17:54 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1521367

Trang chủ » Tin tức Internet » Đạo lý - Kiến thức cuộc sống

Mồng Một Tết Cha, Mồng Hai Tết Mẹ, Mồng Ba Tết Thầy

Thứ ba - 05/02/2013
Chỉ còn vài ngày nữa là tết cổ truyền của người Việt đến, khắp nơi nơi đã rộn ràng bao sắc xuân. Cây cối đang đâm chồi nảy lộc, chim én chao nghiêng báo mùa xuân về. Trong không khí mừng xuân mới, tôi chợt chạnh lòng nhớ về quê xưa. Nhớ bác mẹ với câu thành ngữ “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”.
 
Câu thành ngữ là lời răn dạy những bậc hiếu tử phải biết lễ nghĩa ở đời, phải luôn khắc cốt nghi tâm công lao trời bể của bậc phụ mẫu để rồi dù có đi đâu cũng luôn nhớ ngày này để về thăm mẹ, thăm cha. Tuy còn nhiều dị bản (Mồng một ăn tết nhà cha/ Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy; Mồng một tết mẹ, tết cha/ Mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy…). Nhưng dù có nói theo cách nào đi nữa thì câu chuyện lễ nghĩa ở đây cũng chỉ xoay quanh trong “ba ngày tết” (Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết). Đây là khoảng thời gian chủ chốt, là tiêu điểm của các hoạt động hướng về cái Tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc ta (Sang ngày mồng 4, mồng 5 chẳng hạn, không khí tết vẫn còn nhưng cảm xúc và ý nghĩa của nó đã giảm đi nhiều). Cha là người dưỡng dục ta (Công cha như núi Thái Sơn), là hiện thân của “họ hàng bên nội”, còn mẹ là người cù lao chín tháng mười ngày sinh ra ta (Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra), là hiện thân của “họ hàng bên ngoại”. Công cha, nghĩa mẹ cao rộng trời bề nên dù có đi đâu xa thì ngày tết vẫn phải về sum họp và chúc tết ba mẹ.

Theo tục xưa truyền lại thì sáng ngày mồng một vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ bên nội cũng chúc tết lại con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều gọi là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.
 
 Mồng Một Tết Cha, Mồng Hai Tết Mẹ, Mồng Ba Tết Thầy

Đến mồng hai Tết, vợ chồng con cái lại sang chúc tết bên nhà ngoại. Nghi lễ chúc tết cũng tương tự như bên nhà nội. Sau những nghi thức trang trọng, đầm ấm và thân tình như thế, ông bà cha mẹ con cháu thường quây quần, sum họp bên nhau cùn thưởng thức bữa cố tết đông vui. Nghi thức chúc và ăn tết ngày đầu xuân bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người dân Việt, đặc biệt là tuổi thơ về hạnh phúc gia đình đầm ấm, có trên có dưới, đầy đủ, viên mãn. Nếp sống đẹp ngày Tết thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại – cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.
 
Mồng Một Tết Cha, Mồng Hai Tết Mẹ, Mồng Ba Tết Thầy

Sang ngày mồng ba, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo. Với tinh thần tôn sư trọng đạo, người Việt quan niệm Nhất tự vi sư, bán tự vi sư nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy – để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng trí thức, bằng chữ. 
 
Mồng Một Tết Cha, Mồng Hai Tết Mẹ, Mồng Ba Tết Thầy

Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy là môt phong tục tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Đây là nét văn hóa đã được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ. Việc giữ gìn, bảo tồn phong tục này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt là việc làm cần thiết bởi cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, mỗi quan hệ tôn ti trật tự trong gia đình đã có nhiều thay đổi.  Nhiều người con vì mải mê làm việc kiếm tiến mà quên đi cha mẹ, không những vậy có những kẻ vì danh lợi mà đối xử tàn tệ với cha mẹ. Tết cha, tết mẹ phải ở cái tâm bởi không tâm thì dù quà cao cỗ đầy cũng không bằng một chén rượu nhạt hay miếng trầu thơm!

Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn