07:25 ICT Thứ bảy, 27/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14693

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1526642

Chuyên mục Công nghệ

Trang chủ » News » Koha

Hướng dẫn cài đặt Koha on Ubuntu- Phần 2- Quản lí cơ sở dữ liệu

Thứ tư - 01/10/2014

Sau khi cài đặt xong Koha trên hệ điều hành Ubuntu, các bạn chắc cũng đã quen với cách làm việc với terminal của Ubuntu. Phần 2 này chúng ta không đi vào chi tiết từng câu lệnh với hình ảnh nữa, mà tập trung vào cách tìm hiểu về cơ sở dữ liệu trong Koha.
Koha viết bởi Perl, cơ sở dữ liệu Mysql. Để quản lí cơ sở dữ liệu, chúng ta dùng phần mềm PhpMyadmin. Cách cài đặt PhpMyadmin bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Bạn chỉ việc bật terminal lên và đánh những dòng sau vào:
sudo apt-get install phpmyadmin
Chọn Apache server, riêng phần Mysql thì bạn bỏ qua vì bạn đã cài đặt mysql-server trước rồi. Phần này chú ý, nếu không, Phpmyadmin sẽ làm việc với cơ sở dữ liệu bạn mới tạo ra chứ không phải với CSDL bạn đã tạo trong quá trình cài đặt Koha
Sau khi cài đặt xong, bạn cần add Phpmyadmin vào trong Apache config để có thể chạy được. Bạn mở file /etc/apache2/apache2.conf
sudo nano /etc/apache2/apache2.conf
sau đó thêm dòng sau vào cuối file:
Include /etc/phpmyadmin/apache.conf
save và đóng lại rồi khởi động lại apache:
sudo service apache2 restart
Sau đó bạn mở trình duyệt web lên, vào trang http://localhost/phpmyadmin hoặc http://tenthuvien.com/phpmyadmin (tenthuvien.com là phần bạn khai báo trong quá trình tạo host ảo tại file /etc/hosts ứng với ip 127.0.0.1 hoặc ip trên mạng LAN của máy cài Koha). Ví dụ trang của dreamlib dành cho test là:
http://test.dreamlib.vn/phpmyadmin
User và password bạn có thể dùng là root và pass lúc bạn tạo mysql (kiểm soát toàn bộ CSDL trên server), hoặc user/pass bạn dùng để login vào Koha lần đầu tiên, có dạng koha_tenthuvien/abkgfhkjdhkjh (kiểm soát CSDL của Koha)
[IMG]
Sau đó bạn chọn CSDL mà bạn cài Koha, ở đây chúng tôi chọn CSDL cho trang web http://test.dreamlib.vn
[IMG]
Bạn có thể thấy rất nhiều table, đây chính là tables trong CSDL của Koha. Giờ chúng ta thử tìm hiểu vài table cơ bản mà bạn cần quan tâm nhé:
Đầu tiên là table BORROWERS, nơi bạn có thể thấy thông tin một số user mà bạn mới tạo. Tại đây bạn có thể edit hoặc xóa user. Bạn có thể thấy các trường trên cùng chính là các phần bạn đã điền trong quá trình nhập user.
[IMG]
Một table quan trọng không kém là biblio, đây chính là table lưu trữ những tựa sách, tài liệu mà bạn đã nhập vào thư viện của mình qua phần cataloging trong Koha. Bạn có thể thấy mã số tài liệu, loại và tittle của tài liệu ...
[IMG]
Ngoài ra bạn có thể từ từ tìm hiểu tất cả các tables, ví dụ thêm nữa là table branches dành cho thư viện lớn- có nhiều thư viện con chẳng hạn. Nếu bạn không có nhiều thư viện con, bạn sẽ chỉ nhìn thấy một thư viện duy nhất thôi.
[IMG]
Đó là tất cả những gì bạn cần biết về cách kiểm soát cơ sở dữ liệu của Koha. Có gì chưa rõ bạn cứ để lại comment bên dưới hoặc hỏi trên forum, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về chương trình bên trong Koha, cách hoạt động của zebra- một thành phần rất quan trọng của Koha.

Nguyễn Quốc Uy

Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn