Thứ nhất, do có sự nhận thức đúng đắn của đội ngũ cán bộ, giảng viên về việc phấn đấu thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chính trị chủ chốt là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, đa số cán bộ, giảng viên có sự nhận thức đúng đắn rằng kết quả của của hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, là tiêu chí để xét các danh hiệu thi đua hàng năm, là điều kiện cứng trong việc tham gia dự tuyển và các khóa học sau đại học: cao học, nghiên cứu sinh.

          Thứ hai, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên có sự chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III. Ban Quản lý khoa học của Học viện III đã có nhiều cố gắng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên.

          Thứ ba, việc động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học hàng năm cũng là một trong những nhân tố kích thích tinh thần nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.

          Thứ tư, lãnh đạo Học viện có sự quan tâm đến việc phối hợp giữa các đơn vị trong Học viện với các đơn vị khoa học ở trung ương và địa phương trong nghiên cứu khoa học. Sự phối hợp này đã tạo điều kiện thuận lợi, mở ra cơ hội tiếp cận đến các đề tài nghiên cứu khoa học ở các địa phương cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.

          Nguyên nhân của hạn chế

          Những hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện III trong thời gian qua xuất phát từ một số nguyên nhân.

          Một là, một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa dành nhiều thời gian và sự đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chưa kết hợp hài hoà giữa công tác giảng dạy với công tác nghiên cứu khoa học cho nên chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học chưa cao.

          Hai là, năng lực nghiên cứu khoa học và đánh giá, phân tích thực tiễn của một bộ phận cán bộ, giảng viên còn hạn chế. Trong những năm qua, số lượng công trình khoa học đặc biệt là các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí quốc gia nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào một số cán bộ, giảng viên có năng lực chuyên môn sâu. Đa số các đề tài, nhất là các đề tài cơ sở đạt loại khá vì các giải pháp mà các đề tài đưa ra còn mang tính chung chung, chưa thực sự sát và đóng góp vào giải quyết những bài toán bức bách mà thực tiễn đặt ra.

          Ba là, chế độ kinh phí của nhà nước cấp và quy định cho hoạt động nghiên cứu khoa học tuy có được nâng lên những vẫn chưa tương xứng với thời gian và năng lực trí tuệ của cán bộ, giảng viên đầu tư cho công trình nghiên cứu khoa học mà họ thực hiện. Động lực chính của việc nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở là nhằm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khi được khoa giao và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy. Trong khi đó, cơ chế và thủ tục thanh toán do Nhà nước quy định còn nhiều bất cập, đã gây ra một số cản trở trong công tác nghiên cứu khoa học.

          Bốn là, phương thức tổ chức các hình thức sinh hoạt khoa học chưa được đa dạng và hiệu quả. Nhìn chung các buổi hội thảo khoa học do Học viện tổ chức, cũng như các buổi tọa đàm khoa học do các khoa tổ chức chưa được sôi nổi, tính sinh hoạt chuyên môn, học thuật chưa cao; cán bộ, giảng viên trẻ còn e ngại, nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia vào tham luận và thảo luận.
 
          Năm là, trong liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, đơn vị khác trong khu vực và cả nước tuy có được quan tâm mở rộng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với vị trí, chức năng của một Học viện chính trị khu vực - đại diện cho một cơ quan lý luận của Đảng.

          3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị khu vực III

           3.2. Nhóm giải pháp từ phía đội ngũ cán bộ, giảng viên

          Một là, cán bộ, giảng viên cần có nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như mối quan hệ giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động giảng dạy ở một trường Đảng.

          Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên. Như trên đã chỉ ra, một bộ phận giảng viên đầu tư nhiều thời gian hơn cho hoạt động giảng dạy, chưa có sự kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, một bộ phận giảng viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với mục đích đủ điều kiện để xét thi đua hàng năm. Do vậy, chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của một bộ phận cán bộ, giảng viên Học viện trong những năm qua còn thấp.

          Hai là, cán bộ, giảng viên cần phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất và năng lực nghiên cứu khoa học.

          Để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, cán bộ, giảng viên trường Đảng phải rèn luyện tính chịu khó, khiêm tốn trong học tập, nghiên cứu; tính tự lực, độc lập, trung thực, tôn trọng lẽ phải, chân lý, chống lại sự dối trá với một ý thức trách nhiệm với Đảng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là cái đức, cái gốc quyết định nên năng lực nghiên cứu khoa học; ngược lại, năng lực nghiên cứu khoa học được khẳng định càng củng cố vững chắc những phẩm chất cần thiết của một nhà nghiên cứu khoa học.

          Ba là, trong nghiên cứu khoa học, cán bộ, giảng viên cần xác định đúng hướng nghiên cứu; tập trung vào những đề tài, chủ đề gần và sát với nội dung chuyên môn mà mình đảm trách để có những sản phẩm nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn.

          Tập trung vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề nội dung, học thuật của bộ môn khoa học mà mình đảm trách và gắn liền với việc vận dụng vào thực tiễn. Việc chọn các đề tài, hướng nghiên cứu phù hợp với chuyên môn, một mặt, giúp chúng ta làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề nội dung chuyên môn, mặt khác, thông qua đánh giá, phân tích thực tiễn một cách khoa học để khẳng định rằng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đèn pha cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và vẫn còn nguyên giá trị trong đổi mới hiện nay. Hơn nữa, từ những vấn đề thực tiễn đặt ra các bài toán về lý luận, chúng ta xác định các hướng nghiên cứu nhằm bổ sung, phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.

           Bốn là, rèn luyện các kỹ năng và phương tiện nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học.

          Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoài năng lực chuyên môn, người nghiên cứu phải có được những phương tiện hỗ trợ khác cho nghiên cứu, trong đó, đặc biệt cần thành thạo ngoại ngữ và tin học. Thành thạo ngoại ngữ là một tiêu chí cần thiết đối với một nhà nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ một sản phẩm nghiên cứu khoa học phải dựa trên những tiền đề khoa học liên quan mà các nhà khoa học khác đã nghiên cứu và xã hội hóa để phát triển lên vừa đưa ra cái mới. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải đảm bảo tính dân tộc và tính nhân loại. Hơn nữa, rất nhiều vấn đề đặt ra trong nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh vực hiện nay đều mang tính toàn cầu, do vậy để nâng cao chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học các nhà nghiên cứu cần có trình độ ngoại ngữ đủ để tham khảo, đọc được các sản phẩm nghiên cứu khoa học liên quan trên các tạp chí quốc tế và trao đổi khoa học với các nhà khoa học các nước trên thế giới. Thông thạo việc sử dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học cũng là một điều kiện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học. Công nghệ thông tin không chỉ giúp ta trong kỹ thuật trong trình bày mà còn là một phương tiện thuận lợi trong thu thập dữ liệu, thông tin trong nghiên cứu khoa học.

          3.2. Nhóm giải pháp từ phía các cơ quan quản lý khoa học

           Một là, thực hiện dân chủ rộng rãi trong hoạt động nghiên cứu khoa học đảm bảo cho tất cả các cán bộ, giảng viên được tiếp cận đến các thông tin nghiên cứu khoa học và tham gia vào mọi hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học. Thứ nhất, cần thực hành dân chủ rộng rãi trong cách thức tổ chức các buổi hội thảo tại Học viện từ tất cả các khâu: viết bài, tham luận, thảo luận, trao đổi đảm bảo cho mọi cán bộ, giảng viên đều có cơ hội viết bài, các bài tham luận phải có chất lượng cao, tăng tính thảo luận, trao đổi một cách thực sự dân chủ, thiết thực chuyên sâu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, chuyên môn, giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Thứ hai, tạo môi trường khoa học dân chủ, cởi mở tại các diễn đàn sinh hoạt khoa học để cán bộ, giảng viên, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia và trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học với các cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm.

           Hai là, việc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên phải được thực hiện một cách nghiêm túc đảm bảo công tâm, khoa học, khách quan để tạo động lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, đặc biệt là cán bộ, giảng viên trẻ.

           Ba là, cần mở các khóa học, mời các nhà khoa học kinh nghiệm, các chuyên gia bồi dưỡng, cập nhật các kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đặc biệt, hiện nay, các tiêu chí đầu vào, đầu ra trong đào tạo các chương trình sau đại học, đặc biệt là chương trình đào tạo tiến sĩ hoặc đánh giá và phong các học hàm giáo sư, phó giáo sư đã có những thay đổi. Nếu như trước đây chỉ cần các công trình nghiên cứu khoa học tầm quốc gia, bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước, thì bây giờ đòi hỏi ứng viên phải có được các bài nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp chí quốc tế. Điều này đòi hỏi cán bộ, giảng viên không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải có được các kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học mới đáp ứng được các tiêu chí đòi hỏi của các tạp chí khoa học quốc tế.

            Bốn là, củng cố và tăng cường các mối quan hệ, liên kết với các địa phương, đơn vị nghiên cứu khoa học trong trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước để tạo điều kiện và cơ hội cho cán bộ, giảng viên tiếp cận và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Được tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học với các địa phương, đơn vị trong khu vực và cả nước là môi trường thuận lợi nhất để cán bộ, giảng viên nâng cao năng lực nghiên khoa học cũng như tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

           Năm là, cần đổi mới phương thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực tế để hoạt động nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên thiết thực, hiệu quả hơn. Như trên đã phân tích, chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của một bộ phận cán bộ, giảng viên của Học viện III còn hạn chế do sự nhận thức, đánh giá thực tiễn còn hời hợt. Do chưa nắm vững được bản chất, quy luật của những vấn đề thực tiễn nên trong vận dụng lý luận lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề thực tiễn chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp, cũng như trong đánh giá, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận còn hạn chế. Do vậy, việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chuyến đi nghiên cứu thực tế ở các địa phương gắn với các vấn đề thực tiễn cụ thể, cán bộ, giảng viên có được dữ liệu khoa học từ thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học.

          Sáu là, cần đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên nhằm tạo thêm động lực trong nghiên cứu khoa học cũng như trong đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu./.

--------------------------------------------------------------


ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ
ຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III
 
ປະລິນຍາໂທ ຫງວຽນ ທິ ທູ ຈາງ
 

1. ທີ່ຕັ້ງ ພາລະບົດບົດຂອງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານສະຖາບັນ ການເມືອງເຂດ III

ເປັນສະຖາບັນເຂດທີ່ຂຶ້ນກັບ ສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ ໂຮ່ຈິນມິນ, ສະຖາບັນການເມືອງ ເຂດ III ກໍປະຕິບັດສອງບົດບາດ: ກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງດ້ານທິດສະດີການເມືອງ ແລະຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ທິດສະດີ. ໂດຍສອງພາລະບົດບາດນັ້ນ, ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ບໍ່ພຽງແຕ່ປະຕິບັດໜ້າທີ່ສິດສອນເທົ່ານັ້ນ ຫາກຍັງຕ້ອງ ປະຕິບັດໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ນຳອີກ, ປະກອບສ່ວນເຂົ້າໃນວຽກງານສັງລວມພຶດຕິກຳຕົວຈິງ, ພັດທະນາທິດສະດີ, ສະໜອງບ່ອນອີງດ້ານ ວິທະຍາສາດ ສຳລັບການກຳນົດແຜນນະໂຍບາຍ, ນະໂຍບາຍຂອງພັກ ແລະລັດຢູ່ເຂດພາກກາງ - ເຕີຍງວຽນ. ສອງໜ້າທີ່ເຫຼົ່ານີ້ມີຄວາມພົວພັນສະໜັບສະໜູນ, ປະກອບເພີ່ມເຕີມຊຶ່ງກັນ ແລະກັນ. ຜົນ ຂອງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ໄດ້ນຳໃຊ້ເຂົ້າໃນການບົດສອນ ຈະ ຍົກສູງຄຸນະພາບ ຂອງກິດຈະກຳສິດສອນ, ສ້າງຄວາມຈັບໃຈໃຫ້ແກ່ຜູ້ຮຽນ ແລະພິເສດແມ່ນຈະ ປະກອບສ່ວນປັບປຸງຢ່າງແໜ້ນແຟ້ນຫຼັກໝັ້ນ, ແນວຄິດການເມືອງ, ທັດສະນະ, ຄຸນສົມບັດ, ແບບ ແຜນການດຳລົງຊີວິດຂອງພະນັກງານ, ສະມາຊິກພັກ. ອີກດ້ານໜຶ່ງ, ຜົນຂອງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດທິດສະດີຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ໃນສະຖາບັນກໍປະກອບສ່ວນສັງລວມ, ຕີລາຄາການ ປະຕິບັດແຜນນະໂຍບາຍ, ນະໂຍບາຍຂອງພັກ ແລະລັດໃນຕົວຈິງ, ສ້າງບ່ອນອີງດ້ານວິທະຍາສາດ ສຳລັບການເຮັດສຳເລັດສົມບູນ ບັນດາແຜນນະໂຍບາຍ, ນະໂຍບາຍຢູ່ບັນດາທ້ອງຖິ່ນໃນເຂດເວົ້າ ສະເພາະ ແລະທົ່ວປະເທດເວົ້າລວມ. ຍິ່ງກວ່ານັ້ນ, ເປັນອົງການທິດສະດີໜຶ່ງຂອງພັກ, ໂດຍມີ ພາລະ ບົດບາດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດທິດສະດີ ຮັບໃຊ້ພາລະກິດການເມືອງຂອງພັກ - ເອກະລາດແຫ່ງຊາດ ຕິດພັນກັບສັງຄົມນິຍົມ, ໃນເງື່ອນໄຂປັດຈຸບັນ, ຮຽກຮ້ອງໃຫ້ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານຂອງ ສະຖາບັນ ກໍຕ້ອງປະກອບສ່ວນເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງບັນດາບັນຫາດ້ານທິດສະດີ ຊຶ່ງພຶດຕິກຳຕົວຈິງກຳລັງ ວາງອອກເຊັ່ນ: ທິດສະດີກ່ຽວກັບພື້ນຖານເສດຖະກິດຕະຫຼາດ ກຳນົດທິດສັງຄົມນິຍົມ; ທິດສະດີ ກ່ຽວ ກັບການສ້າງສາລັດອຳນາດກົດໝາຍ ສັງຄົມນິຍົມຂອງປະຊາຊົນ, ໂດຍປະຊາຊົນ ເພື່ອປະຊາຊົນ; ບັນຫາຮ່ວມສຳພັນຊົນຊັ້ນ ພົວພັນຊົນຊັ້ນປັດຈຸບັນ… ດັ່ງນັ້ນ, ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານຮັກສາບົດບາດສຳຄັນຫຼາຍ ໃນວຽກງານກໍ່ສ້າງ ແລະຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາ ສາດ ຂອງສະຖາບັນເວົ້າສະເພາະ ແລະລະບົບໂຮງຮຽນພັກຂອງທົ່ວປະເທດເວົ້າລວມ.

2. ສະພາບຂອງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ສະຖາບັນເຂດ III ໃນເວລາທີ່ຜ່ານມາ (ສຳຫຼວດແຕ່ປີ 2009 ເຖິງປີ 2016)

2.1. ຜົນຂອງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ສະຖາບັນເຂດ III ໃນເວລາທີ່ຜ່ານມາ

ໃນຊ່ວງປີທີ່ຜ່ານມາ, ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວພະນັກງານ, ສະມາຊິກ ພັກຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ໄດ້ບັນລຸບັນດາຄາດໝາຍທີ່ສຳຄັນ.
ວ່າດ້ວຍຈຳນວນບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ຕາມບັນດາບົດລາຍງານ ສະຫຼຸບວຽກ ງານກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III, ແຕ່ປີ 2009 - 2016, ພະນັກງານ, ອາຈານຂອງ ສະຖາບັນໄດ້ປະຕິບັດແລ້ວ 165 ໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໃນທຸກ ຂັ້ນ, ໃນນັ້ນມີ 5 ໂຄງການຂັ້ນແຫ່ງລັດ, 26 ໂຄງການຂັ້ນກະຊວງ, 2 ໂຄງການຂຶ້ນກັບກອງ Nafoted, 132 ໂຄງການຂັ້ນຮາກຖານ; ປະກາດຫຼາຍກວ່າ 995 ບົດໜັງສືພິມວິທະຍາສາດໃນ ບັນດາວາລະສານວິທະຍາສາດແຫ່ງຊາດ; ພິມຈຳໜ່າຍໄດ້ປື້ມທາບທາມ, ທາບທາມສະເພາະ 98 ສະບັບ. ນອກຈາກການເຂົ້າຮ່ວມບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ຂຽນບົດໜັງສືພິມວິທະຍາ ສາດທີ່ພິມໃນບັນດາວາລະສານແຫ່ງຊາດ, ພະນັກງານ, ອາຈານຂຽນບົດສົ່ງໄປຍັງບັນດາກອງປະຊຸມ ສຳທມະນາໂດຍສະຖາບັນ ແລະບັນດາອົງການຈັດຕັ້ງອື່ນໆ ພາຍໃນປະເພດຈັດຕັ້ງຂຶ້ນ; ຂຽນບົດ ດຳເນີນສຳມະນາວິທະຍາສາດດ້ານວິຊາສະເພາະ ຕາມແຕ່ລະໜ່ວຍງານຂອງຕົນ.
ວ່າດ້ວຍຄຸນະພາບ ບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ຈຳນວນບັນດາໂຄງການ ຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດ ຊຶ່ງພະນັກງານ, ອາຈານ ໄດ້ປະຕິບັດຊ່ວງປີຜ່ານມາແມ່ນບໍ່ໜ້ອຍ ແລະມີການປະກອບ ສ່ວນອັນແນ່ນອນໃນກິດຈະກຳສິດສອນ, ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດທິດສະດີລັດທິມາກ - ເລນິນ, ແນວ ຄິດໂຮ່ຈິມິນ, ແນວທາງຂອງພັກ, ນະໂຍບາຍ ແລະກົດໝາຍຂອງລັດ.
ອັນທີໜຶ່ງ, ຜົນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານໃນສະຖາບັນໃນຊ່ວງປີຜ່ານ ມາໄດ່ປະກອບສ່ວນຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳສິດສອນ, ບຳລຸງທິດສະດີ ການເມືອງໃຫ້ແກ່ນັກຮຽນ
ອັນທີສອງ, ມີຫຼາຍໂຄງການຄົ້ນຄວ້າ ສັງລວມພຶດຕິກຳຕົວຈິງການປ່ຽນແປງໃໝ່ຢູ່ເຂດພາກ ກາງ - ເຕີຍງວຽນ ໄດ້ປະກອບສ່ວນສະໜອງບ່ອນອີງ ດ້ານວິທະຍາສາດ ໃຫ້ແກ່ຄະນະພັກ, ອຳນາດການ ປົກຄອງໃນເຂດທາບທາມ ໃນການກຳນົດນະໂຍບາຍ, ການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດກົດໝາຍຢູ່ ທ້ອງຖິ່ນຂອງຕົນເອງ.

2.2. ບັນດາຂໍ້ຈຳກັດ

ຄ່ຽງຄູ່ກັບຜົນທີ່ບັນລຸໄດ້, ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ ສະຖາບັນເຂດ III ກໍມີບັນດາຂໍ້ຈຳກັດຄົງຄ້າງ.
ອັນທີໜຶ່ງ, ວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານປະກອບສ່ວນຍັງບໍ່ທັນຫຼາຍ ເຂົ້າໃນການພັດທະນາວິທະຍາສາດຂອງ ສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ ໂຮ່ຈິມິນ ກໍຄືວຽກງານທິດສະດີ ຂອງພັກໃນພາລະກິດປ່ຽນແປງໃໝ່. ສັງເກດໂດຍສັງເຂບ, ຄຸນະພາບຂອງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ບໍ່ທັນສູງ, ບໍ່ທັນມີຫຼາຍໂຄງການຄົ້ນຄວ້າທີ່ມີລັກສະນະໝູນໃຊ້ເຂົ້າໃນພຶດຕິກຳຕົວຈິງ.
ອັນທີສອງ, ໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ພະນັກງານ, ອາຈານໃນສະຖາບັນ ຍັງມີ ຄວາມຈຳກັດເມື່ອເຂົ້າເຖິງບັນດາບັນຫາໃໝ່, ບໍ່ທັນມີເງື່ອນໄຂເພື່ອຄົ້ນຄວ້າລົງເລິກ. ມີໂຄງການຄົ້ນຄວ້າ  ຈຳນວນໜ້ອຍທີ່ກ້າຫານສະເໜີແນະຄວາມຄິດເຫັນ, ຄວາມນຶກຄິດບົນພື້ນຖານວິທະຍາສາດ, ເພື່ອສ້າງ ອອກມາຄວາມໂດດຂັ້ນ.
ອັນທີສາມ, ບໍ່ທັນມີບົດໜັງສືພີມດ້ານວິທະຍາສາດ ໄດ້ພິມໃນບັນດາວາລະສານສາກົນ.

2.3. ສາເຫດຂອງຜົນສຳເລັດ ແລະຂໍ້ຈຳກັດ

ສາເຫດຂອງຜົນສຳເລັດ
ຜົນສຳເລັດທີ່ບັນລຸໄດ້ໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ສະຖາບັນ ເຂດ III ໃນຊ່ວງປີຜ່ານມາ ມັນກຳເນີດຈາກສາເຫດດັ່ງນີ້:
ອັນທີໜຶ່ງ, ຍ້ອນມີຄວາມຮັບຮູ້ຢ່າງຖືກຕ້ອງຂອງຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ ກ່ຽວກັບການ ສູ້ຊົນປະຕິບັດ 2 ໜ້າທີ່ການເມືອງຢ່າງດີ ຕົ້ນຕໍແມ່ນສິດສອນ ແລະຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ໂດຍ ສະເພາະ, ພະນັກງານ, ອາຈານສ່ວນຫຼາຍ ມີຄວາມຮັບຮູ້ຢ່າງຖືກຕ້ອງວ່າ ຜົນສຳເລັດຂອງກິດຈະກຳ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຈະປະກອບສ່ວນໂດຍກົງ ເຂົ້າໃນການຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳສິດສອນ, ເປັນຄາດໝາຍເພື່ອພິດຈາລະນາບັນດານາມມະຍົດແຂ່ງຂັນປະຈຳປີ, ເປັນເງື່ອນໄຂບັງຄັບໃນການເຂົ້າ ຮ່ວມເສັງຄັດເລືອກ ແລະບັນດາຊຸດຮຽນຫຼັງມະຫາວິທະຍາໄວ: ປະລິນຍາໂທ, ຄົ້ນຄວ້າຢູ່ຕ່າງປະເທດ.
ອັນທີສອງ, ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ ມີການຊີ້ນຳ ຢ່າງໃກ້ຊິດ ແລະສ້າງເງື່ອນໄຂຮອບດ້ານ ຈາກຄະນະອະທິການບໍດີສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ ໂຮ່ຈິມິນ ແລະຄະນະອະທິການບໍດີສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III. ຄະນະຄຸ້ມຄອງວິທະຍາສາດຂອງ ສະຖາບັນເຂດ III ມີຄວາມພະຍາຍາມຫຼາຍໃນການສ້າງເງື່ອນໄຂສະດວກ ໃຫ້ແກ່ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ.
ອັນທີສາມ, ການລະດົມກຳລັງໃຈ, ຍ້ອງຍໍສັນລະເສີນຢ່າງທັນເວລາ ສຳລັບບຸກຄົນ, ລວມໝູ່ທີ່ ຜົນງານຫຼາຍໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໃນແຕ່ລະປີ ກໍເປັນໜຶ່ງໃນບັນດາປັດໄຈກະຕຸ້ນນ້ຳໃຈ ການຄົ້ນ ຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນ.
ອັນທີສີ່, ການນຳສະຖາບັນ ມີຄວາມເອົາໃຈໃສ່ຕໍ່ການປະສານສົມທົບ ລະຫວ່າງບັນດາໜ່ວຍງານ ພາຍໃນສະຖາບັນ ກັບບັນດາໜ່ວຍງານວິທະຍາສາດຢູ່ສູນກາງ ແລະທ້ອງຖິ່ນໃນການ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາ ສາດ. ການປະສານສົມທົບເຫຼົ່ານີ້ ໄດ້ສ້າງເງື່ອນໄຂສະດວກ, ເປີດອອກມາໂອກາດເຂົ້າເຖິງບັນດາ ໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຢູ່ບັນດາທ້ອງຖິ່ນ ໃຫ້ແກ່ຖັນແຖວພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນ.
ສາເຫດຂອງຂໍ້ຈຳກັດ
ບັນດາຂໍ້ຈຳກັດໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ ສະຖາ ບັນເຂດ III ໃນເວລາທີ່ຜ່ານມາມັນເກີດຈາກບາງສາເຫດ.
ອັນທີໜຶ່ງ, ພາກສ່ວນໜຶ່ງໃນຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານໄວ້ເວລາ ແລະການລົງທຶນບໍ່ຫຼາຍ ສຳລັບຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ບໍ່ປະສົມຢ່າງກົມກຽວລະຫວ່າງວຽກງານສິດສອນ ກັບວຽກງານຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດ ດັ່ງນັ້ນຄຸນະພາບບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດບໍ່ທັນສູງ.
ອັນທີສອງ, ຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ແລະຕີລາຄາ, ວິເຄາະພຶດຕິກຳຕົວຈິງຂອງ ພະນັກງານ, ອາຈານຈຳນວນໜຶ່ງຍັງຈຳກັດ. ໃນຊ່ວງປີທີ່ຜ່ານມາ, ຈຳນວນໂຄງການວິທະຍາສາດ ໂດຍສະເພາະແມ່ນບັນດາບົດໜັງສືພິມວິທະຍາສາດ ທີ່ພິມໃນວາລະສານແຫ່ງຊາດມີຫຼາຍ ແຕ່ສ່ວນ ຫຼາຍແມ່ນສຸມໃສ່ເຂົ້າໃນພະນັກງານ, ອາຈານຈຳນວນໜຶ່ງທີ່ມີຄວາມສາມາດດ້ານວິຊາສະເພາະອັນເລິກ ເຊິ່ງ. ບັນດາໂຄງການສ່ວນໃຫຍ່, ໂດຍສະເພາະແມ່ນໂຄງການຂັ້ນຮາກຖານ ບັນລຸໄດ້ລະດັບກາງ ເພາະວ່າບັນດາວິທີແກ້ບັນຫາ ທີ່ບັນດາໂຄງການສະເໜີຍັງມີລັກສະນະລວມ, ບໍ່ທັນໃກ້ຊິດ ແລະປະ ກອບສ່ວນເຂົ້າໃນການແກ້ໄຂບັນດາບັນຫາທີ່ຮີບດ່ວນທີ່ພຶດຕິກຳຕົວຈິງວາງອອກ.
ອັນທີສາມ, ລະບອບເງິນອຸດໜູນຂອງລັດຈ່າຍໃຫ້ ແລະກຳນົດສຳລັບ ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດ ເຖິງແມ່ນວ່າໄດ້ມີການຍົກສູງຂຶ້ນກໍຕາມ ແຕ່ຍັງບໍ່ທັນແທດເໝາະກັບເວລາ ແລະຄວາມ ສາມາດ, ປັນຍາຂອງພະນັກງານ, ອາຈານທີ່ໃຊ້ສຳລັບໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ທີ່ເຂົາເຈົ້າ ປະຕິບັດ. ແຮງຈຸງໃຈຕົ້ນຕໍຂອງການຄົ້ນຄວ້າບັນດາໂຄງການວິທະຍາສາດຂັ້ນຮາກຖານ ແມ່ນເພື່ອ ປະຕິບັດສຳເລັດໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ເມື່ອໄດ້ຮັບມອບໝາຍຈາກຄະນະວິຊາ ແລະປະກອບສ່ວນ ຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳສິດສອນ. ໃນຂະນະນັ້ນ, ກົນໄກ ແລະລະບຽບການຊຳລະໂດຍລັດກຳນົດ ຍັງມີຂໍ້ຄົງຄ້າງຫຼາຍຢ່າງ, ໄດ້ສ້າງຄວາມຂັດຂວາງໃນວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ.
ອັນທີສີ່, ວິທີການຈັດຕັ້ງບັນດາຮູບແບບການດຳເນີນຊີວິດວິທະຍາສາດບໍ່ທັນຫຼາກຫຼາຍ ແລະມີ ປະສິດທິຜົນ. ໂດຍທົ່ວໄປແລ້ວ ບັນດາກອງປະຊຸມສຳມະນາວິທະຍາສາດ ຈັດຂຶ້ນໂດຍສະຖາບັນ, ກໍຄື ບັນດາການສົນທະນາວິທະຍາສາດ ຈັດຂຶ້ນໂດຍບັນດາຄະນະວິຊາ ບໍ່ທັນຟົດຟື້ນ, ການດຳລົງຊີວິດ ດ້ານວິຊາສະເພາະ, ວິຊາການສຶກສາບໍ່ສູງ; ພະນັກງານ, ອາຈານໜຸ່ມຍັງຄິດງໍ້, ຂະຍາດ, ບໍ່ກ້າຫານ ເຂົ້າຮ່ວມບັນດາບົດປະກອບຄຳເຫັນ ແລະສົນທະນາ.
ອັນທີຫ້າ, ໃນການຮ່ວມສຳພັນ, ຮ່ວມມືໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກັບບັນດາອົງການຈັດຕັ້ງ, ໜ່ວຍງານອື່ນໆ ໃນເຂດ ແລະທົ່ວປະເທດ ເຖິງແມ່ນວ່າໄດ້ຮັບເອົາໃຈໃສ່ ເປີດກວ້າງກໍຕາມ ແຕ່ ປະສິດທິຜົນບໍ່ທັນສູງ, ບໍ່ສົມກັບທີ່ຕັ້ງ, ບົດບາດຂອງສະຖາບັນການເມືອງເຂດແຫ່ງໜຶ່ງ - ຕາງໜ້າໃຫ້ ອົງການທິດສະດີແຫ່ງໜຶ່ງຂອງພັກ.

3. ບາງວິທີແກ້ ເພື່ອຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໃຫ້ແກ່ພະນັກງານ, ອາຈານ ໃນສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III

3.2. ກຸ່ມວິທີແກ້ຈາກຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ

ອັນທີໜຶ່ງ, ພະນັກງານ, ອາຈານຕ້ອງມີຄວາມຮັບຮູ້ຢ່າງຖືກຕ້ອງກ່ຽວກັບບົດບາດທີ່ສຳຄັນຂອງ ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກໍຄືສາຍພົວພັນລະຫວ່າງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດກັບກິດຈະກຳ ສິດສອນຢູ່ໃນໂຮງຮຽນພັກແຫ່ງໜຶ່ງ.
ນີ້ເປັນວິທີແກ້ທີ່ສຳຄັນ ເພື່ອຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ. ດັ່ງຄືລະບຸຢູ່ຂ້າງເທິງ, ອາຈານຈຳນວນໜຶ່ງໃຊ້ເວລາຫຼາຍກວ່າໃຫ້ແກ່ ກິດຈະກຳສິດສອນ, ບໍ່ທັນມີການປະສານຢ່າງກົມກ່ຽວລະຫວ່າງໜ້າທີ່ສິດສອນ ແລະຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ຄ່ຽງຄູ່ກັນນັ້ນ, ອາຈານຈຳນວນໜຶ່ງປະຕິບັດໜ້າທີ່ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ດ້ວຍຈຸດປະສົງເພື່ອໃຫ້ມີເງື່ອນໄຂຄົບຖ້ວນ ເພື່ອພິດຈາລະນາການແຂ່ງຂັນປະຈຳປີ. ດັ່ງນັ້ນ, ຄຸນະພາບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດຂອງ ພະນັກງານ, ອາຈານພາກສ່ວນໜຶ່ງ ໃນສະຖາບັນໃນຊ່ວງປີຜ່ານມາຍັງຕ່ຳ.
ອັນທີສອງ, ພະນັກງານ, ອາຈານຕ້ອງຫຼໍ່ຫຼອມຄຸນທາດ ແລະຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ
ເພື່ອຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ພະນັກງານ, ອາຈານພາຍໃນໂຮງຮຽນ ພັກຕ້ອງຫຼໍ່ຫຼອມນິໄສດຸໝັ່ນ, ຖ່ອມຕົວໃນການຮ່ຳຮຽນ, ຄົ້ນຄວ້າ; ການຮຽນດ້ວຍຕົນເອງ, ເອກະລາດ, ຊື່ສັດ, ນັບຖືຄວາມຖືກຕ້ອງ, ສັດຈະທຳ, ຕ້ານຄືນຄວາມຈອມປອມ ດ້ວຍສະຕິຄວາມຮັບຜິດຊອບຕໍ່ ພັກ. ໃນແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ, ອັນນີ້ເປັນຄຸນສົມບັດ, ເປັນເຄົ້າທີ່ຕັດສິນໃຈຄວາມສາມາດ ຄົ້ນຄວ້າວິທະ ຍາສາດ; ກົງກັນຂ້າມ, ຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໄດ້ຮັບຢືນຢັນ ຍິ່ງປັບປຸງຢ່າງແໜ້ນແຟ້ນ ບັນດາຄຸນສົມບັດທີ່ຈຳເປັນຂອງນັກຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຜູ້ໜຶ່ງ.
ອັນທີສາມ, ໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ພະນັກງານ, ອາຈານຕ້ອງກຳນົດທິດທາງຄົ້ນຄວ້າ ຢ່າງຖືກຕ້ອງ; ສຸມໃສ່ເຂົ້າໃນບັນດາໂຄງການ, ຫົວຂໍ້ໃກ້ ແລະເໝາະກັບເນື້ອໃນດ້ານວິຊາສະເພາະທີ່ ຕົນເອງຮັບຜິດຊອບ ເພື່ອໃຫ້ມີບັນດາ ຜະລິດຕະພັນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ລົງເລິກກວ່າ.
ສຸມໃສ່ເຂົ້າໃນການຄົ້ນຄວ້າ ເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງບັນດາບັນຫາ, ເນື້ອໃນ, ວິຊາການຄົ້ນຄວ້າຂອງ ພາກວິຊາວິທະຍາສາດ ທີ່ຕົນເອງຮັບຜິດຊອບ ແລະຕິດພັນກັບການນຳໃຊ້ເຂົ້າໃນພຶດຕິກຳຕົວຈິງ. ການຄັດເລືອກໂຄງການ, ທິດທາງການຄົ້ນຄວ້າທີ່ເໝາະສົມກັບວິຊາສະເພາະ, ດ້ານໜຶ່ງຊ່ວຍໃຫ້ເຮົາ ເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງ ແລະເລິກເຊິ່ງກວ່າ ບັນດາບັນຫາເນື້ອໃນດ້ານວິຊາສະເພາະ, ອີກດ້ານໜຶ່ງ, ໂດຍ ຜ່ານການຕີລາຄາ, ວິເຄາະພຶດຕິກຳຕົວຈິງຢ່າງເປັນວິທະຍາສາດ ເພື່ອຢືນຢັນວ່າ ລັດທິມາກ-ເລນິນ,  ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ ແລະດວງໄຟສາຍ ໃຫ້ແກ່ພາລະກິດປະຕິວັດຫວຽດນາມ  ແລະຍັງມີຄຸນຄ່າຄືເດີມ ໃນການປ່ຽນແປງໃໝ່ປັດຈຸບັນ. ຍິ່ງກວ່ານັ້ນ, ຈາກບັນດາບັນຫາຕົວຈິງທີ່ວາງອອກ, ບົດແກ່ກ່ຽວກັບ ທິດສະດີ, ພວກເຮົາກຳນົດບັນດາທິດຄົ້ນຄວ້າ ເພື່ອປະກອບເພີ່ມເຕີມ, ພັດທະນາບັນດາທັດສະນະ ຂອງ ລັດທິມາກ-ເລນິນ,  ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ ໃນເງື່ອນໄຂປັດຈຸບັນ.
ອັນທີສີ່, ຝຶກຝົນຫຼໍ່ຫຼອມບັນດາທັກສະ ແລະພາຫະນະຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໂດຍສະເພາະແມ່ນ ຄວາມຮູ້ດ້ານພາສາຕ່າງປະເທດ ແລະຄອມພິວເຕີ.
ໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ນອກຈາກຄວາມສາມາດດ້ານວິຊາສະເພາະແລ້ວ, ຜູ້ຄົ້ນ ຄວ້າຕ້ອງມີບັນດາພາຫະນະສະໜັບສະໜູນອື່ນໆອີກ ສຳລັບການຄົ້ນຄວ້າ, ໃນນັ້ນ, ພິເສດຕ້ອງເປັນ ຊຳນິຊຳນານດ້ານພາສາຕ່າງປະເທດ ແລະຄອມພິວເຕີ. ເປັນຊຳນິຊຳນານດ້ານພາສາຕ່າງປະເທດ ເປັນ ປັດໄຈໜຶ່ງທີ່ຈຳເປັນຕ້ອງ ສຳລັບນັກຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຜູ້ໜຶ່ງ. ເພາະວ່າ ຜະລິດຕະພັນຄົ້ນຄວ້າວິທະ ຍາສາດໜຶ່ງ ຕ້ອງອາໄສບັນດາປັດໄຈກ່ອນອື່ນໝົດວິທະຍາສາດທີ່ກ່ຽວຂ້ອງ ທີ່ບັນດານັກວິທະຍາສາດ ອື່ນໆ ໄດ້ຄົ້ນຄວ້າ ແລະຫັນເປັນຂອງສັງຄົມ ເພື່ອພັດທະນາຂຶ້ນ ທັງວາງອອກອັນໃໝ່. ໃນເງື່ອນໄຂ ເຊື່ອມໂຍງສາກົນຄືປັດຈຸບັນ, ບັນດາຜະລິດຕະພັນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຕ້ອງຮັບປະກັນລັກສະນະ ຊົນຊາດ ແລະລັກສະນະມະນຸດ. ຍິ່ງກວ່ານັ້ນ, ມີຫຼາຍບັນຫາທີ່ວາງອອກໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໃນທຸກຂົງເຂດໃນປັດຈຸບັນ ລ້ວນແຕ່ມີລັກສະນະທົ່ວໂລກ, ດັ່ງນັ້ນ ເພື່ອຍົກສູງຄຸນະພາບບັນດາຜະລິດ ຕະພັນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ບັນດານັກຄົ້ນຄວ້າຕ້ອງມີຄວາມຮູ້ດ້ານພາສາຕ່າງປະເທດ ຢ່າງຄົບເພື່ອ ທາບທາມ, ອ່ານໄດ້ບັນດາຜະລິດຕະພັນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ທີ່ກ່ຽວຂ້ອງໃນບັນດາວາລະສານສາກົນ ແລະແລກປ່ຽນວິທະຍາສາດ ກັບບັນດານັກວິທະຍາສາດ ບັນດາປະເທດໃນໂລກ. ເປັນຊຳນິຊຳນານ ການນຳໃຊ້ເທັກໂນໂລຊີຂໍ້ມູນຂ່າວສານ ໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກໍເປັນເງື່ອນໄຂປະກອບສ່ວນ ຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ເທັກໂນໂລຊີຂໍ້ມູນຂ່າວສານ ບໍ່ພຽງແຕ່ຊ່ວຍໃຫ້ເຮົາ ໃນເຕັກນິກສະແດງເທົ່ານັ້ນ ຫາກຍັງເປັນພາຫະນະສະດວກໃນການເກັບກຳຂໍ້ມູນ, ຂ່າວສານໃນການ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ.

3.2. ກຸ່ມວິທີແກ້ຈາກບັນດາອົງການຄຸ້ມຄອງວິທະຍາສາດ

ອັນທີໜຶ່ງ, ປະຕິບັດປະຊາທິປະໄຕແບບກວ້າງຂວາງໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຮັບປະ ກັນໃຫ້ແກ່ພະນັກງານ, ອາຈານທຸກຄົນ ໄດ້ເຂົ້າເຖິງບັນດາຂໍ້ມູນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ແລະເຂົ້າຮ່ວມ ເຂົ້າໃນທຸກຮູບແບບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ທີໜຶ່ງ, ຕ້ອງປະຕິບັດປະຊາທິປະໄຕແບບກວ້າງ ຂວາງໃນວິທີການຈັດຕັ້ງບັນດາກອງປະຊຸມສຳມະນາ ໃນສະຖາບັນ ຈາກບັນດາຂັ້ນຕອນ: ຂຽນບົດ, ປະກອບຄຳເຫັນ, ສົນທະນາ, ແລກປ່ຽນ ຮັບປະກັນໃຫ້ພະນັກງານ, ອາຈານທຸກຄົນ ລ້ວນແຕ່ມີໂອກາດ ຂຽນບົດ, ບັນດາບົດປະກອບຄຳຄິດຄຳເຫັນຕ້ອງຄຸນະພາບສູງ, ເພີ່ມລັກສະນະການສົນທະນາ, ແລກ ປ່ຽນປະຊາທິປະໄຕຢ່າງແທ້ຈິງ, ເໝາະກັບຄວາມເປັນຈິງ, ລົງເລິກ ເພື່ອເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງບັນດາບັນຫາ ທິດສະດີ, ວິຊາສະເພາະ, ແກ້ໄຂບັນດາບັນຫາຕົວຈິງກຳລັງວາງອອກ. ທີສອງ, ສ້າງສິ່ງແວດລ້ອມ ວິທະຍາສາດທີ່ປະຊາທິປະໄຕ, ເປີດໂປ່ງໃນບັນດາເວທີດຳລົງຊີວິດວິທະຍາສາດ ເພື່ອໃຫ້ພະນັກງານ, ອາຈານ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນບັນດາພະນັກງານ, ອາຈານ ໜຸ່ມໝັ້ນໃຈ, ກ້າຫານເຂົ້າຮ່ວມ ແລະແລກ ປ່ຽນຜົນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກັບບັນດາພະນັກງານ, ອາຈານ ຫຼາກຫຼາຍປະສົບການ.
ອັນທີສອງ, ການຕີລາຄາບັນດາຜະລິດຕະພັນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ຕ້ອງໄດ້ຮັບປະຕິບັດຢ່າງເຂັ້ມງວດ ຮັບປະກັນຄວາມເຫັນແກ່ປະໂຫຍດສ່ວນລວມ, ວິທະຍາສາດ, ເປັນ ພາວະວິໄສ ສ້າງແຮງຈຸງໃຈໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໃຫ້ແກ່ພະນັກງານ, ອາຈານ, ໂດຍ ສະເພາະພະນັກງານ, ອາຈານໜຸ່ມ.
ອັນທີສາມ, ຕ້ອງເປີດບັນດາຊຸດຮຽນ, ເຊີນບັນດານັກວິທະຍາສາດມີປະສົບການ, ບັນດາຊ່ຽວ ຊານບຳລຸງ, ປັບປຸງບັນດາທັກສະ, ປະສົບການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໃຫ້ແກ່ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ. ໂດຍສະເພາະແມ່ນປັດຈຸບັນ, ບັນດາມາດຕະຖານທາງເຂົ້າ, ທາງອອກໃນການກໍ່ສ້າງບັນດາ  ຫຼັກສູດຫຼັງມະຫາວິທະຍາໄລ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນຫຼັກສູດກໍ່ສ້າງປະລິນຍາເອກ ຫຼືຕີລາຄາ ແລະມອບ ບັນດານາມມະຍົດສາດສະດາຈານ, ຮອງສາດສະດາຈານ ໄດ້ມີການປ່ຽນແປງ. ຖ້າກ່ອນໜ້ານີ້ ຈຳເປັນ ພຽງແຕ່ ບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂັ້ນແຫ່ງຊາດ, ບົດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໄດ້ພິມໃນ ບັນດາວາລະສານວິທະຍາສາດພາຍໃນປະເທດ, ໃນປັດຈຸບັນນີ້ ຮຽກຮ້ອງຜູ້ສະໝັກຕ້ອງມີບັນດາບົດ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ພິມໃນບັນດາວາລະສານສາກົນ. ບັນຫານີ້ຮຽກຮ້ອງພະນັກງານ, ອາຈານ ບໍ່ພຽງແຕ່ມີຄວາມຮູ້ດ້ານວິຊາສະເພາະລົງເລິກເທົ່ານັ້ນ ຫາກຍັງຕ້ອງມີບັນດາທັກສະ, ປະສົບການ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຈຶ່ງຕອບສະໜອງໄດ້ບັນດາມາດຕະຖານຮຽກຮ້ອງຂອງບັນດາວາລະສານວິທະ ຍາສາດສາກົນ.
ອັນທີສີ່, ປັບປຸງ ແລະເພີ່ມທະວີບັນດາສາຍພົວພັນ, ຮ່ວມສຳພັນກັບບັນດາທ້ອງຖິ່ນ, ໜ່ວຍງານ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໃນເຂດພາກກາງ - ເຕີຍງວຽນ ແລະທົ່ວປະເທດ ເພື່ອສ້າງເງື່ອນໄຂ ແລະ ໂອກາດໃຫ້ແກ່ພະນັກງານ, ອາຈານ ເຂົ້າເຖິງ ແລະເຂົ້າຮ່ວມເຂົ້າໃນບັນດາ ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດ ເພື່ອຍົກສູງຄຸນະພາບຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ໄດ້ເຂົ້າຮ່ວມບັນດາໂຄງການ ຄົ້ນຄວ້າວິທະ ຍາສາດກັບບັນດາທ້ອງຖິ່ນ, ໜ່ວຍງານໃນເຂດ ແລະທົ່ວປະເທດ ເປັນສິ່ງແວດລ້ອມທີ່ສະດວກທີ່ສຸດ ເພື່ອໃຫ້ພະນັກງານ, ອາຈານ ຍົກສູງຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກໍຄືການສະສົມປະສົບການ ໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ.
ອັນທີຫ້າ, ຕ້ອງປ່ຽນແປງໃໝ່ວິທີການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າຕົວຈິງ ເພື່ອໃຫ້ ກິດຈະກຳ ຄົ້ນຄວ້າຕົວຈິງຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ເໝາະສົມກັບຄວາມເປັນຈິງ, ມີປະສິດທິຜົນກວ່າ. ດັ່ງຄືໄດ້ ວິເຄາະ, ຄຸນະພາບບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານພາກສ່ວນໜຶ່ງຂອງ ສະຖາບັນເຂດ III ຍັງຈຳກັດຍ້ອນຄວາມຮັບຮູ້, ຕີລາຄາພຶດຕິກຳຕົວຈິງຍັງຜິວເຜີນ. ຍ້ອນບໍ່ທັນກຳ ແໜ້ນທາດແທ້, ກົດເກນຂອງບັນດາບັນຫາຕົວຈິງ ດັ່ງນັ້ນໃນການໝູນໃຊ້ທິດສະດີທິດສະດີມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ ເຂົ້າໃນການແກ້ໄຂບັນດາບັນຫາຕົວຈິງ, ບໍ່ທັນສະເໜີໄດ້ບັນດາວິທີແກ້ ທີ່ເໝາະສົມ, ກໍຄືຕີລາຄາ, ສັງລວມຕົວຈິງການພັດທະນາທິດສະດີຍັງຈຳກັດ. ດັ່ງນັ້ນ, ການຈັດຕັ້ງ ປະຕິບັດຢ່າງມີປະສິດທິຜົນບັນດາການລົງໄປຄົ້ນຄວ້າຕົວຈິງ ຢູ່ບັນດາທ້ອງຖິ່ນຕິດພັນກັບບັນດາບັນຫາ  ຕົວຈິງທີ່ລາຍລະອຽດ, ພະນັກງານ, ອາຈານມີໄດ້ຂໍ້ມູນວິທະຍາສາດ ຈາກພຶດຕິກຳຕົວຈິງຈະປະກອບ ຍົກສູງຄຸນະພາບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ.
ອັນທີຫົກ, ຕ້ອງລົງທຶນຄ່າໃຊ້ຈ່າຍ ສຳລັບກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ເພື່ອສ້າງເພີ່ມແຮງຈຸງໃຈ ໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກໍຄືໃນການຕີລາຄາຜົນຂອງບັນດາ ໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ເພື່ອຮັບປະກັນຄຸນະພາບ ຂອງບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ທີ່ໄດ້ກວດຜ່ານແລ້ວ./.





Những tin mới hơn