Trang nhất » Tọa đàm » Trường CT HC SaVanNaKhet Lào » 2017


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HƯỚNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ

Thứ ba - 11/07/2017 11:38
TS Nguyễn Văn Hào

Cùng với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội thì nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ cơ bản, cốt yếu của Học viện Chính trị khu vực III. Nhiệm vụ này được quy định trong Quyết định số 224-QĐ/TW “Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 06.01.2014.
          Xác định rõ đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III rất coi trọng từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên; chú trọng rèn luyện cả lập trường tư tưởng, đạo đức tác phong, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm lẫn kiến thức thực tiễn. Đến nay, riêng đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị khu vực III có 86 người, trong đó 13 phó giáo sư, tiến sĩ; 32 tiến sĩ; 40 thạc sĩ. Tuổi đời từ 31 đến 40 là 35 người; từ 41 đến 50 là 24 người; từ 51 đến 60 là 19 người; trên 60 tuổi có 7 người.
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị khu vực III những năm qua chủ yếu tập trung nghiên cứu về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý, một số ngành khoa học xã hội; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu học tập cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Nghiên cứu khoa học nhằm góp phần bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trong đó, nghiên cứu khoa học để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý là định hướng cơ bản, xuyên suốt.
Học viện Chính trị khu vực III chúng tôi xác định nghiên cứu khoa học trong trường Đảng trước hết là nhằm phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nghiên cứu khoa học có được đẩy mạnh thì mới có khả năng nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên, phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên, một mặt, nhằm phục vụ cho quá trình vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng vào giảng dạy; mặt khác, góp phần phát triển sáng tạo lý luận, khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp của nhà nước. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu khoa học còn phải góp phần vào nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, bồi dưỡng, quản lý tài chính, quản trị nhân lực trong Học viện.
Bám sát thực tiễn đổi mới của đất nước và khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Học viện Chính trị khu vực III đã lựa chọn những vấn đề nghiên cứu một cách sáng tạo, góp phần vào công tác lý luận và tổng kết thực tiễn. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở nhiều dạng sản phẩm khác nhau như: giáo trình, tập bài giảng, giáo án; sách chuyên khảo, tham khảo; bài viết công bố trên tạp chí, hội thảo, tọa đàm khoa học; báo cáo kiến nghị Đảng, Nhà nước và tổ chức đảng, chính quyền các địa phương… Công tác nghiên cứu khoa học được xác định là một nhiệm vụ quan trọng phục vụ trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, công tác nghiên cứu khoa học ngày càng không ngừng mở rộng về quy mô, phong phú về loại hình và sản phẩm nghiên cứu, đa dạng hóa về nguồn lực đầu tư và không ngừng đổi mới cơ chế quản lý.
Giai đoạn 2011-2016 Học viện đã triển khai thực hiện 121 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 2 đề tài cấp nhà nước, 2 đề tài thuộc Quỹ Nafoted, 16 đề tài cấp bộ, 101 đề tài cấp cơ sở. Các đề tài tập trung chủ yếu vào việc giải quyết những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực tiễn đổi mới ở các địa phương trong khu vực; nghiên cứu những vấn đề cấp thiết đang đặt ra ở nước ta trong quá trình CNH, HĐH; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề nghiên cứu này nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên các bộ môn ở Học viện. Kết quả nghiên cứu của những đề tài đó đã được vận dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy ở Học viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên thời gian qua.
Cùng với việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong 5 năm qua, Học viện đã tổ chức và phối hợp với các cơ quan khoa học khác tổ chức 26 cuộc hội thảo khoa học về các vấn đề lý luận, thực tiễn và học thuật đang được quan tâm. Ngoài ra, các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy của Học viện hàng năm tổ chức từ 15 đến 20 cuộc tọa đàm khoa học về chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động của mình. Các cuộc hội thảo, tọa đàm đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay như: xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam; chủ nghĩa Mác trong thời đại hiện nay; các quan điểm, định hướng mới của Đại hội Đảng lần thứ XI, XII; xây dựng hệ thống chính trị các cấp ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên... Các cuộc hội thảo, tọa đàm đã quy tụ được hầu hết các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Học viện tham gia, là môi trường thuận lợi để đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có điều kiện thể hiện năng lực nghiên cứu của mình. Qua đó, việc vận dụng kết quả nghiên cứu vào công tác giảng dạy ngày càng hiệu quả.
