18:29 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 403

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13899

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1525848

Chuyên mục Công nghệ

Trang chủ » News » Koha

Hướng dẫn tìm hiểu Koha trên Ubuntu - Phần 3- Bộ cài

Thứ tư - 01/10/2014

[IMG]


Trong 2 phần trước chúng ta đã tìm hiểu về cách cài đặt và quản lí Koha trên Ubuntu. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về bộ cài Koha, zebra server và backup Koha.
1.Thư mục cài đặt

Bộ cài của Koha nằm tại địa chỉ /usr/share/koha, bạn có thể thấy như trên hình vẽ (ubuntu desktop).
[IMG]
Với terminal hoặc với Ubuntu server, bạn có thể tìm đến thư mục này bằng câu lệnh:
cd /usr/share/koha
Trong thư mục bộ cài này, bạn có thể dễ dàng nhận ra 2 thư mục con là intranet và opac, chúng chứa các file, dữ liệu mà bạn sử dụng khi truy cập vào 2 địa chỉ (ví dụ http://thuvien-admin.yourdomain.com hay http://thuvien.yourdomain.com).

Đi sâu hơn vào, chúng ta tìm đến thư mục con là opac/htdocs/opac-tmpl

Với terminal, bạn chỉ việc dùng cd opac/htdocs/opac-tmpl (lúc này vị trí bạn đang là /usr/share/koha rồi).
[IMG]
Bạn có thể thấy 2 thư mục con là CCSR và PROG, đó chính là 2 themes có sẵn của Koha. Bình thường trong phiên bản Koha từ 3.10 trở đi thì theme mặc định vẫn là PROG như cũ, nhưng có thêm theme CCSR (hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho giao diện thiết bị di động). Nếu như bạn muốn chỉnh sửa sâu hơn vào hệ thống 2 themes thì bạn có thể tìm file opac.css trong mỗi thư mục ( có thể dùng lệnh locate opac.css trên terminal) và edit theo như bạn muốn. Tuy nhiên lời khuyên là bạn chỉ làm như thế nếu bạn hiểu chính xác mình đang muốn làm gì, nếu không bạn chỉ cần chỉnh trong phần OPAC trong System Preferences trong trang admin của Koha là được. Ngoài ra mỗi lần cập nhật Koha thì file này sẽ bị thay thế, nên bạn cần lưu lại trước khi cập nhật. Dưới đây là giao diện của 2 theme.

CCSR- gọn gàng, đơn giản và tinh tế:

[IMG]

PROG- thanh thoát, đầy đủ và cổ điển:
[IMG]
Tiếp theo chúng ta ghé qua thư mục intranet. Đây là thư mục chứa dữ liệu của trang admin trong Koha.
Bạn vào đường dẫn
koha/intranet/htdocs/intranet-tmpl/prog/img/itemtypeing/liblime-kids

sẽ thấy nhiều ảnh nhỏ (đuôi .png) và đây là những ảnh có thể sử dụng để miêu tả loại tài liệu mà bạn nhập vào Koha (phần này bạn có thể tìm hiểu trong mục cataloging trong trang admin). Nếu mà bạn muốn dùng cho việc phân loại tài liệu trong Koha với những ảnh riêng của mình, bạn có thể thêm một số ảnh vào trong thư mục này, hay những thư mục khác tương tự trong phần itemtypeing.
[IMG]
Còn rất nhiều thứ nho nhỏ trong thư mục, khi bạn tìm hiểu sâu hơn nữa bạn sẽ hiểu về vị trí và cách chỉnh sửa chúng. Tiếp theo đây chúng ta tìm hiểu về một số file của Koha trong apache. Bạn vào đường dẫn /etc/apache2/sites-available bạn có thể tìm thấy trang thuvien của mình, và nếu nó đã được cài đặt, nó sẽ xuất hiện trong thư mục /etc/apache2/sites-enabled. Chú ý sites trong thư mục sites-enabled chỉ là bản sao của các sites trong thu mục sites-available khi bạn dùng câu lệnh "sudo a2ensite site-name" mà thôi!
[IMG]
Và bạn có thể dùng câu lệnh sudo gedit (hoặc nano) /etc/apache2/sites-available/thuvien để tìm hiểu về file này. Đây là file bạn đã thiết lập trong phần “Hướng dẫn cài đặt Koha trên Ubuntu- Phần 1”.
Một phần rất quan trọng nữa là nếu như Koha có lỗi gì, các bạn sẽ tìm hiểu ở đâu? Ubuntu lưu những file này trong phần /var/log/koha. Nếu bạn có nhiều thư viện con thì các thư viện con sẽ nằm cả trong này, nếu không thì có một thư mục là tên thư viện của bạn. Trong thư mục /var/log/koha này, bạn có thể tìm thấy những file lưu trữ về koha, như koha-error hay, output….
[IMG]
Như hình trên có nhắc đến Zebra, chúng ta sẽ đi đến phần tiếp theo về Zebra server
2.Zebra- Hệ thống tìm kiếm trên Koha
Để đơn giản, có thể nói rằng Zebra là hệ thống index cơ sở dữ liệu của bạn, giúp cho việc tìm kiếm trong Koha trở nên nhanh hơn rất nhiều. Nếu thư viện của bạn ít tài liệu, bạn có thể không cần dùng đến Zebra server (có mục turn off zebra server trong mục System preferences), nhưng nếu như thư viện lớn, zebra sẽ là thành phần không thế thiếu trong hệ thống Koha của bạn.
Trong quá trình cài đặt Koha trước đây, chúng ta đã cài đặt luôn Zebra rồi (và như mặc định thì 5ph Zebra sẽ làm việc một lần với việc chạy file rebuild-zebra.pl, tức là tạo index cho dữ liệu mới nhập vào trong 5ph đó, và sau đó khi bạn tìm kiếm trong Koha, bạn có thể tìm thấy dữ liệu vừa nhập). Một số người mới dùng Koha, khi mới nhập dữ liệu xong lại thử test luôn mà ko tìm thấy dữ liệu mình vừa nhập thì rất lo lắng, tuy nhiên nếu kiên nhẫn đợi 5ph sau thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy.
Bạn có thể kiểm tra xem Zebra có hoạt động không với câu lệnh sau (trên terminal)
ps aux | grep zebra

Nếu như bạn thấy thông tin hiện ra có dòng zebra với tên thư viện của bạn thì mọi thứ hoạt động bình thường
[IMG]
Để start, stop hoặc restart zebra bạn có thể dùng câu lệnh sau:
Sudo /etc/init.d/koha-zebra-daemon start/stop/restart
Để thay đổi thời gian thực hiện lệnh câu lệnh chạy file rebuild-zebra.pl bạn có thể edit file /etc/cron.d/koha với lệnh sau:
Sudo nano /etc/cron.d/koha

Và chỉnh số 5 thành số khác. Bạn có thể hiểu rõ phần này hơn nếu bạn thực hiện cài Koha với hướng dẫn “koha tarball on Ubuntu” thay vì “koha packages on ubuntu” như chúng tôi đã hướng dẫn trong phần 1.
[IMG]
1. Backup Koha
Nếu bạn muốn backup thường xuyên dữ liệu của mình thì bạn có thể dùng crontab theo cách sau:
Đầu tiên đánh vào terminal lệnh sau:
Sudo contab –e
Và đánh password vào (chú ý, password trong Ubuntu không hiện ra màn hình). Sau đó bạn sẽ chuyển tới 1 file, bạn xuống cuối file và thêm dòng này vào:
#Daily backup Mysql
0 0 * * * mysqldump -uroot –p“Pass-Root-Mysql-Của-Bạn” --all-databases | gzip -9 > /home/koha/$(date +\%Y-\%m-\%d)-kohadata.tar.gz
-Chú ý 0 0 * * * -là backup sẽ tự động thực hiện vào 0h 0ph hàng ngày.
-Mysqldump là câu lệnh backup của mysql
-Nếu bạn muốn backup nguyên dữ liệu của Koha, bạn có thể thay –all-databases bằng tên CSDL riêng của Koha, ví dụ kohadata
-|gzip -9 là một option, có nghĩa là database sau khi backup đuôi .sql sẽ tự động bị nén lại thành dạng .tar.gz. Nếu bạn không cần nén lại, bạn bỏ |gzip -9 đi, và phần đuôi sẽ là .sql thay vì .tar.gz.
-/$(date +\%Y-\%m-\%d)- là phần giúp cho file khi backup sẽ lưu luôn ngày, tháng, năm backup trong tên của file, giúp bạn dễ dàng quản lí hơn rất nhiều.
-/home/koha/ là đường dẫn đến nơi chưa file backup.
Sau khi backup, nếu có gì lỗi CSDL, bạn có thể sửa bằng cách
-Nếu bạn backup toàn bộ CSDL thì bạn restore khá đơn giản, bằng câu lệnh sau:
Gunzip –v kohadata.tar.gz
Bạn sẽ nhận đc 1 file dạng kohadata.tar và chỉ việc restore nó:
Mysql –uroot –p < kohadata.tar
và đánh password xác nhận rồi ngồi đợi là xong.

-Nếu bạn backup một file dữ liệu riêng cho Koha, muốn restore nguyên file đó, bạn chỉ việc dùng Phpmyadmin là xong, rất đơn giản. Chi tiết bạn có thể xem thêm trên mạng- hướng dẫn sử dụng Phpmyadmin. Ngoài ra bạn cũng có thể hiểu thêm rất nhiều chỉ với google. Có gì cần giúp đỡ bạn cứ để lại comment! Chúc các bạn thành công!


Nguyễn Quốc Uy

Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn