20:41 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 441

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13937

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1525886

Chuyên mục Công nghệ

Trang chủ » News » Koha

Hướng dẫn cài đặt Koha cho hệ điều hành Ubuntu - Phần 1

Thứ tư - 01/10/2014
Khi cài đặt Koha, bạn có thể cài đặt theo 2 cách: tarball (cài từ gói phần mềm Koha mà bạn có thể download về từ trang chủ

) hoặc packages (cài đặt trực tiếp nhờ việc cài các gói phần mềm được cung cấp sẵn qua hệ thống phần mềm của Ubuntu). Bài viết này hướng dẫn bạn cách cài đặt đơn giản, tiện lợi mà hiệu quả hơn cho quá trình sử dụng, cách thứ 2. Hướng dẫn chi tiết bằng tiếng anh bạn có thể xem thêm tại đây:
1. Phần một: Cài đặt bước đầu
Đầu tiên bạn mở terminal lên (vào biểu tượng Ubuntu trên cùng bên trái, đánh dòng chữ terminal vào)
[IMG]
Sau đó bạn cần add nguồn Koha vào trong source.list của Ubuntu. Việc này giúp cho quá trình update Koha về sau thuận lợi, cũng như việc cài đặt các gói phần mềm con cần thiết trong quá trình cài đặt Koha:
sudo nano /etc/apt/sources.list
Bạn có thể thay nano bằng gedit hoặc vi tùy thuộc phiên bản Ubuntu bạn dùng là desktop hay server. Chú ý rằng nhập password trong Ubuntu không hiện lên trên màn hình.
[IMG]
Trước khi bắt đầu bước tiếp, nói qua một chút về Koha. Koha có 3 phiên bản được hỗ trợ cài đặt qua cách cài đặt packages này:
Current Stable Version
Hiện tại, 3.12.x là phiên bản mới nhất, bạn muốn cài phiên bản này thì add dòng sau vào file sources.list:
deb http://debian.koha-community.org/koha squeeze main
Old Stable Version
Đây là phiên bản Koha 3.10.x được hỗ trợ tốt nhất hiện tại, ít lỗi hơn phiên bản 3.8.x, mà lại có nhiều tính năng mới hơn, bạn muốn cài phiên bản này thì add dòng sau vào file sources.list:
deb http://debian.koha-community.org/koha oldstable main
Development Version
Nếu bạn muốn phát triển một số tính năng Koha, hoặc tìm hiểu quá trình xây dựng các gói phần mềm trong Koha cho phiên bản mới, bạn có thể cài phiên bản Koha development này (hiện tại 3.14), add dòng sau vào file sources.list :
deb http://debian.koha-community.org/koha squeeze-dev main
Như trong hướng dẫn, cũng là trong quá trình update cho hệ thống Koha của Dreamlib, chúng tôi dùng phiên bản mới nhất Koha 3.12.x:
[IMG]
Với câu lệnh nano, bạn có thể dùng chuột copy, paste từ màn hình vào trong văn bản, sau đó dùng Ctrl+X, chọn Y, sau đó bấm Enter để Save. Chi tiết bạn xem thêm hình dưới. Sau này tôi sẽ không đề cập lại những thao tác cơ bản này.
[IMG]
Bấm Y lựa chọn Yes, sau Enter để save.
[IMG]
Tiếp theo đó bạn add key dành cho Koha vào trong HĐH Ubuntu (đảm bảo Koha có thể update được):
wget -O- http://debian.koha-community.org/koha/gpg.asc | sudo apt-key add -
[IMG]
2.Bước 2- Tiến hành update hệ thống và cài đặt Koha
Bây giờ bạn đã có thể update và upgrade hệ thống Ubuntu với 2 câu lệnh sau:
sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade
[IMG]
[IMG]
Vì Ubuntu của mình mới update nên không nhiều phần mềm cần update lắm, những nếu bạn mới cài Ubuntu và Koha lần đầu, có thể sẽ đợi khá lâu để Ubuntu update các gói phần mềm cần thiết. Bấm Y và ngồi đợi thôi!
Sau khi kết thúc upgrade, bạn cần tiến hành cài mysql-server:
sudo apt-get install mysql-server
[IMG]
Và chọn Yes.
[IMG]
Và nhập password cho mysql, chú ý đây là password rất quan trọng dành cho root user, bạn phải nhớ kĩ nó:
[IMG]
[IMG]
Sau đó nhập lại và đợi sau khi cài xong mysql-server thì chúng ta tiến hành cài đặt koha với câu lệnh:
sudo apt-get install koha-common
[IMG]Sau đó bấm Y để hệ thống download gói Koha-common về và tiến hành cài đặt
[IMG]
Kết thúc quá trình cài đặt Koha.
  • If you see:
Errors were encountered while processing:
libapache2-mpm-itk
apache2-mpm-itk
koha-common

Then run:
sudo a2dismod mpm_event
sudo apt-get install -f

  • If you try to access Koha, but you get a file save dialogue box from your browser, then run:
sudo a2enmod cgi
sudo service apache2 restart

3.Bước 3- Setup hệ thống Koha vừa cài đặt
Trước tiên chúng ta sẽ edit file /etc/koha/koha-sites.conf
với câu lệnh:
sudo nano /etc/koha/koha-sites.conf
Sau đó thêm những dòng dưới vào trong file trên. Chú ý phần domain, nếu như bạn muốn trang web thư viện là http://library.dreamlib.vn thì phần domain bạn sẽ để là “.dreamlib.vn”. Khi ấy thì trang quản lí admin Koha sẽ là http://library-admin.dreamlib.vn.

DOMAIN=".yourdomain.com" # Change this to be your domain. Any instance will be a subdomain of this string.
INTRAPORT="80" # TCP listening port for the administration interface
INTRAPREFIX="" # For administration interface URL: Prefix to be added to the instance name.
INTRASUFFIX="-admin" # For administration interface URL: Suffix to be added to the instance name.
DEFAULTSQL="" # a value is generally not needed.
OPACPORT="80" # TCP listening port for the users' interface (if you skip this, the apache default of 80 will be used)
OPACPREFIX="" # For users' interface URL: Prefix to be added to the instance name.
OPACSUFFIX="" # For users' interface URL: Suffix to be added to the instance name.
ZEBRA_MARC_FORMAT="marc21" # Specifies format of MARC records to be indexed by Zebra. Possible values are 'marc21', 'normarc' and 'unimarc'
ZEBRA_LANGUAGE="en" # Primary language for Zebra indexing. Possible values are 'en', 'fr' and 'nb'



Giao diện admin của thư viện có thể truy cập theo địa chỉ sau:
http://{INTRAPREFIX}{InstanceName}{INTRASUFFIX}{DOMAIN}:{INTRAPORT}
Và đây là giao diện OPAC cho bạn đọc:
http://{OPACPREFIX}{InstanceName}{OPACSUFFIX}{DOMAIN}:{OPACPORT}

[IMG]
Sau đó Ctrl+X, chọn Y và Enter để Save!
Sau đó bạn enable “rewrite” mode trong Ubuntu với câu lệnh sau:
sudo a2enmod rewrite
Tiếp theo bạn tiến hành cài đặt cơ sở dữ liệu cho hệ thống thư viện của bạn. Đầu tiên là cài đặt “Koha Creation”. Bạn có thể thay “thuvien” bên dưới bằng tên thư viện của bạn.
sudo koha-create --create-db thuvien
[IMG]
Sau đó bạn tiến hành setup Ubuntu Mysql Security
mysql -u root -p
> USE mysql;
> SELECT host,user FROM user;
> DELETE FROM user WHERE user='';
> SELECT host,user FROM user;
> FLUSH PRIVILEGES;
> QUIT
[IMG]
[IMG]
[IMG]
[IMG]
4.Bước 4 - Config Apache
Bạn mở file /etc/apache2/ports.conf bằng câu lệnh sau:
sudo nano /etc/apache2/ports.conf
và chắc chắn rằng dòng sau không phải là dòng comment, tức là không có # ở đầu:
Listen 80
Chú ý 80 chính là số port mà chúng ta đã đặt cho cổng truy cập 2 trang thuvien.yourdomain.com và thuvien-admin.yourdomain.com trong phần “Set up cho hệ thống Koha bên trên”
[IMG]
Chú ý thêm cần phải uncomment dòng NameVirtualHost *:80 và *:8080
[IMG]
Sau khi cài đặt Koha xong, trong apache server tồn tại một file default, nếu như bạn không cần file này, hãy disable nó đi với câu lệnh:
sudo a2dissite 000-default
Tiếp theo là Enable các Module và Koha site:
sudo a2enmod rewrite
sudo a2enmod deflate
sudo a2ensite library
sudo /etc/init.d/apache2 restart
[IMG]
Chú ý bên trên bạn uncomment cả *:8080, mà chưa cài đặt cổng 8080 nên có thể sẽ có thông báo như trên, nhưng không có vấn đề gì cả.
5.Bước 5 – Tweak Host file
Phần này chính là phần tạo host cho hệ thống Koha. Nếu bạn có tên miền trước, máy chủ có thể connect từ internet (có ip tĩnh cùng với tên miền), phần này giúp hệ thống Koha của bạn có thể truy cầp qua internet. Ngoài ra cũng giúp máy tính khác trên mạng LAN truy cập đến máy chủ cài Koha của bạn. Đầu tiên bạn edit file /etc/hosts với lệnh sau:
sudo nano /etc/hosts
và thêm 2 dòng sau vào bên dưới, chú ý thay bằng domain cho thư viện của bạn
127.0.0.1 thuvien.yourdomain.com
127.0.0.1 thuvien-admin.yourdomain.com
[IMG]
Nếu như bạn muốn truy cập vào trang web server này (offline) từ máy khác trên mạng LAN thì bạn thêm 2 dòng khác, thay 127.0.0.1 bằng địa chỉ IP máy cài Koha trên mạng LAN. Địa chỉ IP có thể có bằng câu lệnh:
sudo ifconfig
Kết quả nhận được tương tự như sau, và IP là phần được in đậm:

eth0 Link encap:Ethernet HWaddr 08:00:27:14:22:6c
inet addr:192.168.69.38 Bcast:192.168.69.255 Mask:255.255.255.0
inet6 addr: fe80::a00:27ff:fe14:226c/64 Scope:Link
UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1
RX packets:24087 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0
TX packets:29550 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0
collisions:0 txqueuelen:1000
RX bytes:2968198 (2.9 MB) TX bytes:4828089 (4.8 MB)

lo Link encap:Local Loopback
inet addr:127.0.0.1 Mask:255.0.0.0
inet6 addr: ::1/128 Scope:Host
UP LOOPBACK RUNNING MTU:16436 Metric:1
RX packets:11 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0
TX packets:11 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0
collisions:0 txqueuelen:0
RX bytes:3794 (3.7 KB) TX bytes:3794 (3.7 KB)


Khi đó bạn thêm vào cuối file /etc/hosts 2 dòng sau:
192.168.69.38 thuvien.yourdomain.com
192.168.69.38 thuvien-admin.yourdomain.com
Và từ máy khác, bạn chỉ việc đánh địa chỉ IP của máy cài Koha trên trình duyệt Web và nó sẽ truy cập đến 2 trang web trên.
(Phần này tôi chưa test lại, nếu bạn nào làm không được, hãy thông báo lại cho tôi)
6. Bước 6: Bước cài đặt Web Installation
Đầu tiên bạn cần nhận được password để login vào trang admin của thư viện koha mà bạn tạo ra. Username sẽ là koha_thuvien
Password bạn nhận được bằng cách đánh dòng sau vào terminal (copy paste cũng được). Chú ý thay “thuvien” bằng tên thư viện của bạn:
sudo xmlstarlet sel -t -v 'yazgfs/config/pass' /etc/koha/sites/thuvien/koha-conf.xml
[IMG]

Tiếp theo bật Firefox lên, tiến hành đăng nhập vào trang http://thuvien-admin.yourdomain.com với user và password như trên:
[IMG]

Sau khi Login vào, chọn En (tiếng anh) và Next, rồi lại next:
[IMG]

[IMG]
Tiếp theo bạn sẽ kiểm tra lại lần nữa:
Tên cơ sở dữ liệu: koha_thuvien
Tên user: koha_thuvien
Password là password bạn vừa nhận được bên trên. Next!
[IMG]
Tiếp theo bạn cứ bấm next đến khi cần phải install basic configuration:
[IMG]
Sau đó click vào install basic configuration setting để cài đặt một chút mặc định cho hệ thống Koha. Phần này khá quan trọng, bạn nên đọc kĩ.
Đầu tiên lựa chọn Marc 21, Koha hỗ trợ định dạng này tốt hơn.
[IMG]
Tiếp theo là quá trình import những dữ liệu mặc định trong Koha vào trong cơ sở dữ liệu koha_thuvien của bạn. Bạn hãy lựa chọn tất cả, ngoại trừ 2 dòng: Sample librariesSample Patrons, khi đó trước khi sử dụng Koha, bạn cần tạo mới thư viện của bạn, và danh sách bạn đọc của thư viện của bạn sẽ bắt đầu từ 1. Nếu bạn chỉ muốn test, có thể chọn tất, tuy nhiên sẽ khá rắc rối khi sửa về sau, nên tốt nhất không lựa chọn 2 lựa chọn trên.
[IMG]


[IMG]
Và cuối cùng Finish sau khi import:
[IMG]

[IMG]
Và bắt đầu login lại, chào mừng bạn đến với Koha-library!
[IMG]
[IMG]
Bạn đang Login với một user/pass dành cho cơ sở dữ liệu. Đây là một ý kiến tồi, bởi nếu như ai đó biết user/pass này, bạn sẽ có thể mất toàn bộ dữ liệu. Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo một user mới, cho user đó toàn quyền sử dụng Koha nhưng không thể can thiệp vào cơ sở dữ liệu của bạn.
Đầu tiên bạn Create a Patron (dòng chữ màu xanh hoặc ô Patrons hình trên). Do trước đây bạn không import sample libraries nên bạn chưa có thư viện nào, bạn cần tạo một thư viện mới:
[IMG]

Sau đó click Add a Library:
[IMG]

Và chọn “+ New library”:
[IMG]
Sau đó Submit và quay lại Home để tạo Patron. Để tạo patrons (người sử dụng), bạn vào ô Patrons trên giao diện chính, lựa chọn “+ New patrons” và chọn Staff (nhân viên).
[IMG]
[IMG]
Và tiến hành Save:
[IMG]
Sau đó ra giao diện chính, lựa chọn setup permission:
[IMG]
Và lựa chọn superlibrarian như hình dưới đây!
[IMG]
Và bạn thoát ra ngoài, có thể login bằng tài khoản bạn vừa lập. Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong quá trình cài đặt Koha. Giờ việc bạn cần làm là tìm hiểu thêm về cách sử dụng Koha nữa là xong. Mọi thông tin bạn có thể xem thêm trên http://dreamlib.vn và liên lạc với mình qua email:
nguyenquocuy_1102@yahoo.com.
Phần 2 tôi sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống Koha với cách cài đặt Phpmyadmin để quản lí CSDL mysql, cách tạo giao diện đẹp mắt cho Koha.
Nguyễn Quốc Uy

Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn