Trang nhất » Tọa đàm » Trường CT HC SaVanNaKhet Lào » 2017


XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, NGHIÊN CỨU VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

Thứ ba - 11/07/2017 11:40
TS. Trần Tăng Khởi
1. Những đóng góp của giảng viên, nghiên cứu viên đối với công tác nghiên cứu khoa học Học viện Chính trị khu vực III trong những năm gần đây
       
 Nếu như nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chính của nghiên cứu viên thì cùng với giảng dạy, nó là một trong hai hoạt động chủ yếu của giảng viên ở Học viện Chính trị khu vực III (sau đây gọi là Học viện III) nhằm hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo như:  đổi mới và hoàn thiện từng bước nội dung chương trình giảng dạy (vận dụng vào chương trình giảng dạy các bộ môn cho các loại lớp; biên soạn đề cương, bài giảng cho các hệ cao cấp và hệ dân tộc thiểu số).

 - Cố gắng góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao chất lượng bài giảng; Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm thất bại những âm mưu hòng xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những luận cứ khoa học; đồng thời, góp phần nhất định vào kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học chung của  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn đổi mới trên các lĩnh vực trọng yếu ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong khu vực tham khảo trong việc hoạch định và thực hiện chính sách ở địa phương.

1.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây (2011-2016), với sự chỉ đạo của lãnh đạo Học viện III; cơ quan quản lý khoa học và đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên, công tác nghiên cứu khoa học của Học viện III đã đạt được một số kết quả quan trọng:
   
          - Về nghiên cứu đề tài khoa học các cấp:
 Trong giai đoạn 2011- 2016, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã triển khai thực hiện 121 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 2 đề tài cấp nhà nước (nghiệm thu 1 đề tài xuất sắc, 1 đề tài khá), 2 đề tài thuộc Quỹ Nafoted (nghiệm thu 2 đề tài đạt yêu cầu), 16 đề tài cấp bộ (nghiệm thu 7 đề tài xuất sắc, 6 đề tài khá, 3 đề tài nghiệm thu vào tháng 6/ 2017), 101 đề tài cấp cơ sở (nghiệm thu 15 đề tài xuất sắc, 82 đề tài khá, 1 đề tài hoàn thành, 3 đề tài đạt).

Các đề tài khoa học các cấp tập trung chủ yếu vào việc luận giải những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực tiễn đổi mới ở miền Trung và Tây Nguyên; nghiên cứu những vấn đề cấp thiết đang đặt ra ở nước ta nói chung và miền Trung - Tây Nguyên nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;…. Kết quả nghiên cứu của những đề tài này đã được vận dụng tương đối có hiệu quả vào công tác nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện, góp phần luận giải trong một mức độ nhất định những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới đất nước, đồng thời đóng góp tích cực vào hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Về  Hội thảo, Tọa đàm khoa học:
Cùng với việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong giai đoạn 2011 - 2016, đội ngũ giảng viên của Học viện III đã tham gia 40 cuộc hội thảo, hội nghị khoa học về các vấn đề lý luận, thực tiễn đang được quan tâm. Ngoài ra, giảng viên và nghiên cứu viên (chủ yếu là giảng viên) ở các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy của Học viện III hàng năm tham gia từ 15 đến 20 cuộc toạ đàm khoa học về chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động của mình. Các cuộc hội thảo, tọa đàm đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay như: xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; về chủ nghĩa Mác trong thời đại hiện nay; về xây dựng hệ thống chính trị các cấp ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên... Các cuộc hội thảo đã quy tụ được hầu hết các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Học viện tham gia, là môi trường thuận lợi để đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có điều kiện thể hiện năng lực nghiên cứu của mình. Qua đó, nhận thức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện III về đường lối xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được nâng cao, việc vận dụng kết quả nghiên cứu vào công tác giảng dạy lý luận chính trị ngày càng hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức lý luận Mác - Lênin cho học viên học tại Học viện III.

- Xuất bản phẩm và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí quốc gia.
Việc đầu tư nghiên cứu để công bố các công trình khoa học của các cá nhân trên các sách, tạp chí quốc gia luôn được cán bộ giảng dạy, nghiên cứu quan tâm. Trong giai đoạn 2011 - 2016, cán bộ khoa học của Học viện III (chủ yếu là giảng viên)  đã công bố khoảng 785 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc gia, xuất bản được khoảng  60 đầu sách tham khảo, chuyên khảo các loại. Việc xuất bản và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học đã góp phần nâng cao uy tín khoa học của Học viện.

- Thông tin khoa học:
Hàng năm có 4 - 5 buổi Học viện đã mời một số nhà lãnh đạo, quản lý ở các địa phương, nhà khoa học có uy tín báo cáo về các vấn đề thực tiễn, lý luận cho cán bộ nghiên cứu giảng dạy của Học viện III.

Các buổi thông tin khoa học đã giúp cho cán bộ, học viên có điều kiện cập nhật những kiến thức mới, những kiến thức khoa học có tầm khái quát cao; đem lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao nhận thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ và học viên của Học viện III.

Nguyên nhân của kết quả:

        - Kế hoạch và quá trình triển khai hoạt động khoa học của cơ quan quản lý khoa học của Học viện đã có sự chủ động cần thiết trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị của Học viện và tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học.

- Dù những kết quả trong việc hợp tác với các đơn vị trong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; với các Trung tâm khoa học xã hội ở miền Trung - Tây Nguyên cũng như với một số đối tác quốc tế ( một số Trường Đảng củaTrung Quốc; Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào…) còn chưa xứng với tiềm năng, mong muốn của cả hai bên, nhưng ít nhiều cũng đã tạo những “vùng đất” mới cho việc nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện.

                 - Dù còn ở mức khiêm tốn, nhưng việc động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học hàng năm cũng được xem là một trong những nhân tố kích thích động lực nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.
 
1.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả đã đạt thì chất lượng nghiên cứu khoa học ở Học viện thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập:

- Công tác nghiên cứu khoa học của Học viện chưa đóng góp nhiều vào công tác lý luận của Đảng trong công cuộc đổi mới cũng như sự phát triển khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Chất lượng nghiên cứu khoa học chưa cao, chưa có nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng vào thực tiễn, nhất là những công trình nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới nội dung, chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy ở Học viện.

- Ở phần lớn giảng viên, việc nghiên cứu khoa học chỉ được thực hiện bởi áp lực nhằm đạt chuẩn thi đua hàng năm, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc khao khát tìm kiếm cái mới. Rất ít công trình nghiên cứu mạnh dạn đề xuất ý kiến, ý tưởng trên cơ sở khoa học, nhằm tạo ra bước đột phá.

- Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở Học viện là góp phần cùng với Đảng, Nhà nước đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, thế nhưng, việc tiếp cận những thông tin phản diện dành cho những người làm công tác này rất hạn chế, hoặc có thì cũng chỉ được tiếp cận qua những lăng kính khác.  

 - Chưa có sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ giảng dạy.

    Nguyên nhân của hạn chế:

- Số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị
 Về số lượng: đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chỉ có 89 người, trong đó: 86 giảng viên; 03 nghiên cứu viên (03 nghiên cứu viên chỉ mới được tuyển dụng gần đây) so với tổng biên chế của Học viện hiện nay (đến 6/2017) là 205 công chức, viên chức. Như vậy, giảng viên chỉ chiếm khoảng 42% và nghiên cứu viên chỉ chiếm 1,5% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Học viện!

Mặt khác, năng lực và sự say mê nghiên cứu chỉ tập trung vào một số ít người trong đội ngũ giảng viên - những người mà về nhiệm vụ giảng dạy họ cũng phải cáng đáng phần nhiều. Nói khác đi, năng lực, điều kiện và niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong số 86 giảng viên chỉ tập trung vào một số người. 03 nghiên cứu viên cũng chỉ mới tuyển dụng, cần có thêm thời gian và những điều kiện khác nữa để họ có thể đóng góp vào thành tích nghiên cứu khoa học của đơn vị.


Sự liên kết, phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học giữa Học viện III với các Học viện khu vực trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; với các Viện, các Trường trung tâm khoa học trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên còn lỏng lẻo và ít nhiều mang tính “thời vụ”. Hiện trạng đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “đông cứng” về hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trong nổ lực mở rộng “ảnh hưởng” của mình ra ngoài hệ thống Học viện.

Các nhà kinh điển Mác xít rất chí lý khi kết luận: Một khi “tư tưởng” tách rời “lợi ích” thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó! Trừ những người dấn thân, cháy hết mình cho nghiên cứu khoa học (số này cực kỳ ít!) thì tuyệt đại đa số, những người làm công tác nghiên cứu khoa học đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích riêng của chính mình. Những lợi ích từ kết quả nghiên cứu khoa học mang lại cho giảng viên, nghiên cứu viên quá khiêm tốn (cả về vật chất và tinh thần - trừ một số rất ít người ở Học viện III có thu nhập cao nhờ nó). Vì thế, sự thờ ơ hoặc miễn cưỡng của đội ngũ này đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trong một chừng mực nào đó cũng có thể chia xẻ được.

2. Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị khu vực III hiện nay.

2.1. Tăng cường đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên cả về số lượng và chất lượng

        Như trên đã trình bày, số giảng viên của Học viện quá ít khi so sánh với tổng biên chế hiện có của Học viện (chưa đến 50%), trong khi, theo sự hiểu biết chưa đầy đủ của người viết bài này, thì đối với một trường học nói chung, giảng viên phải chiếm tỷ lệ 70% đến 75%. Ở Trường Đảng, bên cạnh việc giảng dạy là nhiệm vụ chính trị đầu tiên thì nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng. Thế mà, với tầm vóc, nhiệm vụ như Học viện III nhưng chỉ vỏn vẹn có 03 nghiên cứu viên (tỷ lệ 1,5%) thì cùng với tỷ lệ giảng viên chưa đến 50% , quả là những con số để chúng ta phải suy nghĩ và giật mình. Giảng viên là lực lượng không chỉ  đảm nhận công tác đào tạo, bồi dưỡng mà còn là nhân tố quyết định đến chất lượng nghiên cứu khoa học của Học viện. Vì vậy, việc tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (mà trước hết và chủ yếu là giảng viên) phải là một trong những nhiệm vụ hiện nay và sắp đến của lãnh đạo Học viện.

        Đồng thời, trên cơ sở các tiêu chí về chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên và nghiên cứu viên, lãnh đạo Học viện III cần thực hiện tốt công tác tạo nguồn (cử đi đào tạo hoặc ký hợp đồng đào tạo), tuyển chọn và sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được tuyển chọn. Đây là giải pháp có tính chiến lược, có ý nghĩa quyết định để tạo ra một lực lượng giảng viên và nghiên cứu viên có tri thức, có lòng nhiệt huyết vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

        Có thể biên chế của Học viện chưa thể tăng trong những năm tới, nhưng “không bột không gột nên hồ”, đây là một giải pháp có tính chiến lược để Học viện III phát huy vị thế với tư cách là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước; trung tâm nghiên cứu khoa học trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên.

2.2.Tạo động lực nghiên cứu khoa học và môi trường nghiên cứu khoa học tốt cho giảng viên, nghiên cứu viên

      Để nghiên cứu khoa học đạt kết quả, đòi hỏi phải hội đủ 3 điều kiện: năng lực nghiên cứu, động lực nghiên cứu và môi trường nghiên cứu tốt.  Điều kiện tiên quyết là có năng lực nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là tìm tòi, phát hiện sáng tạo ra tri thức mới. Vì thế, năng lực nghiên cứu là khả năng sáng tạo, phát hiện cái mới; khả năng đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó.

       Tuy nhiên, yếu tố có năng lực nghiên cứu chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Nếu không có động lực nghiên cứu thì năng lực nghiên cứu sẽ không được kích hoạt, mãi mãi ở dạng tiềm năng. Có động lực nghiên cứu mới thôi thúc người ta nghiên cứu. Động lực càng mạnh mẽ thì năng lực nghiên cứu càng được phát huy tốt. Động lực nghiên cứu của một giảng viên, nghiên cứu viên tùy thuộc vào mỗi người, có thể là: niềm đam mê, ham nghiên cứu tìm tòi cái mới, khát vọng muốn khẳng định bản thân, muốn hơn người khác về danh phận (học hàm, học vị, lợi ích kinh tế,...).

        Ở trong hệ thống Học viện, trừ những đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước có kinh phí khá hấp dẫn (mà không phải ai cũng có cơ may làm chủ nhiệm), còn lại, kinh phí đề tài các cấp quá khiêm tốn, chưa tạo được sự hấp dẫn về mặt hiệu quả kinh tế. Thay vào đó, những người không có đề tài xoay sang làm những việc khác như dạy thêm…. Vì vậy, một giải pháp có tính khả thi là Học viện III có chính sách khen thưởng về vật chất, tinh thần cho tương xứng với những giảng viên, nghiên cứu viên có thành tích cao trong công tác nghiên cứu khoa học. Việc phân bổ đề tài cấp cơ sở hàng năm cũng nên tiến tới xóa bỏ sự bình quân mang tính cào bằng, và có thể có sự ưu tiên nhất định đối với những cá nhân có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học và trong thực hiện đề tài các cấp.  

Môi trường nghiên cứu khoa học tích cực cũng là nhân tố hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học. Một số Viện, nhất là một số trường Đại học có tên tuổi ở nước ta, việc nghiên cứu khoa học đã từng bước được tổ chức làm việc theo nhóm. Trong khi đó ở Học viện, về cơ bản vẫn là phương thức làm việc đơn độc, mỗi người theo đuổi một vấn đề riêng lẻ. Nghiên cứu được tổ chức theo nhóm là một xu thế chủ đạo trong nghiên cứu khoa học hiện nay. Trong một nhóm nghiên cứu, mỗi thành viên có thể theo đuổi các vấn đề  khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu chung. Do đó, các thành viên trong nhóm có mối quan tâm gần gũi với nhau, từ đó có sự hợp tác, giao tiếp trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau, học hỏi lẫn nhau. Tương tác và cộng tác, đó là phương thức làm việc của nhóm nghiên cứu. Thế mạnh của từng người sẽ được phát huy tối đa theo sự cộng hưởng lẫn nhau, còn điểm yếu của mỗi cá nhân sẽ được khắc phục. Chất lượng, hiệu quả nghiên cứu của từng thành viên sẽ tăng lên rất nhiều so với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân và sẽ được lũy tiến theo thời gian. Để hình thành nên nhóm nghiên cứu, điều kiện tiên quyết là phải có nhà nghiên cứu có năng lực uy tín, vạch ra hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu rồi tập hợp quanh mình những đồng nghiệp cùng chí hướng. Chúng ta rất cần những “cánh chim khoa học đầu đàn” như vậy!

Những giải pháp này có thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào các nhân tố: con người, nguồn tài chính và cơ chế, trong đó yếu tố con người, mà trước hết là đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất và có tính quyết định./.

---------------------------------------------------



ກໍ່ສ້າງຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າ
ຕອບສະໜອງຄວາມຮຽກຮ້ອງຍົກສູງຄຸນະພາບການຄົ້ນຄວ້າ
ວິທະຍາສາດຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III
ປະລິນຍາເອກ ເຈິ່ນ ຕັງ ເຂີຍ
 

1. ບັນດາປະກອບສ່ວນຂອງອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າ ສຳລັບວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ໃນຊ່ວງປີມໍ່ໆ ນີ້

     ຖ້າການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດເປັນໜ້າທີ່ຫຼັກ ຂອງນັກຄົ້ນຄວ້າ, ການພ້ອມກັບການສິດສອນ, ມັນເປັນໜຶ່ງ ໃນສອງກິດຈະກຳຕົ້ນຕໍຂອງອາຈານ ຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III (ຕໍ່ໄປນີ້ເອີ້ນວ່າສະຖາບັນ III) ເພື່ອເຮັດ ສຳເລັດບັນດາໜ້າທີ່ຕົ້ນຕໍ່ດັ່ງນີ້:
- ປະກອບສ່ວນຍົກສູງຄຸນະພາບການສຶກສາ - ກໍ່ສ້າງເຊັ່ນ: ປ່ຽນແປງໃໝ່ ແລະສຳເລັດ ສົມບູນເປັນແຕ່ລະບາດກ້າວເນື້ອໃນຫຼັກສູດສິດສອນ (ໝູນໃຊ້ເຂົ້າໃນຫຼັກສູດສິດສອນ ບັນດາພາກວິຊາ ໃຫ້ແກ່ບັນດາປະເພດຫ້ອງຮຽນ; ຮຽບຮຽງໂຄງຮ່າງ, ບົດສອນໃຫ້ແກ່ລະບົບຂັ້ນສູງ ແລະລະບົບເຊົາ ເຜົ່າຈຳນວນໜ້ອຍ).
- ພະຍາຍາມປະກອບສ່ວນ ເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງບາງບັນຫາພື້ນຖານຂອງລັດທິມາກ - ເລນິນ ແລະແນວຄິດໂຮຈິມິນ; ກ່ຽວກັບແນວທາງ, ນະໂຍບາຍຂອງພັກ ແລະລັດເຮົາ, ເພື່ອ ຍົກສູງຄຸນະພາບ ບົດສອນ; ປົກປ້ອງພື້ນຖານແນວຄິດຂອງພັກກອມມູນິດຫວຽດນາມ; ມ້າງເພທຳລາຍບັນດາກົນອຸບາຍ ຫວັງບິດເບືອນ, ປະຕິເສດລັດທິມາກ - ເລນິນ ດ້ວຍບັນດາຫຼັກຖານວິທະຍາສາດ; ພ້ອມກັນນັ້ນ, ປະກອບສ່ວນອັນແນ່ນອນ ເຂົ້າໃນຜົນການກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດລວມ ຂອງສະຖາບັນການ ເມືອງແຫ່ງຊາດໂຮ່ຈິມິນ.
- ຄົ້ນຄວ້າ, ສະຫຼຸບພຶດຕິກຳປ່ຽນແປງໃໝ່ ໃນບັນດາຂົງເຂດສຳຄັນຢູ່ເຂດພາກກາງ - ເຕີຍ ງວຽນ ປະກອບສ່ວນສະໜອງພື້ນຖານວິທະຍາສາດ ໃຫ້ແກ່ບັນດາຄະນະພັກ, ອຳນາດການປົກຄອງ ທ້ອງຖິ່ນໃນເຂດທາບທາມໃນການກຳນົດ ແລະປະຕິບັດນະໂຍບາຍຢູ່ທ້ອງຖິ່ນ.

1.1. ບັນດາຜົນງານທີ່ບັນລຸໄດ້

ໃນຊ່ວງປີມໍ່ໆນີ (2011-2016), ດ້ວຍການຊີ້ນຳຂອງການນຳສະຖາບັນ III; ອົງການຄຸ້ມຄອງ ວິທະຍາສາດ ແລະໂດຍສະເພາະແມ່ນຄວາມພະຍາຍາມຂອງຖັນແຖວອາຈານ, ວຽກງານຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດຂອງສະຖາບັນ III ບັນລຸໄດ້ບາງຜົນງານທີ່ສຳຄັນ:
- ກ່ຽວກັບການຄົ້ນຄວ້າໂຄງການວິທະຍາສາດທຸກຂັ້ນ:
ໃນໄລຍະ 2011-2016, ຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າຂອງສະຖາບັນໄດ້ຜັນຂະຫຍາຍ ປະຕິບັດ 121 ໂຄງການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດທຸກຂັ້ນ, ໃນນັ້ນມີ 2 ໂຄງການຂັ້ນລັດ (ຜ່ານອະນຸມັດ 1 ໂຄງການລະດັບດີເລີດ, 1 ໂຄງການປານກາງ), 2 ໂຄງການຂຶ້ນກັບກອງ Nafoted (ຜ່ານອະນຸ ມັດ 2 ໂຄງການບັນລຸຄາດໝາຍ), 16 ໂຄງການຂັ້ນກະຊວງ (ຜ່ານອະນຸມັດ 7 ໂຄງການລະດັບ ດີເລີດ, 6 ໂຄງການປານກາງ, 3 ໂຄງການຈະຜ່ານອະນຸມັດໃນເດືອນ 6/2017), 101 ໂຄງການຂັ້ນ ຮາກຖານ (ຜ່ານອະນຸມັດ 15 ໂຄງການລະດັບດີເລີດ, 82 ໂຄງການປານກາງ, 1 ໂຄງການ ສຳເລັດ, 3 ໂຄງການບັນລຸຄາດໝາຍ),
ບັນດາໂຄງການວິທະຍາສາດທຸກຂັ້ນ ສຸມໃສ່ຕົ້ນຕໍ່ເຂົ້າໃນການແກ້ໄຂບັນດາ ບັນຫາທິດສະດີ ຂອງລັດທິມາກ - ເລນິນ ແລະແນວຄິດໂຮຈິມິນ; ທັດສະນະ ແນວທາງກາານສ້າງສາ ແລະພັດທະນາ ປະເທດຊາດຂອງພັກກອມມູນິດຫວຽດນາມ, ພຶດຕິກຳປ່ຽນແປງໃໝ່ຢູ່ພາກກາງ ແລະເຕີຍງວຽນ, ຄົ້ນ ຄວ້າບັນດາບັນຫາຮີບດ່ວນທີ່ກຳລັງວາງອອກຢູ່ປະເທດເຮົາເວົ້າລວມ ແລະເວົ້າສະເພາະແມ່ນພາກກາງ - ເຕີຍງວຽນ ໃນຂະບວນການຫັນເປັນອຸດສາຫະກຳ, ທັນສະໄໝປະເທດຊາດ... ຜົນການຄົ້ນຄວ້າ ຂອງບັນດາໂຄງການເຫຼົ່ານີ້ ໄດ້ໝູນໃຊ້ຢ່າງມີປະສິດທິຜົນເຂົ້າໃນວຽກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນພໍສົມ ຄວນສະຖາບັນ, ປະກອບສ່ວນແກ້ໄຂໃນລະດັບທີ່ແນ່ນອນບັນດາບັນຫາເກີດຂຶ້ນ ໃນຂະບວນການປ່ຽນ ແປງໃໝ່ປະເທດຊາດ, ພ້ອມກັນນັ້ນປະກອບສ່ວນຢ່າງຕັ້ງໜ້າເຂົ້າໃນກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດ ຂອງສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ ໂຮ່ຈິມິນ.
- ກ່ຽວກັບກອງປະຊຸມສຳມະນາ, ສົນທະນາວິທະຍາສາດ:
ພ້ອມກັບການຜັນຂະຫຍາຍ ປະຕິບັດໂຄງກນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໃນທຸກຂັ້ນ, ໃນໄລຍະແຕ່ 2011 - 2016, ຖັນແຖວອາຈານຂອງສະຖາບັນ III ໄດ້ເຂົ້າຮ່ວມກອງປະຊຸມສຳມະນາ, ກອງປະຊຸມ ວິທະຍາສາດ 40 ຄັ້ງກ່ຽວກັບບັນຫາທິດສະດີ, ພຶດຕິກຳ ທີ່ກຳລັງໄດ້ຮັບຄວາມສົນໃຈ. ນອກຈາກນັ້ນ, ອາຈານ ແລະນັກຄົ້ນຄວ້າ (ສ່ວນຫຼາຍແມ່ນອາຈານ) ຢູ່ບັນດາໜ່ວຍງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນຂອງ ສະຖາບັນ III ໃນປະຈຳປີໄດ້ເຂົ້າຮ່ວມການສົນທະນາວິທະຍາສາດແຕ່ 15 ເຖິງ 20 ຄັ້ງກ່ຽວກັບ ວິຊາສະເພາະຂຶ້ນກັບຂົງເຂດກິດຈະກຳຂອງຕົນ. ບັນດາກອງປະຊຸມສຳມະນາ, ສົນທະນາໄດ້ ປະກອບ ສ່ວນເຮັດໃຫ້ຈະແຈ້ງບາງບັນຫາທິດສະດີ ແລະພຶດຕິກຳ ທີ່ຮີບດ່ວນປັດຈຸບັນເຊັ່ນ: ສ້າງສາ ແລະພັດ ທະນາພື້ນຖານເສດຖະກິດກຳນົດທິດສັງຄົມນິຍົມຢູ່ຫວຽດນາມ; ກ່ຽວກັບລັດທິມາກ ໃນສະໄໝປັດຈຸບັນ; ກ່ຽວກັບການສ້າງສາລະບົບການເມືອງທຸກຂັ້ນ ຢູ່ບັນດາແຂວງພາກກາງ ແລະເຕີຍງວຽນ... ບັນດາ ກອງປະຊຸມສຳມະນາໄດ້ເຕົ້າໂຮມສ່ວນຫຼາຍ ບັນດາພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ ແລະສິດສອນໃນສະຖາບັນ ເຂົ້າຮ່ວມ, ເປັນແວດລ້ອມທີ່ສະດວກເພື່ອໃຫ້ຖັນແຖວພະນັກງານວິທະຍາສາດໜຸ່ມ ມີເງື່ອນໄຂສະແດງ ຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າຂອງຕົນ. ຜ່ານນັ້ນ ຄວາມຮັບຮູ້ຂອງຖັນແຖວພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນ ຂອງສະຖາບັນ III ກ່ຽວກັບແນວທາງກໍ່ສ້າງພັກ ແລະພັດທະນາປະເທດຊາດໃນໄລຍະຂ້າມຜ່ານກ້າວສູ່ ສັງຄົມນິຍົມນັບມື້ນັບໄດ້ຮັບຍົກສູງ, ການໝູນໃຊ້ຜົນງານການຄົ້ນຄວ້າ ເຂົ້າໃນວຽກງານສິດສອນ ທິດ ສະດີການເມືອງ ນັບມື້ນັບມີປະສິດທິຜົນ, ປະກອບສ່ວນຕັ້ງໜ້າເຂົ້າໃນການຍົກສູງຄວາມຮັບຮູ້, ທິດສະ ດີມາກ - ເລນິນ ໃຫ້ແກ່ນັກຮຽນທີ່ຮຽນຢູ່ສະຖາບັນ III.
- ຈັດພິມຈຳໜ່າຍ ແລະປະກາດບັນດາບົດໜັງສືພິມວິທະຍາສາດໃນວາລະສານແຫ່ງຊາດ.
ການລົງທຶນຄົ້ນຄວ້າ ເພື່ອປະກາດບັນດາໂຄງການວິທະຍາສາດ ຂອງບັນດາບຸກຄົນໃນບັນດາ ປື້ມ, ວາລະສານແຫ່ງຊາດ ເວລາໃດກໍໄດ້ພະນັກງານສິດສອນ, ນັກຄົ້ນຄວ້າເອົາໃຈໃສ່.  ໃນໄລຍະແຕ່ 2011 - 2016, ພະນັກງານວິທະຍາສາດຂອງສະຖາບັນ III (ສ່ວນໃຫຍ່ແມ່ນອາຈານ) ໄດ້ປະກາດ ບົດໜັງສືມພິມວິທະຍາສາດປະມານ 785 ສະບັບໃນບັນດາວາລະສານວິທະຍາສາດແຫ່ງຊາດ, ຈັດພິມ ຈຳໜ່າຍໄດ້ປື້ມທາບທາມ, ທາບທາມສະເພາະທຸກປະເພດ 60 ຫົວ. ການຈັດພິມຈຳໜ່າຍ ແລະປະກາດບົດໜັງສືພິມ ວິທະຍາສາດໃນບັນດາວາລະສານ ວິທະຍາສາດໄດ້ປະກອບ ສ່ວນຍົກສູງຊື່ສຽງວິທະຍາສາດ ຂອງສະຖາບັນ.
- ກ່າວປາໄສຂ່າວສານວິທະຍາສາດ:
ປະຈຳປີ, ມີແຕ່ 4 ເຖິງ 5 ວັນສະຖາບັນຈະເຊີນການນຳ, ຄຸ້ມຄອງຈຳນວນໜຶ່ງຢູ່ບັນດາ ທ້ອງຖິ່ນ, ບັນດານັກວິທະຍາສາດ ທີ່ມີຊື່ສຽງມາລາຍງານ, ກ່າວປາໄສບັນດາບັນຫາພຶດຕິກຳ, ທິດສະດີ, ໃຫ້ພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນຂອງສະຖາບັນເຂດ III.
ບັນດາການກ່າວປາໄສ ວິທະຍາສາດໄດ້ຊ່ວຍໃຫ້ພະນັກງານ, ນັກຮຽນມີເງື່ອນໄຂປັບປຸງບັນດາ ຄວາມຮູ້ໃໝ່, ບັນດາຄວາມຮູ້ດ້ານວິທະຍາສາດມີຄວາມສັງລວມສູງ; ນຳມາປະສິດທິຜົນເປັນຈິງສຳລັບ ການຍົກສູງຄວາມຮັບຮູ້ທິດສະດີ, ປະສົບການຕົວຈິງຂອງພະນັກງານ ແລະນັກຮຽນຂອງສະຖາບັນ III.
ສາເຫດຂອງຜົນງານ:
- ແຜນການ ແລະຂະບວນການຜັນຂະຫຍາຍກິດຈະກຳວິທະຍາສາດຂອງອົງການຄຸ້ມຄອງວິທະ ຍາສາດຂອງສະຖາບັນ ໄດ້ມີຄວາມເປັນເຈົ້າການທີ່ຈຳເປັນ ບົນພື້ນຖານແມ່ນໃກ້ຊິດໜ້າທີ່ການເມືອງ ຂອງສະຖາບັນ ແລະຍາດເອົາຄຳຄິດຄຳເຫັນຂອງບັນດານັກວິທະຍາສາດ.
- ເຖິງແມ່ນວ່າ ຜົນງານໃນການຮ່ວມມືກັບບັນດາໜ່ວຍງານ ໃນສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ; ກັບບັນດາສູນວິທະຍາສາດສັງຄົມຢູ່ພາກກາງ - ເຕີຍງວຽນ ກໍຄືກັບບາງຄູ່ຮ່ວມມືສາກົນ (ບາງໂຮງຮຽນ ພັກຂອງຈີນ; ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ....) ຍັງບໍ່ທັນສົມກັບຄວາມສາມາດບົ່ມ ຊ້ອນ, ຄວາມປາຖະໜາຂອງທັງສອງຝ່າຍກໍຕາມ, ແຕ່ວ່າໜ້ອຍ ຫຼືຫຼາຍກໍສ້າງບັນດາ “ເຂດດິນ” ໃໝ່ ສຳລັບການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າຂອງສະຖາບັນ.
- ເຖິງແມ່ນວ່າຢູ່ລະດັບທີ່ຈຳກັດ, ແຕ່ການລະດົມກຳລັງໃຈ, ຍ້ອງຍໍສັນລະເສີນຢ່າງທັນເວລາຕໍ່ ບັນດາບຸກຄົນ, ລວມໝູ່ມີຜົນງານຫຼາຍ ໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດປະຈຳປີ ກໍໄດ້ຖືວ່າເປັນໜຶ່ງໃນ ບັນດາປັດໄຈ ກະຕຸ້ນກຳລັງແຮງຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງພະນັກງານຄົ້ນຄວ້າ, ສິດສອນ.

1.2. ບັນດາຂໍ້ຈຳກັດ, ຄົງຄ້າງ

ຄ່ຽງຄູ່ກັບຜົນງານທີ່ບັນລຸໄດ້ ຄຸນະພາບການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຢູ່ສະຖາບັນເວລາທີ່ຜ່ານມາ ກໍເປີດອອກບັນດາຂໍ້ຈຳກັດ, ຄົງຄ້າງ:
- ວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງສະຖາບັນປະສອບສ່ວນບໍ່ຫຼາຍເຂົ້າໃນວຽກງານທິດສະດີ ຂອງພັກໃນພະລາກິດປ່ຽນແປງໃໝ່ ກໍຄືການພັດທະນາວິທະຍາສາດ ຂອງສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງ ຊາດໂຮ່ຈິມິນ. ຄຸນະພາບການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດບໍ່ທັນສູງ, ມີຫຼາຍໂຄງການຄົ້ນຄວ້າ ມີລັກສະນະ ໝູນໃຊ້ເຂົ້າໃນຕົວຈິງ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນບັນດາໂຄງການຄົ້ນຄວ້າ ຮັບໃຊ້ໂດຍກົງສຳລັບການປ່ຽນ ແປງໃໝ່ເນື້ອໃນ, ຫຼັກສູດ ແລະຍົກສູງຄຸນະພາບສິດສອນຢູ່ສະຖາບັນ.
- ຢູ່ໃນອາຈານສ່ວນໃຫຍ່, ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໄດ້ປະຕິບັດເມື່ອພຽງແຕ່ວ່າໂດຍຄວາມ ກົດດັນ ເພື່ອບັນລຸມາດຕະຖານການແຂ່ງຂັນປະຈຳປີ, ມັນບໍ່ກຳເນີດຈາກຄວາມຕ້ອງການ ຍົກສູງ ຄຸນະພາບສິດສອນ ຫຼືຫິວໂຫຍຊອກຫາອັນໃໝ່. ມີໂຄງການຈຳນວນໜ້ອຍຄົ້ນຄວ້າ ທີ່ກ້າຫານສະເໜີ ຄຳຄິດຄຳເຫັນ, ຫົວຄິດປະດິດສ້າງ ບົນພື້ນຖານວິທະຍາສາດ, ເພື່ອສ້າງອອກມາການໂດດຂັ້ນ.
- ໜຶ່ງໃນບັນດາໜ້າທີ່ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຢູ່ສະຖາບັນ ເປັນປະກອບສ່ວນຮ່ວມກັບພັກ, ລັດຕໍ່ຕ້ານກັບບັນດາທຳນອງກ່າວອ້າງທີ່ຜິດພາດ ຂອງບັນດາກຳລັງປໍລະປັກ, ແຕ່ວ່າການເຂົ້າເຖິງບັນ ດາຂໍ້ມູນກົງກັນຂ້າມສຳລັບຜູ້ທີ່ເຮັດວຽກງານເຫຼົ່ານີ້ຈຳກັດຫຼາຍ, ຫຼືມີ ແມ່ນພຽງແຕ່ການເຂົ້າເຖິງຜ່ານ ຊ່ອງທາງອື່ນ.
- ບໍ່ທັນມີການປະສານສົມທົບຢ່າງແໜ້ນແຟ້ນ ລະຫວ່າງກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ກັບ ໜ້າທີ່ການສິດສອນ.
ສາເຫດຂອງຂໍ້ຈຳກັດ:
- ຈຳນວນ ແລະຄຸນະພາບຂອງຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າບໍ່ທັນທຽບເທົ່າກັບໜ້າທີ່ການເມືອງ
- ກ່ຽວກັບຈຳນວນ: ຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າມີພຽງແຕ່ 89 ຄົນ, ໃນນັ້ນອາຈານ 86 ຄົນ; ນັກຄົ້ນຄວ້າ 03 ຄົນ (ນັກຄົ້ນຄວ້າ 03 ຄົນ ມີພຽງແຕ່ຫາກໍຮັບສະໝັກໃນເວລາມໍ່ໆນີ້) ຖ້າທຽບ ກັບການບັນຈຸລວມຂອງສະຖາບັນໃນປັດຈຸບັນ (ເຖິງເດືອນ 06/2017) ລັດຖະກອນ, ພາລະກອນເປັນ 205 ຄົນ: ຄືແນວນັ້ນ, ອາຈານກວມເອົາພຽງແຕ່ 42% ແລະນັກຄົ້ນຄວ້າ ກວມເອົາພຽງແຕ່ 1,5%   ຖ້າທຽບກັບພະນັກງານ, ລັດຖະກອນ, ພາລະກອນ ທັງໝົດຂອງສະຖາບັນ.
ອີກດ້ານໜຶ່ງ, ຄວາມສາມາດ ແລະຄວາມຮັກໝັກຄົ້ນຄວ້າສຸມໃສ່ພຽງແຕ່ຈຳນວນໜ້ອຍ ໃນ ຖັນແຖວອາຈານ - ຜູ້ທີ່ທາງດ້ານໜ້າທີ່ສິດສອນ ເຂົາເຈົ້າຕ້ອງຮັບຜິດຊອບເປັນສ່ວນຫຼາຍ. ເວົ້າຢ່າງ ອື່ນ, ຄວາມສາມາດ, ເງື່ອນຂ ແລະຄວາມຮັກມັກຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໃນຈຳນວນອາຈານທັງໝົດ 86 ຄົນຈະສຸມໃສ່ພຽງແຕ່ບາງຄົນ. ນັກຄົ້ນຄວ້າ 03 ຄົນມີພຽງແຕ່ຫາກໍຮັບສະໝັກ, ຈຳເປັນຕ້ອງມີ ເວລາ ແລະບັນດາເງື່ອນໄຂອື່ນໆອີກ ເພື່ອໃຫ້ເຂົາເຈົ້າ ສາມາດປະກອບສ່ວນເຂົ້າໃນຜົນງານຄົ້ນຄວ້າ ວິທະຍາສາດຂອງໜ່ວຍງານ.
     - ການຮ່ວມສຳພັນ, ປະສານສົມທົບໃນວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ລະຫວ່າງສະຖາບັນ III ກັບບັນດາສະຖາບັນເຂດ ໃນລະບົບສະຖາບັນການເມືອງແຫ່ງຊາດ ໂຮ່ຈິມິນ; ກັບບັນດາສະຖາບັນ, ບັນດາໂຮງຮຽນ, ສູນວິທະຍາສາດ ໃນພື້ນທີ່ພາກກາງ - ເຕີຍງວຽນ ຍັງບໍ່ທັນແໜ້ນແຟ້ນ ແລະຫຼາຍ ຫຼືໜ້ອຍມີລັກສະນະ “ລະດູການ”. ສະພາບການແນວນັ້ນ ກໍເປັນໜຶ່ງໃນບັນດາສາເຫດພາເຖິງການ  “ແຂງກ້າ” ກ່ຽວກັບການກິດຈະກຳຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດຂອງ ຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າໃນຄວາມ ພະຍາຍາມເປີດກວ້າງ “ອິດທິພົນ” ຂອງຕົນອອກຈາກພາຍນອກລະບົບສະຖາບັນ.
- ບັນດານັກຜູກລັດທິມາກຊິດ ສົມເຫດສົມຜົນຫຼາຍ ເມື່ອສະຫຼຸບ: ເມື່ອ “ແນວຄິດ” ແຍກອອກ ຈາກ “ຜົນປະໂຫຍດ” ແນ່ນອນວ່າມັນຈະເຮັດໃຫ້ເສຍຊື່ສຽງກຽດຕິຍົດດ້ວຍຕົນເອງ! ເວັ້ນເສຍແຕ່ຜູ້ທີ່ ເຂົ້າຮ່ວມ, ເຮັດທຸກຄວາມສາມາດໃຫ້ແກ່ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ (ຈຳນວນເຫຼົ່ານີ້ໜ້ອຍທີ່ສຸດ) ແມ່ນ ສ່ວນຫຼາຍ, ຜູ້ທີ່ເຮັດວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ລ້ວນແຕ່ເພື່ອຈຸດປະສົງຊອກຫາຜົນປະໂຫຍດ ສ່ວນຕົວຂອງຕົນເອງ. ບັນດາຜົນປະໂຫຍດຈາກຜົນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ນຳມາໃຫ້ແກ່ອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າຍັງຈຳກັດຫຼາຍ (ນັບທັງວັດຖຸ ແລະຈິດໃຈ - ເວັ້ນເສຍແຕ່ຈຳນວນໜ້ອຍຢູ່ສະຖາບັນເຂດ III ມີລາຍຮັບສູງໂດຍອາໄສມັນ). ດັ່ງນັ້ນ, ຄວາມເພີກເສີຍ ຫຼືຈຳໃຈເຮັດຂອງຖັນແຖວເຫຼົ່ານີ້ ສຳລັບ ໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ, ໃນລະດັບໃດໜຶ່ງ ອາດຈະແບ່ງປັນໄດ້.

2. ບາງວິທີແກ້ ໃນການກໍ່ສ້າງຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າ ເພື່ອຕອບສະໜອງຄວາມຮຽກ ຮ້ອງຍົກສູງຄຸນະພາບຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຢູ່ສະຖາບັນການເມືອງເຂດ III ປັດຈຸບັນ.

2.1. ປະກອບເພີ່ມເຕີມຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າ ທັງຈຳນວນ ແລະຄຸນະພາບ

ດັ່ງຄືຂ້າງເທິງໄດ້ສສະເໜີແລ້ວ, ຈຳນວນອາຈານຂອງສະຖາບັນແມ່ນໜ້ອຍ ຖ້າທຽບກັບການ ບັນຈຸທັງໝົດທີ່ມີຢູ່ປັດຈຸບັນຂອງສະຖາບັນ (ບໍ່ເຖິງ 50%), ແຕ່ໃນຂະນະນັ້ນ, ຕາມຄວາມເຂົ້າໃຈທີ່ບໍ່ ທັນຄົບຂອງຜູ້ຂຽນບົດນີ້, ແມ່ນສຳລັບໂຮງຮຽນໜຶ່ງເວົ້າລວມ, ອາຈານຕ້ອງກວມເອົາອັດຕາ 70% ເຖິງ 75%. ຢູ່ໂຮງຮຽນພັກ, ຄ່ຽງຄູ່ກັບການສິດສອນ ເປັນໜ້າທີ່ການເມືອງທຳອິດ, ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາ ສາດເປັນໜ້າທີ່ສຳຄັນ. ດັ່ງນັ້ນ, ດ້ວຍຄວາມຊື່ສຽງ, ໜ້າທີ່ຄືສະຖາບັນ III ແຕ່ມີພຽງແຕ່ນັກຄົ້ນຄວ້າ 03 ຄົນ (ອັດຕາ 1,5%) ແມ່ນພ້ອມກັບອັດຕາອາຈານບໍ່ທັນເຖິງ 50%, ເປັນຕົວເລກທີ່ໃຫ້ພວກເຮົາ ຕ້ອງນຶກຄິດ ແລະຕົກໃຈ. ອາຈານເປັນກຳລັງທີ່ບໍ່ພຽງແຕ່ຮັບຜິດຊອບວຽກງານກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງເທົ່ານັ້ນ ຫາກຍັງເປັນປັດໄຈຕັດສິນຄຸນະພາບການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ຂອງສະຖາບັນ. ເພາະສະນັ້ນ, ການ ປະກອບເພີ່ມເຕີມຈຳນວນ ແລະຄຸນະພາບຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າ (ຊຶ່ງກ່ອນອື່ນໝົດ ແລະ ສ່ວນຫຼາຍແມ່ນອາຈານ) ຕ້ອງເປັນໜຶ່ງໃນບັນດາໜ້າທີ່ປັດຈຸບັນ ແລະຕໍ່ມາຂອງການນຳສະຖາບັນ.
ພ້ອມກັນນັ້ນ, ບົນພື້ນຖານແມ່ນບັນດາມາດຕະຖານກ່ຽວກັບ ຄຸນະພາບຖັນແຖວພະນັກງານ ອາຈານ ແລະນັກຄົ້ນຄວ້າ, ການນຳສະຖາບັນ III ຕ້ອງປະຕິບັດຢ່າງດີວຽກງານສ້າງແຫຼ່ງສະໜອງ (ສົ່ງໄປກໍ່ສ້າງ ຫຼືເຊັນສັນຍາກໍ່ສ້າງ), ຮັບສະໝັກ ແລະໃຊ້ງານຢ່າງເໝາະສົມຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນ ຄວ້າໄດ້ຮັບສະໝັກ. ນີ້ເປັນວິທີແກ້ມີລັກສະນະຍຸດທະສາດ, ມີຄວາມໝາຍຕັດສິນ ເພື່ອສ້າງອອກມາ ກຳລັງອາຈານ ແລະນັກຄົ້ນຄວ້າມີປັນຍາ, ມີຄວາມຮັກມັກເພື່ອພາລະກຳການສຶກສາ ແລະກໍ່ສ້າງ.
ການບັນຈຸຂອງສະຖາບັນ ອາດຈະບໍ່ທັນເພີ່ມຂຶ້ນໃນຊ່ວງປີຕໍ່ມາ, ແຕ່ “ບໍ່ມີແປ້ງບໍ່ແຕ່ງເຂົ້າໜົມ ໄດ້”, ນີ້ເປັນວິທີແກ້ມີລັກສະນະຍຸດທະສາດເພື່ອໃຫ້ສະຖາບັນ III ເສີມຂະຫຍາຍຖານະຕຳແໜ່ງ ດ້ວຍ ຖານະເປັນສູນກໍ່ສ້າງ, ບຳລຸງພະນັກງານແຫ່ງໜຶ່ງຂອງພັກ, ລັດ, ສູນຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດໃນພື້ນທີ່ ພາກກາງ - ເຕີຍງວຽນ.

2.2. ສ້າງກຳລັງແຮງຈຸງໃຈຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ແລະແວດລ້ອມຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດທີ່ດີ ໃຫ້ແກ່ອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າ

ເພື່ອໃຫ້ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດບັນລຸຜົນ, ຮຽກຮ້ອງຕ້ອງມີຄົບ 3 ເງື່ອນໄຂ: ຄວາມສາມາດ ຄົ້ນຄວ້າ, ກຳລັງແຮງຈຸງໃຈຄົ້ນຄວ້າ ແລະແວດລ້ອມຄົ້ນຄວ້າທີ່ດີ. ເງື່ອນໄຂກ່ອນອື່ນໝົດແມ່ນຕ້ອງມີ ຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າ. ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດແມ່ນການຊອກຫາ, ປະກົດເຫັນ, ຫົວຄິດປະດິດສ້າງອອກ ມາຄວາມຮູ້ໃໝ່. ເພາະສະນັ້ນ, ຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າແມ່ນຄວາມສາມາດປະດິດສ້າງ, ປະກົດເຫັນ ອັນໃໝ່; ຄວາມສາມາດສະເໜີບັນກາວິທີແກ້ທີ່ບໍ່ຊ້ຳ ແລະມີປະສິດທິຜົນ ພື່ອແກ້ໄຂບັນຫາໜຶ່ງທີ່ຍາກ.
ຢ່າງໃດກໍຕາມ, ປັດໄຈຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າ ເປັນພຽງແຕ່ເງື່ອນທີ່ຈຳເປັນ ແຕ່ບໍ່ທັນຄົບຖ້ວນ. ຖ້າບໍ່ມີກຳລັງແຮງຄົ້ນຄວ້າ ແມ່ນຄວາມສາມາດຄົ້ນຄວ້າຈະບໍ່ໄດ້ເປີດໃຊ້, ມັນຢູ່ແບບຄວາມບົ່ມຊ້ອນ ຕະຫຼອດໄປ. ມີກຳລັງແຮງຄົ້ນຄວ້າ ຈຶ່ງກະຕຸ້ນຄົນເຮົາຄົ້ນຄວ້າ. ກຳລັງແຮງຍິ່ງແຂງແຮງຄວາມສາມາດ ຄົ້ນຄວ້າຍິ່ງໄດ້ຮັບເສີ່ມຂະຫຍາຍຢ່າງດີ. ກຳລັງແຮງຄົ້ນຄວ້າຂອງອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າຜູ້ໜຶ່ງຈະຂຶ້ນຢູ່ ກັບແຕ່ລະຄົນ, ອາດຈະເປັນຄວາມຮັກມັກ, ມັກຄົ້ນຄວ້າຊອກຫາອັນໃໝ່, ຫິວໂຫຍຢາກຢືນຢັນຕົວເອງ, ຢາກເກີນຜູ້ອື່ນກ່ຽວກັບຖານະຕຳແໜ່ງ (ນາມມະຍົດ, ວິທະຍາຖານະ, ຜົນປະໂຫຍດດ້ານເສດຖະກິດ ແລະອື່ນໆ)
ຢູ່ໃນລະບົບສະຖາບັນ, ເວັ້ນເສຍແຕ່ໂຄງການຂັ້ນກະຊວງ, ຂັ້ນລັດ ມີຄ່າໃຊ້ຈ່າຍທີ່ໜ້າດຶງດູດ (ບໍ່ແມ່ນວ່າຜູ້ໃດກໍມີໂອກາດເປັນຫົວໜ້າ), ສ່ວນຍັງເຫຼືອ ຄ່າໃຊ້ຈ່າຍສຳລັບໂຄງການຈຳກັດຫຼາຍ, ບໍ່ທັນ ສ້າງຄວາມດຶງດູດດ້ານປະສິດທິຜົນເສດຖະກິດ. ແທນເຂົ້ານັ້ນ, ຜູ້ທີ່ບໍ່ມີໂຄງການ ຫັນມາເຮັດບັນດາ ວຽກງານອື່ນໆ ເຊັ່ນສອນເພີ່ມເຕີມ... ເພາະະສະນັ້ນ, ວິທີແກ້ໜຶ່ງທີ່ມີຄວາມເປັນໄປໄດ້ແມ່ນສະຖາບັນ III ມີນະໂຍບາຍຍ້ອງຍໍສັນລະເສີນດ້ານວັດຖຸ, ຈິດໃຈໃຫ້ສົມກັບບັນດາອາຈານ, ນັກຄົ້ນຄວ້າທີ່ມີຜົນງານ ສູງໃນວຽກງານຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ການຈັດສັນໂຄງການຂັ້ນຮາກຖານໃນປະຈຳປີ ກໍກ້າວສູ່ການ ລົບລ້າງຄວາມສະເລ່ຍ ມີລັກສະນະຈັດເທົ່າກັນ ແລະອາດຈະມີການໃຫ້ບູລິມະສິດໃດໜຶ່ງສຳລັບບຸກຄົນ ມີຜົນງານສູງໃນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ແລະໃນການປະຕິບັດໂຄງການທຸກຂັ້ນ.
ແວດລ້ອມຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດທີ່ກ້າວໜ້າ ກໍເປັນປັດໄຈທີ່ສຳຄັນຫຼາຍ ຕັດສິນໃຈຕໍ່ຄຸນະພາບ, ປະສິດທິຜົນການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ. ສະຖາບັນຈຳນວນໜຶ່ງ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນມະຫາວິທະຍາໄລ ຈຳນວນໜຶ່ງ ທີ່ມີຊື່ສຽງຢູ່ປະເທດເຮົາ, ການຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດ ໄດ້ຮັບການຈັດຕັ້ງເຮັດວຽກເປັນກຸ່ມ ເປັນກ້າວໆ. ໃນຂະນະນັ້ນ ຢູ່ສະຖາບັນ, ໂດຍພື້ນຖານແລ້ວ ຍັງເປັນວິທີການເຮັດວຽກແບບບຸກຄົນ, ແຕ່ລະຄົນຈະຄົ້ນຄວ້າໜຶ່ງບັນຫາສະເພາະ. ການຄົ້ນຄວ້າໄດ້ຈັດຕັ້ງຕາມກຸ່ມ ເປັນທ່າອ່ຽງຕົ້ນຕໍໃນການ ຄົ້ນຄວ້າວິທະຍາສາດປັດຈຸບັນ, ໃນກຸ່ມຄົ້ນຄວ້າໜຶ່ງດ ແຕ່ລະສະມາຊິກອາດຈະຄົ້ນຄວ້າບັນດາບັນຫາ  ແຕກຕ່າງກັນ ແຕ່ພ້ອມກັນກ້າວເຖິງເປົ້າໝາຍລວມ. ດັ່ງນັ້ນ, ບັນດາສະມາຊິກໃນກຸ່ມ ມີຄວາມເອົາໃຈ ໃສ່ສະໜິດສະໜົມຕໍ່ກັນ, ຈາກນັ້ນມີຄວາມຮ່ວມມື, ທັກທາຍແລກປ່ຽນ, ແບ່ງປັນຄວາມນຶກຄິດຕໍ່ກັນ, ຮຽນຮູ້ຊຶ່ງກັນ ແລະກັນ. ສະທ້ອນ ແລະຮ່ວມມື, ນັ້ນເປັນວິທີການເຮັດວຽກຂອງກຸ່ມຄົ້ນຄວ້າ. ທ່າແຮງ ຂອງແຕ່ລະຄົນ ຈະໄດ້ຮັບການເສີມຂະຫຍາຍຢ່າງຫຼາຍສຸດ ຕາມການປະສົມຊຶ່ງກັນ ແລະກັນ, ຍັງຈຸດ ອ່ອນຂອງແຕ່ລະຄົນຈະໄດ້ແກ້ໄຂ. ຄຸນະພາບ, ປະສິດທິຜົນການຄົ້ນຄວ້າຂອງແຕ່ລະສະມາຊິກຈະເພີ່ມ ຂຶ້ນຫຼາຍ ຖ້າທຽບກັບການເຮັດວຽກຕາມເປົ້າໝາຍຂອງແຕ່ລະບຸກຄົນ ແລະຈະໄດ້ກ້າວເປັນອັນດັບຕາມ ເວລາ. ເພື່ອກຳເນີດຂຶ້ນກຸ່ມຄົ້ນຄວ້າ, ເງື່ອນໄຂກ່ອນອື່ນໝົດແມ່ນຕ້ອງມີນັກຄົ້ນຄວ້າທີ່ມີຄວາມສາມາດ ຊື່ສຽງ, ກຳນົດທິດການຄົ້ນຄວ້າ ແລະເປົ້າໝາຍການຄົ້ນຄວ້າ ແລ້ວເຕົ້າໂຮມອ້ອມຂ້າງຕົນເອງ ບັນດາ ຜູ້ຮ່ວມງານທີ່ມີທິດກ້າວດຽວກັນ. ພວກເຮົາຈຳເປັນຕ້ອງມີບັນດາ “ປີກນົກວິທະຍາສາດນຳໜ້າ” ຄືແນວນັ້ນ
     ບັນດາວິທີແກ້ເຫຼົ່ານີ້ ຈະປະຕິບັດຢ່າງມີປະສິດທິຜົນ ຫຼືບໍ ຈະຂຶ້ນກັບບັນດາປັດໄຈ: ມະນຸດ, ແຫຼ່ງການເງິນ ແລະກົນໄກ, ໃນນັ້ນປັດໄຈມະນຸດ, ຊຶ່ງກ່ອນອື່ນໝົດແມ່ນຖັນແຖວອາຈານ, ນັກຄົ້ນ ຄວ້າເປັນປັດໄຈແກ່ນສານ, ສຳຄັນທີ່ສຸດ ແລະມີລັກສະນະຕັດສິນ.




Những tin cũ hơn