Việc công bố các công trình khoa học của các cá nhân trên các sách, tạp chí quốc gia luôn được lãnh đạo Học viện khuyến khích và cán bộ giảng viên trẻ quan tâm. Năm năm qua, cán bộ khoa học của Học viện đã công bố khoảng 785 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc gia, xuất bản được hơn 60 đầu sách tham khảo, chuyên khảo các loại. Hàng năm, có từ 4 đến 5 buổi Học viện mời các nhà lãnh đạo, quản lý ở các địa phương, các nhà khoa học có uy tín về báo cáo, thông tin các vấn đề lý luận, thực tiễn, thời sự cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện. Việc xuất bản và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học đã góp phần nâng cao uy tín, tầm ảnh hưởng của Học viện. Các buổi thông tin khoa học thực sự là một kênh chia sẻ tri thức hiệu quả, giúp cho cán bộ, giảng viên có điều kiện cập nhật những kiến thức mới, nâng cao phương pháp tư duy lý luận của cán bộ, giảng viên trẻ.
Từ những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên trẻ của Học viện Chính trị khu vực III những năm qua nói tiêng, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là, kiên định mục tiêu, bám sát phương hướng, quan điểm trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị khu vực III để xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn sâu, nghiệp vụ thành thạo, vốn hiểu biết thực tiễn sâu sắc, có ngoại ngữ và tin học đủ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và hiện đại hóa công tác giảng dạy. Giữ vững bản lĩnh chính trị vững là yêu cầu trước hết và trên hết của cán bộ, giảng viên ở trường Đảng, nhất là giảng viên trẻ. Đòi hỏi mọi cán bộ, giảng viên phải trung thành tuyệt đối, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển Học viện, kể cả những lúc thuận lợi cũng như khó khăn, đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn thể hiện lòng trung thành vô hạn, giữ vững bản lĩnh chính trị, niềm tin tuyệt đối vào vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng học tập, tu dưỡng lập trường tư tưởng. Đây là một truyền thống quý báu rất đáng tự hào của Học viện Chính trị khu vực III.
Hai là, xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và có phương thức triển khai phù hợp. Thời gian qua, Học viện đã xác định phương hướng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về tổng kết thực tiễn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên; nghiên cứu khoa học để phục vụ giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế cho thấy, việc xác định đúng trọng tâm nghiên cứu là rất phù hợp với khả năng, thế mạnh của đội ngũ giảng viên ở Học viện; đồng thời cũng nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan khoa học, các địa phương trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc hoàn thành tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Học viện thời gian qua.
Ba là,Học viện luôn có kế hoạch cụ thể, lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ. Đồng thời, luôn định hướng để bản thân mỗi cán bộ, giảng viên trẻ tự giác học tập, nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Ban Giám đốc luôn quan tâm tạo lập, đổi mới cơ chế, chính sách để mỗi cán bộ, giảng viên chuyển từ chế độ học tập một lần sang chế độ học tập suốt đời; truyền cảm hứng để giảng viên trẻ của Học viện tự ý thức được vinh dự và trách nhiệm, cơ hội và thách thức, ra sức phấn đấu hoàn thành sứ mệnh của một người giảng viên trường Đảng.
Bốn là, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết với các cơ quan khoa học và đào tạo ngoài hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Mỗi đoàn đi ra nước ngoài hoặc đón các đoàn nước ngoài vào nghiên cứu, Học viện Chính trị khu vực III đều có chương trình, nội dung hợp tác cụ thể, có đánh giá mức độ đạt được và luôn ưu tiên cho cán bộ, giảng viên trẻ tham gia. Ngoài hợp tác quốc tế thì hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước cũng rất được quan tâm nhằm để chia sẻ nguồn dữ liệu, tri thức, bổ sung lợi thế của nhau trong nghiên cứu khoa học, trong đào tạo, bồi dưỡng. Có thể nói, trong nhiều năm qua, việc mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường liên kết với các cơ quan khoa học, đào tạo bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng giúp nâng cao vị thế của Học viện, tăng cường năng lực của giảng viên trẻ, thực hiện tốt hơn yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế.
Năm là, quan tâm đến việc đánh giá, tổng kết và có chính sách khen thưởng phù hợp đối với cán bộ, giảng viên có nhiều thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Hàng năm, và định kỳ 5 năm một lần, Học viện đều tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động khoa học và khen thưởng kịp thời những cán bộ, giảng viên có nhiều công trình khoa học, những công trình nghiên cứu xuất sắc, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm động viên thỏa đáng đối với người làm khoa học. Tùy theo cấp độ, mỗi đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc Học viện đều biểu dương, khen thưởng hợp lý. Mỗi công trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên đã đăng tải trên các tạp chí quốc gia, tạp chí Sinh hoạt Lý luận của Học viện đều được khen thưởng; đồng thời lấy đó làm tiêu chí để xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm của Học viện./.

------------------------------------------------------------

ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກ້າວສູ່ການຍົກສູງຄຸນະພາບກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ
ພະນັກງານການນຳ, ຄຸ້ມຄອງ
ຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ຂອງຖັນແຖວອາຈານໜຸ່ມ
ປະລິນຍາເອກ ຫງວຽນ ວັນ ຮ່າວ
 
     ພ້ອມກັບການກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງພະນັກງານການນຳ, ຄຸ້ມຄອງຂອງພັກ, ລັດ ແລະບັນດາ ອົງການ ທາງການເມືອງ - ສັງຄົມແລ້ວ ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດເປັນໜຶ່ງໃນບັນດາໜ້າທີ່ເປັນ ພື້ນຖານ, ຕົ້ນຕໍຂອງສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III. ໜ້າທີ່ເຫຼົ່ານີ້ ໄດ້ກຳນົດໃນຂໍ້ຕົກລົງເລກທີ 224-QD/TW “ວ່າດ້ວຍບົດບາດ, ໜ້າທີ່, ການຈັດຕັ້ງກົງຈັກຂອງສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ ໂຮ່ຈິມິນ” ໂດຍຄະນະບໍລິຫານງານສູນກາງພັກ ຄອມມູນິດຫວຽດນາມ ປະກາດຄັ້ງວັນທີ 06/01/2014
      ກຳນົດຈະແຈ້ງວ່າຖັນແຖວອາຈານ ເປັນປັດໄຈຕັດສິນຕໍ່ຄຸນະພາບການກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ ແລະ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ຄະນະພັກ, ຄະນະອະທິການບໍດີສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ຖືໜັກແຕ່ ຂັ້ນຕອນການຄັດເລືອກ ຈົນເຖິງຂັ້ນຕອນການກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ, ຈັດສັນ, ໃຊ້ງານ ແລະນະໂຍບາຍເກື້ອ ກຸນສຳລັບພະນັກງານ, ອາຈານ; ສຸມໃສ່ຝຶກຝົນຫຼໍ່ຫຼອມທັງຫຼັກໝັ້ນແນວຄິດ, ຄຸນສົມບັດ, ແບບແຜນ, ຄວາມຮູ້ດ້ານວິຊາສະເພາະ, ວິຊາຄູ ພ້ອມກັບຄວາມຮູ້ຕົວຈິງ. ມາຮອດປັດຈຸບັນ, ສະເພາະຖັນແຖວ ອາຈານຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ມີ 86 ຄົນ, ໃນນັ້ນຮອງສາດສະດາຈານ, ສາດສະດາຈານ  13 ຄົນ; ປະລິນຍາເອກະ 32 ຄົນ; ປະລິນຍາໂທ 40 ຄົນ. ອາຍຸແຕ່ 31 ເຖິງ 40 ປີເປັນ 35 ຄົນ; ແຕ່ 41 ເຖິງ 50 ປີເປັນ 24 ຄົນ; ແຕ່ 51 ເຖິງ 60 ປີເປັນ 19 ຄົນ; ຫຼາຍກວ່າ 60 ປີມີ 7 ຄົນ.
ໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ໃນຊ່ວງປີຜ່ານມາສ່ວນຫຼາຍ ແມ່ນສຸມໃສ່ຄົ້ນຄວ້າກ່ຽວກັບທິດສະດີມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ, ແນວທາງ, ນະໂຍບາຍ, ແຜນນະໂຍບາຍຂອງພັກ, ນະໂຍບາຍ, ກົດໝາຍຂອງລັດ; ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດການເມືອງ, ວິທະ ຍາສາດການນຳ, ຄຸ້ມຄອງ, ບາງພາກວິຊາວິທະຍາສາດສັງຄົມ; ສະຫຼຸບພຶດຕິກຳ, ພັດທະນາທິດສະດີ ກ່ຽວກັບລັດທິສັງຄົມ ແລະເສັ້ນທາງກ້າວສູ່ສັງຄົມນິຍົມຢູ່ຫວຽດນາມ. ຄົ້ນຄວ້າ, ກໍ່ສ້າງ, ປະກອບເພີ່ມ ເຕີມຫຼັກສູດ, ຕຳລາສອນ, ເອກະສານສຳລັບການຮ່ຳຮຽນ ໃຫ້ແກ່ບັນດາຫຼັກສູດກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງຂອງ ສະຖາບັນ. ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ເພື່ອປະກອບສ່ວນປົກປ້ອງ, ພັດທະນາລັດທິມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ ແລະຮັບໃຊ້ການກຳນົດແນວທາງ, ນະໂຍບາຍຂອງພັກ, ກົດໝາຍຂອງລັດ. ໃນນັ້ນ, ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ເພື່ອກ້າວສູ່ການຍົກສູງຄຸນະພາບກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງພະນັກງານການນຳ, ຄຸ້ມຄອງ ແມ່ນການກຳນົດທິດເປັນພື້ນຖານ, ທະລຸ.
ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ຂອງພວກຂ້າພະເຈົ້າກຳນົດຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໃນໂຮງຮຽນ ພັກກ່ອນອື່ນໝົດແມ່ນເພື່ອຮັບໃຊ້ການຍົກສູງຄຸນະພາບກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງພະນັກງານການນຳ, ຄຸ້ມຄອງ. ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໄດ້ຮັບການຍູ້ແຮງ ຈຶ່ງມີຄວາມສາມາດຍົກສູງຄຸນະພາບບົດສອນ ຂອງອາຈານ, ຮັບໃຊ້ໂດຍກົງສຳລັບຂະບວນການສິດສອນ. ຜົນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງອາຈານ, ດ້ານໜຶ່ງ, ເພື່ອຮັບໃຊ້ໃຫ້ແກ່ຂະບວນການໝູນໃຊ້ ບັນດາຫຼັກມູນພື້ນຖານຂອງລັດທິມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດ ໂຮ່ຈິມິນ, ທັດສະນະຂອງພັກເຂົ້າໃນການສິດສອນ; ອີກດ້ານໜຶ່ງ, ປະກອບສ່ວນພັດທະນາການປະດິດ ສ້າງທິດສະດີ, ສະເໜີແນະການສຳເລັດສົມບູນກົນໄກ, ນະໂຍບາຍ, ກົດໝາຍຂອງລັດ. ຍິ່ງກວ່ານັ້ນ, ກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຍັງຕ້ອງປະກອບສ່ວນເຂົ້າໃນການ ຍົກສູງປະສິດທິພາບການຄຸ້ມຄອງ ກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ, ຄຸ້ມຄອງການເງິນ, ບໍລິຫານຊັບພະຍາກອນມະນຸດໃນສະຖາບັນ.
ໃກ້ຊິດກັບພຶດຕິກຳການປ່ຽນແປງໃໝ່ ຂອງປະເທດຊາດ ແລະເຂດພາກກາງ, ເຕີຍງວຽນ, ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ໄດ້ຄັດເລືອກບັນດາບັນຫາຄົ້ນຄວ້າຢ່າງປະດິດສ້າງ, ປະກອບສ່ວນເຂົ້າ ໃນວຽກງານທິດສະດີ ແລະສະຫຼຸບພຶດຕິກຳ. ຜົນການຄົ້ນຄວ້າໄດ້ສະແດງໃນຫຼາຍຮູບແບບຜະລິດ ຕະພັນທີ່ແຕກຕ່າງກັນເຊັ່ນ: ຕຳລາສອນ, ເອກະສານບົດສອນ, ບົດສອນ, ປື້ມສະເພາະທາບທາມ,  ທາບທາມ; ບົດຂຽນທີ່ປະກາດໃນວາລະສານ, ສຳມະນາ, ສົນທະນາວິທະຍາສາດ; ບົດລາຍງານ ສະເໜີແນະຕໍ່ພັກ, ລັດ ແລະອົງການຈັດຕັ້ງພັກ, ອຳນາດການປົກຄອງບັນດາທ້ອງຖິ່ນ… ວຽກງານ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໄດ້ກຳນົດເປັນໜ້າທີ່ໜຶ່ງທີ່ສຳຄັນຮັບໃຊ້ໂດບກົງວຽກງານກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ. ດັ່ງນັ້ນ, ວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ນັບມື້ນັບໄດ້ຮັບການເປີດກວ້າງຢ່າງບໍ່ຢຸດຢັ້ງດ້ານຂະໜາດ, ຫຼາກຫຼາຍ ດ້ານປະເພດ ແລະຜະລິດຕະພັນຄົ້ນຄວ້າ, ຫັນເປັນຫຼາກຫຼາຍແຫຼ່ງການລົງທຶນ ແລະປ່ຽນແປງໃໝ່ກົນ ໄກຄຸ້ມຄອງຢ່າງບໍ່ຢຸດຢັ້ງ.
ໄລຍະປີ 2011 - 2016 ສະຖາບັນ ໄດ້ຜັນຂະຫຍາຍປະຕິບັດ 121 ໂຄງການຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດທຸກຂັ້ນ, ໃນນັ້ນມີ 2 ໂຄງການຂັ້ນປະເທດ, 2 ໂຄງການຂຶ້ນກັບກອງ Nafoted, 16 ໂຄງການຂັ້ນກະຊວງ, 101 ໂຄງການຂັ້ນຮາກຖານ. ບັນດາໂຄງການສຸມໃສ່ຕົ້ນຕໍເຂົ້າໃນການແກ້ໄຂ ບັນດາບັນຫາທິດສະດີຂອງລັດທິມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ, ທັດສະນະ, ແນວທາງສ້າງສາ ແລະພັດທະນາປະເທດຊາດ ຂອງພັກກອມມູນິດຫວຽດນາມ; ພຶດຕິກຳການປ່ຽນແປງໃໝ່ຢູ່ບັນດາ ທ້ອງຖິ່ນໃນພື້ນທີ່; ຄົ້ນຄວ້າບັນດາບັນຫາຮີບດ່ວນທີ່ກຳລັງວາງອອກຢູ່ປະເທດເຮົາ ໃນຂະບວນການ ຫັນເປັນອຸດສາຫະກຳ, ທັນສະໄໝ; ສ້າງສາພື້ນຖານເສດຖະກິດຕະຫຼາດ ກຳນົດທິດສັງຄົມນິຍົມ. ບັນດາບັນຫາຄົ້ນຄວ້າເຫຼົ່ານີ້ ເພື່ອຮັບໃຊ້ໃຫ້ວຽກງານສິດສອນຂອງອາຈານ ບັນດາພາກວິຊາຢູ່ ສະຖາບັນ. ຜົນການຄົ້ນຄວ້າຂອງບັນດາໂຄງການເຫຼົ່ານັ້ນ ໄດ້ຮັບການໝູນໃຊ້ຢ່າງມີປະສິດທິຜົນ ເຂົ້າໃນວຽກງານສິດສອນຢູ່ສະຖາບັນ, ປະກອບສ່ວນຍົກສູງຄຸນະພາບກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງພະນັກງານ ການນຳ, ຄຸ້ມຄອງໃນພື້ນທີ່ພາກກາງ, ເຕີຍງວຽນ ເວລາທີ່ຜ່ານມາ.
ພ້ອມກັບການຜັນຂະຫຍາຍປະຕິບັດໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດທຸກຂັ້ນ, ພາຍໃນ 5 ປີ ຜ່ານມາ, ສະຖາບັນໄດ້ຈັດຕັ້ງ ແລະປະສານສົມທົບກັບບັນດາອົງການວິທະຍາສາດອື່ນໆ ຈັດຕັ້ງກອງ ປະຊຸມສຳມະນາວິທະຍາສາດ 26 ຄັ້ງກ່ຽວກັບບັນດາບັນຫາທິດສະດີ, ພຶດຕິກຳ ແລະວິຊາການຄົ້ນ ຄວ້າພຶດຕິກຳ ແລະວິຊາການຄົ້ນຄວ້າກຳລັງໄດ້ຮັບຄວາມສົນໃຈ. ນອກຈາກນັ້ນ, ບັນດາໜ່ວຍງານ ຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນຂອງສະຖາບັນປະຈຳປີ ຈັດຕັ້ງການສົນທະນາວິທະຍາສາດແຕ່ 15 ເຖິງ 20 ຄັ້ງ ກ່ຽວກັບວິຊາສະເພາະທີ່ຂຶ້ນກັບຂົງເຂດກິດຈະກຳຂອງຕົນ. ບັນດາກອງປະຊຸມສຳມະນາ, ສົນທະນາ ໄດ້ປະກອບສ່ວນເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງບາງບັນຫາທິດສະດີ ແລະພຶດຕິກຳປັດຈຸບັນເຊັ່ນ: ສ້າງສາ ແລະ ພັດທະນາ ພື້ນຖານເສດຖະກິດຕະຫຼາດ ກຳນົດທິດສັງຄົມນິຍົມຢູ່ຫວຽດນາມ; ລັດທິມາກ ໃນສະໄໝ ປັດຈຸບັນ; ບັນດາທັດສະນະ, ກຳນົດທົດໃໝ່ຂອງກອງປະຊຸມໃຫຍ່ຂອງພັກຄັ້ງທີ XI, XII; ສ້າງລະບົບ ການເມືອງທຸກຂັ້ນຢູ່ບັນດາແຂວງພາກກາງ ແລະເຕີຍງວຽນ... ບັນດາກອງປະຊຸມສຳມະນາ, ສົນທະນາ ໄດ້ເຕົ້າໂຮມໄດ້ສ່ວນຫຼາຍພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ ແລະສິດສອນສະຖາບັນເຂົ້າຮ່ວມ, ເປັນສະພາບແວດ ລ້ອມທີ່ສະດວກ ເພື່ອໃຫ້ຖັນແຖວພະນັກງານວິທະຍາສາດໜຸ່ມ ມີເງື່ອນໄຂສະແດງຄວາມສາມາດ ຄົ້ນຄວ້າຂອງຕົນ. ຜ່ານນັ້ນ, ການນຳໃຊ້ຜົນການຄົ້ນຄວ້າເຂົ້າໃນວຽກງານສິດສອນປະຈຳວັນ ນັບມື້ ນັບມີປະສິດທິຜົນ.
ການປະກາດບັນດາໂຄງການວິທະຍາສາດຂອງບັນດາບຸກຄົນ ໃນບັນດາປື້ມ, ວາລະສານ ແຫ່ງຊາດເວລາໃດກໍໄດ້ຮັບການສົ່ງເສີມ ຈາກການນຳຂອງສະຖາບັນ ແລະພະນັກງານອາຈານໜຸ່ມ ສົນໃຈ. ຫ້າປີຜ່ານມາ, ພະນັກງານວິທະຍາສາດຂອງສະຖາບັນ ໄດ້ປະກາດບົດໜັງສືພິມ ວິທະຍາ ສາດປະມານ 785 ສະບັບໃນວາລະສານວິທະຍາສາດແຫ່ງຊາດ, ຈັດພິມຈຳໜ່າຍໄດ້ປື້ມທາບທາມ, ທາບທາມສະເພາະທຸກປະເພດ 60 ຫົວ. ປະຈຳປີ, ມີແຕ່ 4 ເຖິງ 5 ວັນສະຖາບັນຈະເຊີນບັນດານ ການນຳ, ຄຸ້ມຄອງຢູ່ບັນດາທ້ອງຖິ່ນ, ບັນດານັກວິທະຍາສາດ ທີ່ມີຊື່ສຽງມາລາຍງານ, ກ່າວປາໄສ ບັນດາບັນຫາທິດສະດີ, ພຶດຕິກຳ, ຂ່າວສານ ໃຫ້ພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນຂອງສະຖາບັນ. ການຈັດພິມຈຳໜ່າຍ ແລະປະກາດບັນດາບົດໜັງສືພິມວິທະຍາສາດ ໃນບັນດາວາລະສານວິທະຍາ ສາດໄດ້ປະກອບສ່ວນຍົກສູງຊື່ສຽງ, ອິດທິພົນຂອງສະຖາບັນ. ບັນດາການກ່າວປາໄສ ວິທະຍາສາດ ເປັນຊ່ອງແລກປ່ຽນຄວາມຮູ້ທີ່ມີປະສິດທິຜົນຢ່າງແທ້ຈິງ, ຊ່ວຍໃຫ້ພະນັກງານ, ອາຈານ ມີເງື່ອນໄຂ ປັບປຸງບັນດາຄວາມຮູ້ໃໝ່, ຍົກສູງວິທີການຈິນຕະນາການທິດສະດີຂອງພະນັກງານ, ອາຈານໜຸ່ມ.
ຈາກຜົນທີ່ບັນລຸໄດ້ ໃນວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງຖັນແຖວອາຈານເວົ້າລວມ, ເວົ້າ ສະເພາະແມ່ນອາຈານໜຸ່ມຂອງສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ໃນຊ່ວງປີຜ່ານມາ, ພວກຂ້າພະເຈົ້າ ສາມາດຖອດຖອນໄດ້ບົດຮຽນຈຳນວນໜຶ່ງຄືດັ່ງນີ້:
ອັນທີໜຶ່ງ, ຍຶດໝັ້ນເປົ້າໝາຍ, ໃກ້ຊິດທິດທາງ, ທັດສະນະໃນມະຕິ ຂອງກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ອົງຄະນະສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ເພື່ອກໍ່ສ້າງຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານມີຫຼັກໝັ້ນການເມືອງ ທີ່ໝັ້ນໜຽວ, ວິຊາການເລິກເຊິ່ງ, ວິຊາສະເພາະຊຳນິຊຳນານ, ມີຄວາມຮູ້ດ້ານພຶດຕິກຳເລິກເຊິ່ງ, ມີ ຄວາມຮູ້ດ້ານພາສາຕ່າງປະເທດ ແລະຄອມພິວເຕີ ທີ່ຕອບສະໜອງຢ່າງຄົບຄວາມຮຽກຮ້ອງເຊື່ອມ ໂຍງສາກົນ ແລະຫັນເປັນທັນສະໄໝວຽກງານສິດສອນ. ຮັກສາໝັ້ນຄົງຫຼັກໝັ້ນການເມືອງ ແມ່ນຄວາມ ຮຽກຮ້ອງກ່ອນອື່ນໝົດ ແລະສູງສຸດຂອງພະນັກງານ, ອາຈານຢູ່ໂຮງຮຽນພັກ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນ ອາຈານໜຸ່ມ. ຮຽກຮ້ອງພະນັກງານ, ອາຈານທຸກຄົນຕ້ອງຈົ່ງຮັກພັກດີຢ່າງເດັດຂາດ, ໝັ້ນໜຽວກັບ ລັດທິມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ, ແນວທາງຂອງພັກ. ຫວນກັບຄືນປະຫວັດຄວາມເປັນມາ ແລະພັດທະນາຂອງສະຖາບັນ, ນັບທັງເວລາສະດວກ ກໍຄືຫຍຸ້ງຍາກ, ຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານ ເວລາໃດກໍສະແດງຄວາມຈົ່ງຮັກພັກດີໂດຍບໍ່ມີຂອບເຂດ, ຮັກສາໝັ້ນໜຽວຫຼັກໝັ້ນການເມືອງ, ຄວາມ ເຊື່ອໝັ້ນທີ່ເດັດຂາດ ເຂົ້າໃນບົດບາດການນຳພາຂອງພັກ, ຮຽນຮູ້, ຝຶກຝົນຫຼໍ່ຫຼອມຫຼັກໝັ້ນແນວຄິດ ຢ່າງບໍ່ຢຸດຢັ້ງ. ນີ້ເປັນມູນເຊື້ອອັນລ້ຳຄ່າ ທີ່ໜ້າພາກພູມໃຈຂອງສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III.
ອັນທີສອງ, ກຳນົດທິດທາງ, ໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ແລະມີວິທີຜັນຂະຫຍາຍທີ່ເໝາະສົມ. ເວລາທີ່ຜ່ານມາ, ສະຖາບັນໄດ້ກຳນົດທິດທາງຄົ້ນຄວ້າຕົ້ນຕໍ ແມ່ນບັນດາບັນຫາກ່ຽວກັບທິດສະດີຂອງ ລັດທິມາກ - ເລນິນ, ແນວຄິດໂຮ່ຈິມິນ; ກ່ຽວກັບການສະຫຼຸບພຶດຕິກຳຢູ່ເຂດພາກກາງ ແລະເຕີຍງວຽນ; ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດເພື່ອຮັບໃຊ້ການສິດສອນ ແລະປ່ຽນແປງໃໝ່ເນື້ອໃນ, ຫຼັກສູດກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ. ພຶດຕິກຳຕົວຈິງໃຫ້ເຫັນວ່າ, ການກຳນົດຢ່າງຖືກຕ້ອງເນື້ອໃນຫຼັກໃນການຄົ້ນຄວ້າ ແມ່ນມີຄວາມເໝາະ ສົມກັບຄວາມສາມາດ, ທ່າແຮງຂອງຖັນແຖວອາຈານ ຢູ່ສະຖາບັນ; ພ້ອມກັນນັ້ນກໍໄດ້ຮັບການແບ່ງປັນ ຊ່ວຍເຫຼືອ, ຮ່ວມມືຂອງບັນດາອົງການວິທະຍາສາດ, ບັນດາທ້ອງຖິ່ນໃນພື້ນທີ່, ສ້າງຄວາມສະດວກ ສຳລັບການປະຕິບັດສຳເລັດແຜນການກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງຂອງສະຖາບັນໃນເວລາຜ່ານມາຢ່າງດີ.
ອັນທີສາມ, ສະຖາບັນເວລາໃດ ກໍມີແຜນການລາຍລະອຽດ, ຍາວນານກ່ຽວກັບການກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງຖັນແຖວພະນັກງານ, ອາຈານໜຸ່ມ. ພ້ອມກັນນັ້ນ, ເວລາໃດກໍກຳນົດທິດ ເພື່ອໃຫ້ຕົວເອງພະນັກ ງານ, ອາຈານໜຸ່ມແຕ່ລະຄົນ ຕື່ນຕົວຮ່ຳຮຽນ, ຄົ້ນຄວ້າ, ປັບປຸງຄວາມຮູ້. ຄະນະອະທິການບໍດີເວລາ ໃດກໍເອົາໃຈໃສ່ສ້າງສັນ, ປ່ຽນແປງໃໝ່ກົນໄກ, ນະໂຍບາຍ ເພື່ອໃຫ້ພະນັກງານ, ອາຈານແຕ່ລະຄົນ ຫັນຈາກລະບອບຮ່ຳຮຽນຄັ້ງດຽວ ມາລະບອບຮ່ຳຮຽນຕະຫຼອດຊີວິດ; ສົ່ງຄວາມຮູ້ສຶກສະອອນໃຈ ເພື່ອ ໃຫ້ອາຈານໜຸ່ມຂອງສະຖາບັນມີສະຕິດ້ວຍຕົນເອງໄດ້ກ່ຽວກັບຄວາມເປັນກຽດ ແລະຄວາມຮັບຜິດຊອບ, ໂອກາດ ແລະທ້າທາຍ, ອອກແຮງສູ້ຊົນປະຕິບັດສຳເລັດພາລະກຳຂອງອາຈານຄົນໜຶ່ງໂຮງຮຽນພັກ.
ອັນທີສີ່, ເພີ່ມທະວີການເປີດກວ້າງການຮ່ວມມືສາກົນ, ຮ່ວມສຳພັນກັບບັນດາອົງການວິທະຍາ ສາດ ແລະກໍ່ສ້າງ ນອກລະບົບສະຖາບັນການເມືອງ ແຫ່ງຊາດໂຮ່ຈິມິນ. ແຕ່ລະຄະນະທີ່ອອກໄປຕ່າງ ປະເທດ ຫຼືຕ້ອນຮັບບັນດາຄະນະຜູ້ແທນຕ່າງປະເທດ ທີ່ເຂົ້າມາຄົ້ນຄວ້າ, ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ລ້ວນແຕ່ມີຫຼັກສູດ, ເນື້ອໃນຮ່ວມມືລາຍລະອຽດ, ມີການຕີລາຄາລະດັບຄາດໝາຍທີ່ບັນລຸໄດ້ ແລະໃຫ້ ບູລິມະສິດໃຫ້ພະນັກງານ, ອາຈານໜຸ່ມເຂົ້າຮ່ວມຢ່າງປະຈຳ. ນອກຈາກການຮ່ວມືສາກົນແລ້ວ ການ ຮ່ວມມືກັບບັນດາໂຮງຮຽນມະຫາວິທະຍາໄລ, ສະຖາບັນຄົ້ນຄວ້າພາຍໃນປະເທດ ກໍໄດ້ຮັບຄວາມເອົາ ໃຈໃສ່ຫຼາຍ ເພື່ອແບ່ງປັນແຫຼ່ງຂໍ້ມູນ, ຄວາມຮູ້, ປະກອບເພີ່ມເຕີມທ່າໄດ້ປຽບຂອງກັນ ແລະກັນໃນ ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ໃນການກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງ. ອາດຈະເວົ້າໄດ້ວ່າ, ໃນຫຼາຍປີທີ່ຜ່ານມາ, ການ ເປີດກວ້າງຄວາມຮ່ວມມືສາກົນ ແລະເພີ່ມທະວີການຮ່ວມສຳພັນ ກັບບັນດາອົງການວິທະຍາສາດ, ກໍ່ສ້າງພາຍນອກ ມີຄວາມໝາຍສຳຄັນຫຼາຍຊ່ວຍຍົກສູງຖານະຂອງສະຖາບັນ, ເພີ່ມທະວີຄວາມສາມາດ  ຂອງອາຈານໜຸ່ມ, ປະຕິບັດດີກວ່າຄວາມຮຽກຮ້ອງກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງໃນເງື່ອນໄຂປ່ຽນແປງໃໝ່, ເຊື່ອມ ໂຍງສາກົນ.
      ອັນທີຫ້າ, ເອົາໃຈໃສ່ຕໍ່ການຕີລາຄາ, ສະຫຼຸບ ແລະມີນະໂຍບາຍຍ້ອງຍໍສັນລະເສີນທີ່ເໝາະສົມ ສຳລັບພະນັກງານ, ອາຈານມີຜົນງານຫຼາຍໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ປະຈຳປີ ແລະໄລຍະ 5 ປີຄັ້ງໜຶ່ງ, ສະຖາບັນລ້ວນແຕ່ຈັດຕັ້ງກອງປະຊຸມຕີລາຄາກິດຈະກຳວິທະຍາສາດ ແລະຍ້ອງຍໍສັນລະ ເສີນທີ່ທັນເວລາບັນດາພະນັກງານ, ອາຈານມີຫຼາຍໂຄງການວິທະຍາສາດ, ບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າ ດີເລີດ, ມີຄວາມໝາຍດ້ານທິດສະດີ ແລະພຶດຕິກຳ ເພື່ອລະດົມກຳລັງໃຈຢ່າງແທດເໝາະ ສຳລັບຜູ້ ເຮັດວິທະຍາສາດ. ແລ້ວແຕ່ລະດັບຂັ້ນ, ແຕ່ລະໂຄງການຜ່ານອະນຸມັດທີ່ບັນລຸປະເພດດີເລີດ, ສະຖາບັນ ລ້ວນແຕ່ຊົມເຊີຍ, ຍ້ອງຍໍສັນລະເສີນທີ່ເໝາະສົມ. ແຕ່ລະໂຄງການຄົ້ນຄວ້າຂອງພະນັກງານ, ອາຈານ ໄດ້ພິມໃນບັນດາວາລະສານແຫ່ງຊາດ ໄດ້ຮັບຍ້ອງຍໍສັນລະເສີນ 300.000 VND, ວາລະສານດຳເນີນ ຊີວິດທິດສະດີຂອງສະຖາບັນ ໄດ້ຮັບລາງວັນ 100.000 VND; ພ້ອມກັນນັ້ນ ເອົາອັນນັ້ນເປັນມາດ ຕະຖານເພື່ອພິດຈາລະນາ, ຮັບຮອງບັນດານາມມະຍົດແຂ່ງຂັນປະຈຳປີຂອງສະຖາບັນ./.





Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn