22:03 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 451

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2120

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1683584

Trang chủ » Tin tức Internet » Tin công nghệ » Máy ảnh - Camera

Đánh giá DSLR Nikon D7000

Thứ tư - 26/08/2015




$1,200, 16 MP DX, 6 FPS, 1080/24p


Giới thiệu

  • Việc mẫu camera mới nhất của Nikon là 
    D7000
     đc bán với giá 1,200$ khiến mọi người đổ xô đi mua mà không cần phải nghĩ. Không giống như mẫu D3000 “nửa vời”, trong vài năm qua Nikon đã chuẩn bị kỹ lưỡng để cho ra đời D7000. Chính vì thế mọi thứ đều tốt hơn các mẫu camera trước đây của hãng, từ kỹ thuật, mỹ thuật đến sự tiện dụng.

  • D7000
    có độ phân giải tuyến tính cao hơn bất cứ mẫu Nikon DSLR nào khác, độ phân giải toàn ảnh và các thông số kỹ thuật chỉ đứng sau mẫu Nikon có giá hơn 7.500$ (D3x). Chưa hết, D7000 là mẫu DSLR dễ sử dụng nhất trong tất cả các mẫu NikonDSLR hiện nay, bất kể tầm giá nào.
  • D7000 với giá tốt hơn, thông số kỹ thuật cao hơn và tiện dụng hơn nghiễm nhiên thay thế cho D300s đã cũ.
  • Tuy D7000được trang bị một trong những ống ngắm (view finder) tốt nhất mà Nikon từng chế tạo nhưng nó vẫn bé hơn tí khi so với ống ngắm của máy ảnh FX (FX là ký hiệu của Nikon cho dòng máy ảnh sử dụng cảm biến tương đương khổ phim 35mm). Dùdân chuyên nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng dòng máy ảnh FX với ống ngắm to rõ nhưng ống ngắm của D7000 cũng là quá tốt cho hầu hết chúng ta.

Nikon D7000
nhìn từ phía sau
[IMG]

Từ trên xuống

 

[IMG]

Và từ dưới lên


Các ống kính tương thích

  • D7000 có motor lấy nét trong nên sử dụng tốt các ống kính AF (viết tắt của Auto Focus) đc sản xuất từ năm 1986 trở đi
  • Chưa hết, D7000 còn có lẫy để nhận biết khẩu độ nên nó đo sáng tuốt với mấy ống AI và những ống lấy nét tay được sản xuất từ năm 1977 trở về sau
  • Nếu chọn ống kính của những nhà sản xuất thứ 3, bạn phải sẵn sàng để đơn mã độc hành (không có sự hộ trợ từ Nikon). Ví như có nhiều độc giả đã kể với tớ ống Sigma 105 macro của họ không tương thích với D7000. Vì Nikon khôngchia sẽ những qui chuẩn về sự tương thích giữa ống kính và máy cho các hãng thứ 3 nên nếu bạn lỡ mua Tamron hoặc Sigma thì hãy bắt đầu thắp thỏm là vừa. Liệu nó có dùng được trên những mẫu DSLR sắp tới của Nikon không nhỉ. Chúc may mắn. ^^


Có gì mới U1&U2 hai chế độ lập trình sẵn

[IMG]
Mới: Hai chế độ lặp trình sẵn U1&U2được đặt trên bánh xe chọn chế độ của D7000.
  • Trước nay tớ vẫn không hài long vì Nikon thiếu một chế độ có thể lưu trữ hàng loạt các tuỳ chỉnh và mang ra sử dụng sau đó. 2 chế độ U1 và U2 của D7000 cuối cùng cũng làm đc điều đó.
  • Với những model cũ hơn, tớ phải tốn quá nhiều thời gian để tuỳ chỉnh chiếc máy ảnh cho thích hợp với chân dung sau đó lại chỉnh lại cho phong cảnh. Thế nên, tớ đành dành riêng cho mỗi thứ 1 máy. Với D7000, giờ tớ có 2 cái máy trong một, chỉ chần xoay cái tách…

 

  • Để lưu trữ chế độ U1&U2, chỉ cần vào Menu>Setup>Save user settings>lựa chọn lưu trữ vào U1 hoặc U2. Và thế là mọi setting sẽ được lưu trữ vào hai cái khấc be bé trên bánh xe.
  • Tớ dùng U1 cho phong cảnh với các tuỳ chỉnh sau: Vivid và +3 saturation trong Picture Control (làm màu đậm đà hơn), JPG Basic large (với bác Ken thì RAW không phải là lựa chọn hàng đầu ) và tốc độ tối thiểu trong AUTO ISO là 1/30 giây. U2 dùng đểchụp người, tớ chỉnh thế này:Standard và +2 saturation trong Picture Control, SMALL BASIC JPG (đã jpg còn small và basic nữa mới đúng là cụ Ken của Nikon nhà ta hihi), cân bằng trắng sang A3 và tốc độ tối thiểu là 1/125 giây.
  • Tớ hy vọng D700x và D4 sẽ có ít nhất là 4 hoặc 5 chế độ lập trình sẵn thay vào vị trí của khấc Auto hay khấc Scene chẳng hạn.


Hai khe nhớ

[IMG]

Nhiều hơn với 2 khe cắm thẻ

 

  • Một trong những lý do khiến tớ thích chụp với D3 là vì nó có thể sao lưu mọi thứ mà tớ chụp vào hai thẻ nhớ để dự phòng.
  • Để làm đc điều này trên D7000, vào MENU>SHOOTING>Role played by Card in Slot 2>Backup. Thế là mỗi tối các cậu có thể chép ảnh từ card số 1 vào laptop, sau đó format card số 1 và tiếp tục dùng vào ngày hôm sau. Lỡ may laptop các cậu có bị cháy hoặc các cậu đánh rơi máy ảnh từ trực thăng thì các cậu vẫn còn card 2 để dựphòng tất cả những gì đã chụp. (đương nhiên nếu card 2 còn nằm trong máy ảnh hoặc laptop thì cũng bằng thừa :furious::furious:)


2.016-Vùng đo sáng RGB

  • D7000 là máy ảnh đầu tiên trên thế giới có 2.016 vùng đo sáng RGB. Đây là nâng cấp đáng kể của Nikon kể từ khi họ phát triển hệ thống đo sáng 1.005 vùng vào năm 1996 trên mẫu F5
  • Thật ra số lượng vùng đo sáng không ảnh hưởng nhiều, quan trọng là phần mềm phía sau thông minh cỡ nào, và về lĩnh vực này thì Nikon luôn đi trước các hãng khác vài chục năm.
  • Canon vẫn chưa có mẫu DSLR nào đo sáng full-color RGB. Hầu hết các máy Canon, như 5D mark II chẳng hạn, vẫn chỉ đo sáng trắng đen.


Thông số kỹ thuậtXem riêng 

ở đây

Khả năng thực thi (Performance)
Tổng quát

  • Chắc chắn, gọn nhẹ và linh hoạt nhưng D7000 cũng thật mượt mà, quyến rũ, hoạt động hiệu quả và thầm lặng và còn có cả Quiet mode.


Lấy nét tự động (Autofocus)

[IMG]

Một góc khác của D7000

 

  • Một trong những điểm vượt trội của D7000 là hệ thống lấy nét tuyệt vời
  • Chẳng biết Nikon đã làm thế nào, chỉ biết họ đã tạo ra hệ thống lấy nét tốt nhất, nhanh nhất và chính xác nhất trong số những máy Nikon mà tớ có.
  • Càng trải nghiệm với máy ảnh lâu, các cậu sẽ càng dễ nhận ra điều này. Dù chỉ có đôi chút khác biệt nhưng tớ cảm nhận rất rõ.
  • Cảm giác như nó bằng hoặc có khi tốt hơn cả cái D3 chuyên nghiệp của tớ, và chắc chắn là nó nhanh hơn nhiều so với D300 khi sử dụng trong thực tế.
  • Không thể tin đc là hệ thống lấy nét của D7000 làm việc tốt như thế nào: Tớ có 1 cái lens 28-70/2.8 cũ đc một nhiếp ảnh gia báo chí tặng khi nó chuẩn bị đc vứt vào sọt rác vì quá cũ. Hệ thống lấy nét xem như đã về vườn. Khi sử dụng với những máy ảnh khác của tớ, nó không thể khoá nét hoặc nếu được thì cũng thò thụt tới tui thật lâu. Khi lắp trên D7000, nó bỗng lấy nét tức thời và chắc chắn. Thật tuyệt vời…..D7000 đã giúp em nó hồi xuân.


Điểm lấy nét trong ống ngắm

  • Điểm lấy nét được thể hiện bằng những viền chữ nhật nhỏ màu đen trong ống ngắm.


Các tùy chỉnh lấy nét

[IMG]

Lẫy gạt lấy nét tự động/lấy nét tay, bên trong là nút chọn các chế độ lấy nét tự động

 

  • Bí mật là đây: các tùy chỉnh lấy nét của D7000 như chọn số điểm lấy nét (all-tất cả;some-bất kỳ; one-chỉ một) hoặc chế độ lấy nét AF-S, AF-C và AF-A đều có thể đc tùy chỉnh nhờ vào cái nút không tên nằm bên trong lẫy gạt AF-MF này.
  • Nhấn vào nút này và xoay bánh xe phía trước để chọn số điểm lấy nét hoặc xoay bánh xe phía sau để chọn chế độ lấy nét.
  • Tốt hơn hết thảy mọi máy Nikon khác, tất cả những gì các cậu chỉnh đều được hiển thị trong ống ngắm, thế nên chẳng cần phải rời mắt khỏi ống ngắm. Whooo hooo ! Thật lòng mà nói, khi dùng những máy chuyên nghiệp như D3, F6 tớ vẫn thỉnh thoảng quên mất đang để lấy nét ở chế độ nào AF-S hay AF-C vì thế tớ không thể thay đổi các chế độ này một cách trực quan như với D7000.
  • Tin xấu là các cậu phải dùng cùng lúc 2 tay để chỉnh số điểm lấy nét. Tớ thích kiểu chỉnh riêng biệt của các mẫu Nikon trước đây hơn vì tớ có thể chỉnh nhanh chóng bằng 1 tay.
  • Tin tốt lành là các tuỳ chỉnh như thế này có thể đc lưu trữ vào U1 hoặc U2 để lôi ra sử dụng sau này.


Tinh chỉnh AF (AF fine-tune)

  • D7000 có thể lưu trữ và gọi lại AF fine-tune dành cho các cậu sử dụng những ống kính đã cũ có cơ chế lấy nét hơi khác biệt.
  • Đừng dây vào chức năng này trừ khi các cậu thật sự hiểu nó, không chỉ đơn giản là chụp một cây thước chéo để kiểm tra điểm nét.


Lấy nét tay

  • Lấy nét tay thật hấp dẫn: nó có một con trỏ 3 mức giống như D3X chứ không phải con trỏ 1chấm như D300s. Các mức này là>0
  • Còn hơn cả sự chính xác, tớ đã thử D7000 với ống Noct-Nikkor 58 f/1.2 và nó bắt đúng nét ngay khi chụp ở f/1.2, còn chính xác hơn D3 của tớ. Khi chụp ống này với D3 nó cần phải bù trừ nét 1 ít.
  • Khi kết hợp với ống Noct này, Nikon D7000 trở thành máy ảnh nhạy sáng nhất thế giới!


Tốc độ và thiết kế công thái học (ergonomic)
Tổng quan

  • Tớ có cảm giác như D7000 là chiếc máy ảnh Nikon nhanh nhất tớ từng dùng qua..mà thật sự là thế.
  • Cứ thế mà chụp, không có khoảng thời gian chờ nào khi ngắm và bắn. Chẳng có vấn đề gì khi phải chụp lũ trẻ hiếu động. Cảm giác như nhanh hơn cả D3.
  • Tớ không nói đến số hình trên giấy khi nói nó nhanh hơn. Ý tớ là khi chinh chiến thực tế, mọi thứ được đóng khung nhanh chóng và chộp lại tức thì. D7000 nhanh đến phát rồ, cứ như những bức ảnh tự nhảy vào máy vậy…ngay cả khi sửdụng flash.
  • D7000 thật nhanh, im lặng, tốt và bắt hình nhanh hơn bất cứ máy ảnh nào khác.
  • Cao su bọc quanh báng gần giống như của D300 hoặc D3 nhưng mỏng hơn một ít. Nó bám tay hơn nhiều so với kiểu cao su già (hard plastic) của D40 và D90
  • Tớ thiết lập “Top Item in My Menu” cho nút Fn nên tớ có thể vào Top Item của menu nhanh chóng bằng một tay. Muốn trở ra menu ngoài chỉ việc nhấn OK.
  • Trong khi sử dụng D7000, thỉnh thoảng tớ cũng vô tình bấm phải nút Fn này nhưng chẳng có gì to tác. Nó sẽ mở ra Top Item trong My Menu của tớ mà ở đây là chức năng Picture Control, vì tớ đã thiết lập như vậy.
  • Màn chập của D7000 thì chẳng có gì thú vị để nói.
  • D7000 tỏ ra là một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp hơn D300 khi chế độ phát tiếng bíp bíp mặc định đc tắt. Ơn trời..!


Ống ngắm

  • The Nikon D7000 has almost no mirror black-out as each picture shoots. It blinks as fast as I do.
  • Hầu như không có thời gian black-out của gương lật sau mỗi lần chụp. Nó chớp cũng nhanh như tớ chớp vậy 
  • Trongống ngắm không có thông tin về chế độ chụp nào đang đc chọn P,S,A hay M.
  • Các chế độ đo sáng (ma trận, ưu tiên trung tâm, điểm) cũng không xuất hiện trong ống ngắm khiến cho nút chọn chế độ đo sáng gần nút chụp trở nên ít hữu dụng hơn.
  • Mỗi khi chế độ AUTO ISO áp đặt ISO cho từng thời chụp, một biểu tượng AUTO ISO sẽ nhấp nháy trong ống ngắm nhưng giá trị ISO được chọn thì không có. Nếu chủ động chỉnh tay ISO thì giá trị ISO sẽ xuất hiện trong ống ngắm.
  • Thủ thuật: vào MENU>CUSTOM SETTING>ISO display and adjustment>chọn “Show ISO sensitivity” và thế là giá trị ISO khi dùng AUTO ISO sẽ đc thể hiện thay cho [frames remaining] ở góc dưới bên phải. Tuy nhiên khi nhấn ½ nút chụp, thì chỗ đấy lại tạm thời hiện ra [remaining buffer depth] như mọi khi. (frames remaining: số ảnh thẻ có thể lưu trữ thêm, remaining buffer depth: bộ nhớ đệm còn lại)
  • Cả WB và QUAL đều không có trong ống ngắm. Các cậu vẫn phải dời mắt qua LCD để xem.
  • Khi thayđổi chất lượng ảnh thì số ảnh còn lại cũng thay đổi theo.
  • Nếu cậu thiết lập D7000 qua chế độ trắng đen, trên LCD sẽ có một cảnh báo nhấp nháy. Nếu các cậu chuyên chụp trắng đen thì cũng có thể tắt cảnh báo này dễ dàng. Đối với tớ thì nó rất hữu ít mỗi khi tớ quên chỉnh lại chế độchụp màu.


Top LCD

  • Màn hình phụ bé quá. Sao phải xoắn?
  • Phải chi Nikon đừng tốn tiền làm cái LCD be bé phía trên thì có lẽ D7000 đã là một máy ảnh tốt hơn. Top LCD của D7000 quá bé và khó nhìn, không như top LCD to rõ của F6 một thời vang bóng. Thà D7000 không có top LCD còn hơn vì ngày nay mọi người luôn dùng LCD to đùng phía sau để xem đầy đủ các thông tin về ISO, WB, bù sáng v.v…Những máy ảnh không có cái top LCD cổ lỗ này như D40 chẳng hạn, luôn tự bật sáng màn hình phía sau mỗi khi ta muốn thiết lập các thông số.
  • Trong quá khứ, top LCD ra đời cùng với những máy ảnh film 35, vốn chưa có LCD phía sau. Ngày nay, top LCD chỉ là dấu tích của máy film mà thôi. Chẳng ai lại muốn điều khiển máy ảnh bằng LCD phía TRÊN, trong khi ống ngắm lại nằm ở phía SAU.
  • LCD 3″ phía sau
  • LCD phía sau vẫn giữ độ phân giải cao như như các mẫu từ D90 đến D3X, không phải loại xì-cúc dùng trên D3100.
  • Tuy nhiên nó không sáng rõ bằng Canon 5D Mark II hoặc 7D khi nhìn vào ban ngày.


Màn hình INFO

  • Nhấn nút INFO ở phía sau để mở màn hình INFO của D7000.
  • Màn hình INFO chính là một phiên bản phóng to của màn hình phụ phía trên, nó tốt hơn cho việc kiểm tra các thiết lập vì mọi thứ đều to và dễ nhìn.
  • Sadly, there is so much else crammed into the INFO screen that very little of it is legible. The settings one may make from the INFO screen are very limited, and mostly for arcane adjustments, not the ones we actually need.
  • Đáng tiếc là màn hình INFO lại bị nhồi nhét quá nhiều thông tin thế nên chỉ một số ít là dễ đọc. Những thiết lập có thể thay đổi thông qua màn hình INFO rất hạn chế, đa phần là những điều chỉnh phức tạp chứ không phải nhữngthứ ta cần.
  • Trong khi chỉ có một số thứ có thể chỉnh thông qua mình hình info của D7000 thì màn hình INFO của Canon, như 5D mark II chẳng hạn, lại tốt hơn hàng tỷ tỷ lần. Mọi thiết lập đều có thể truy xuất và tinh chỉnh không như của D7000.


Bánh xe chọn chế độ nâng cao (Advance mode dial)

[IMG]

Bánh xe chọn chế độ nâng cao của D7000

 

  • Nhìn từ phía sau, bánh xe chế độ nâng cao của D7000 dễ đọc hơn hẳn kiểu bánh xe của các mẫu camera chuyên nghiệp bao gồm cả D300s


Bánh xe điều khiển

  • Bánh xe điều khiển phía trước và sau đều hoàn hảo.Hai bánh xe điều khiển rất chắc chắn và được phủ một lớp cao su mềm rất bám. Không quá nhũn mà cũng chẳng quá cứng như 5D Mark II và các mẫu giá rẻ của Nikon. Bánh xe của D7000 tương tự như của D300 và D3.


Các chế độ phơi sáng (Exposure Mode Selection)

[IMG]

Mặt trên

 

  • Theo gót Canon A2e vào những năm 1990, D7000 sử dụng bánh xe để lựa chọn chế độ phơi sáng, không phải giữ một nút và xoay bánh xe như thường lệ.
  • Nút bên dưới, phía trái nút chụp được gán cho chức năng thay đổi chế độ đo sáng thay vì thay đổi chế độ chụp. Nó thật vô dụng, vì tớ chẳng bao giờ đổi chế độ đo sáng cả, tớ ước gì có thể lập trình lại nút này để có công dụng khác, như thay đổi chế độ chụp trong khi đang dùng mode U1, U2 chẳng hạn. Hơ… :D
  • Theo như hướng dẫn sử dụng của Nikon thì việc lựa chọn sai chế độ chụp khi đang sử dụng lens MF sẽ khóa màn chập. Nếu thật vậy thì nó bất tiện hơn nhiều so với việc dùng một nút chọn chế độ như các máy ảnh khác. Các máy ảnh này sẽ tự động chuyển về mode A nếu như người dùng vô ý chuyển sang mode P hoặc S khi dùng ống MF.


Độ nét ….Nét không ? Nét ! Hình BASIC JPG chưa qua xử lý này:

[IMG]

Vải. Hình gốc độ phân giải 3.5MB. Có chấm nhỏ màu đỏ ở chính giữa phía trên, nó là bụi trên tấm vải thôi.

 

  • Tớ chụp tấm này bằng ống AF Micro Nikkor 55 f/2.8 ở 1/250s. Cầm tay.
  • Các cậu mà chụp RAW thì còn bén hơn nữa; đây là ảnh gốc từ D7000, basic jpg và sharpening +6.
  • Với độ phân giải cao như vậy (độ phân giải tuyến tính cao nhất trong các dòng máyNikon, kể cả D3X) các cậu cần biết phải làm gì để có thể tận dụng được nó. Thậm chí nên quên ngay việc dùng những lens Tamron đi!



ISO Cao ….

  • So sánh: Nikon D7000, D300, D3 (D700) and Canon 5D Mark II High ISO Comparison. 08 November 2010.
  • Vào thời điểm 8 tháng 11 năm 2010, D7000 là camera cho hình “sạch” nhất tại ISO 25.600. Tuy ko thể hiện đc chi tiết tốt như D3 ở ISO cao nhất nhưng ảnh lại sạch hơn nên ISO 25,600 của D7000 lại hữu dụng hơn D3 nhiều.
  • Đương nhiên chả ai cần đến ISO 25.600. Tớ không gặp khó khăn gì khi chụp với ánh sáng từ mặt trăng và ISO 6.400.

 

  • Một tấm từ ISO 3.600:

 

[IMG]

Ryan và ông. AUTO ISO 3,600, 35/1.8 DX at f/1.8, 1/125. Smal Basic JPG xuất trực tiếp từ máy ảnh 

 

  • Tớ chưa phát hiện ra hot pixel nào trên D7000


Sử dụng Flash

  • Flash hoạt động hoàn hảo như mong đợi, tương tự như mẫu Nikon FE2 từ năm 1983 và những mẫu khác từ đó đến nay. Đây là lý do vì sao giới chuyên nghiệp chuộng Nikon.
  • Fill-flash chính xác và tự động
  • Flash làm việc nhanh hơn: thời gian chờ giữa preFlash và Flash khi chụp cực ngắn, hầu như không đáng kể. Trước đây các cậu có thể biết đâu là preFlash thì với D7000 khó mà phân biệt được.

 

[IMG]

Katieđang ăn cá hồi – Ngon ngon! Auto ISO 100, Nikon 35mm f/1.8 DX, f/7.1 at 1/250, AUTO white balance with A3 trim, STANDARD Picture Control with +2 Saturation, Nikon SB-400 flash. original © small BASIC JPG file direct from D7000.

 

  • Khi dùng AUTO ISO trong điều kiện thiếu sáng, AUTO ISO sẽ nâng giá trị ISO lên đến mức tốt nhất để cân bằng ánh sáng thực tế với ánh sáng của đèn Flash, một kỹ thuật mới của dòng Nikon cao cấp.
  • D7000 hỗ trợ “Focal Plane (FP) high-speed flash trick”, và đồng bộ flash ở tốc độ 1/320. Tớ không rành những thứ này có được việc hay không. Xem trang 222 của hướng dẫn sử dụng để biết thêm chi tiết, mà nó cũng chẳng giải thích gì.
  • Flash tích hợp của D7000 có thể phát lệnh để điều khiển flash không dây.


Tiếng ồn

  • D7000 cực kỳ êm ái, nhã nhặn và khiêm tốn
  • Tớ có thể chụp trong bất kỳ hoàn cảnh nhạy cảm nào. Vừa rồi trong một cửa hàng với hàng tá camera bảo vệ mà chẳng ai phát hiện ra tớ vừa mua sắm vừa chụp cả tỷ tấm hình cho mấy đứa nhóc. Nó êm ái đến mức tớ chưa cần dùng đến chế độ im lặng của máy.

 

[IMG]

Ryanđang lựa xe tải đồ chơi AUTO ISO 360, 35/1.8 DX at f/1.8, 1/125. Original © small BASIC JPG file directly from camera.

 

  • Chữ Q trên bánh xe chế độ chính là Quiet mode, nó làm cho D7000 im lặng hơn nữa. Thời chụp giãn ra một ít do gương lật được nâng lên chậm hơn và chỉ hạ xuống khi các cậu bỏ tay ra. Bằng cách này các cậu có thể giấu camera đi trước khicho gương lật hạ xuống.
  • Ở chế độ bình thường, D7000 chỉ ồn hơn Leica M9 một ít. Tớ có cả hai ở ngay đây để so sánh và hầu như không khác biệt đáng kể nào.
  • Khi chuyển sang Quiet Mode, D7000 êm ái hơn Leica M9 ngay cả khi M9 đc chuyển sang chế độ Diskret (chế độ im lặng của Leica). Chẳng lẽ lại thế ?
  • Khi chuyển sang Quiet mode, D7000 “tắt tiếng” và làm mọi thứ chậm mọi thứ, ngay cả tốc độ gương lật. Chế độ Discreet của LEICA M9 thật ra chỉ tách tiếng màn chập khỏi âm thanh “winding sound”. Không có thành phần nào trong quá trình thao tácthật sự đc làm cho êm hơn.
  • D7000 bỏ túi Leica M9 ngay trên mặt trận của M9: phóng sự! hà..hà…(cụ rất hứng khởi khi quiet mode của D7000 còn lịch sự hơn cả Leica. Leica M9 nổi tiếng là thầm lặng, thích hợp để chụp phóng sự mà không làm đối tượng bị phân tâm hoặc mất tự nhiên)


Tùy chỉnh hình ảnh
Tái tạo màu sắc

  • Màu sắc từ D7000 cũng giống như những mẫu Nikon thế hệ II của tớ. Khi thiết lập Picture Control, nó trông cũng như những mẫu Nikon khác.
  • Tớ thích như vậy vì tớ đã tốn nhiều năm để thiết lập màu sắc ưng ý trên những máy Nikon của tớ. Với D7000 mọi thứ vẫn như cũ, tớ không phải bắt đầu lại từ đầu để có được một hệ thống cho ra màu sắc ưa mắt.
  • Các cậu có thấy màu da trong 2 bức ảnh trên không, dưới ánh đèn huỳnh quang ngả ấm trong cửa hiệu mà màu da của Ryan trông vẫn mượt và đẹp nhỉ ? (Tớ dùng cân bằng trắng bằng tay, chỉnh sang A2)
  • D7000 cho màu sắc tốt hơn nhiều kiểu màu nhếch nhác trên LEICA M9 của tớ.


Picture Controls 

  • Picture Controls của D7000 tương tự như mẫu Nikon D300 năm 2007 và các mẫu từ đó trở về sau với một ít khác biệt.
  • Trước đây, khi bật ADR (Adaptive Dynamic Range – giúp tăng dãy tương phản động) lên thì hệ thống ADR sẽ quản lý luôn các thiết lập về độ tương phản và độ sáng, người dùng sẽ không thể chỉnh 2 thông số này trừ khi tắt ADR.
  • Ở D7000, giờ ta có thể tự thiết lập thông số độ tương phản và độ sáng khi đang bật ADR hoặc với độ tương phản, có thể chuyển sang AUTO để phó mặc cho ADR quản lý. Không hiểu sao độ sáng giờ chỉ còn 3 mức – 0 + bất kể có bật ADR hay không.


Cân bằng trắng

  • Sau 10 năm, cuối cùng Nikon đã quan tâm đến ý kiến của tớ về cân bằng trắng, chế độ cân bằng trắng tự động của D7000 đã hoạt động rất tốt. Nikon đã đưa những tuỳ chỉnh mà tớ khuyến cáo thành thông số mặc định cho D7000, quá tuyệt!
  • Khi còn dùng D70, tớ phải chuyển cân bằng trắng sang -3 và sử dụng thêm 1 filter 81A. Khi dùng D3 và D700 thì tớ không phải dùng thêm filter nhưng vẫn phải chỉnh sửa cân bằng trắng.
  • Với D7000, thông số mặc định của cân bằng trắng tự động trông khá tuyệt mà chẳng cần phải chỉnh sửa gì sất, hoan hô!
  • Thậm chí với 5D Mark II của Canon, tớ vẫn phải chỉnh AWB sang A5
  • Tương tự như những mẫu Nikon thời thượng, D7k có 5 vùng nhớ để lưu trữ các giá trị cân bằng trắng bằng tay dùng gray-card. Các cậu có thể đặt tên nó cũng như tinh chỉnh lại màu sắc(vàng-xanh dương và xanh lá-đỏ).


Tăng cường Tương Phản Động (Adaptive Dynamic Range (ADR) hay còn gọi là Adaptive D-Lightning)


  • ADRđành dịch theo ý nghĩa mà tôi hiểu là Tăng cường tương phản động. Chức năng này giúp ta giữ chi tiết ở những vùng tối và vùng sáng khi mà độ tương phản giữa 2 vùng này quá lớn. Tuy nhiên, theo tôi hiểu về bản chất thì việc này chẳng qua là máy sẽ chụp ở tốc độ cao hơn để tránh cháy sáng ở vùng sáng, sau đó phần mềm trong máy sẽ phát hiện những vùng tối trên ảnh và tăng sáng những vùng này lên. Như vậy chức này thật ra không tăng DR của sensor.
  • Mặc định ADR được tắt.
  • Trong những tình huống khó, chỉnh ADR sang những giá trị cao hơn sẽ cho kết quả tốt hơn. Uớc gì chế độ AUTO đủ thông minh để tự thực những thay đổi này.
  • Phơi sáng và Đo sáng
  • Không nằm ngoài mong đợi, hệ thống đo sáng của Nikon hầu như lúc nào cũng tuyệt. Tớ hiếm khi hoặc hầu như không bao giờ phải bù trừ sáng trên máy, trong bất cứ loại ánh sáng nào và có dùng flash hoặc không.
  • Hệ thống đo sáng của D7000 còn tốt hơn trên D3 của tớ. Có những cảnh tớ phải trừ sáng 0.7 trên D3 thì D7000 lại chụp hoàn toàn chính xác mà không cần phải hiệu chỉnh gì. Sướng.
  • Chế độ phơi sáng (chế độ chụp) P giúp tối ưu cặp khẩu tốc khi các cậu zoom: tiêu cự càng dài thì máy sẽ tự lựa chọn tốc độ càng cao. Có thể dùng bánh xe phía sau để thay đổi cặp khẩu tốc này nếu muốn.
  • Điều đáng tiếc là bộ phận đo sáng mới này không thể đo sáng được với những nguồn sáng yếu hơn ánh sáng trăng, cũng tương tự nhưng những máy Nikon khác kể từ sau sau chiếc FE.
  • Cơ chế đo sáng của D7K đủ tốt để dùng trong bất cứ trường hợp nào mà mắt người còn có thể đọc hoặc nhìn thấy đồ vật nhưng nếu các cậu thích chụp khi trời tối thui thì D7K chỉ phơi sáng ở mức tối đa là ISO 6400 và tốc độ1/6 giây.
  • Mức phơi sáng này đủ để chụp trong điều kiện ánh sáng trăng rằm nhưng bó tay khi chụp tối hơn nữa. Để chụp trong điều kiện thiếu sáng như vậy, ta cần phải bù sáng hoặc một cách khác mà tớ thường dùng đó là chuyển qua chế độchỉnh tay M.


ISO Tự động

  • Chế độ ISO tự động vẫn tương tự các mẫu Nikon trước đây, khi không sử dụng flash, ta có thể qui định tốc độ tối thiểu và ISO tối đa. Mặc nhiên là 1/30 giây và ISO 6,400.
  • Tớ thường để ISO tối đa ở 6,400 như giá trị mặc định và thiết lập tốc độ tối thiểu là 1/125 giây khi chụp người, chậm hơn tí nếu chụp tĩnh vật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào lens nhanh hay chậm và có chống rung (VR) hay không. Khi chụp tĩnh vật bằng ống kính Normal (50mm) hoặc rộng hơn (<50mm) có chống rung, tớ thường set tốc độ tối thiểu là 1/8 giây để đảm bảo hình không bị nhòe.
  • Trước đây ISO tự động thường được đẩy về thấp nhất khi dùng flash, nhưng với D7000 thì máy sẽ tự động tăng dần ISO lên khi hậu cảnh tối hơn giúp cho hậu cảnh sáng đều so với tiền cảnh. Phương pháp này làm việc khá hiệu quả, trừ những trường hợp hậu cảnh tắt ngúm. Đây quả là một cải tiến to lớn giúp mọi người có những bức ảnh với flash đẹp hơn vì thông thường những bức ảnh chụp với flash trông giống như chụp trong 1 chiếc xe hơi với đèn xe chiếu thẳng vào vật thể còn hậu cảnh thì tối như mực mặc dù đôi khi ánh sáng của môi trường lúc đó không phải tệ.
  • Có vẻ như ISO tự động chọn cùng một giá trị bất kể có flash hay không, khá hữu ít. Nhưng sẽ trở thành tai hại khi máy quyết định đẩy ISO lên 6,400 ngay cả khi có flash (thông thường tớ dùng flash để hạn chế phải đẩy ISO lên quá caolàm nhiễu ảnh, đằng này đã dùng flash rồi mà nó vẫn đẩy ISO lên 6,400 thì đúng là thần kinh – ghi chú của chủ thớt, hem phải của bác Ken xD)
  • Khi thêm AUTO ISO vào My Menu, nhớ chọn Item trên cùng ISO Sensitivity Settings. Item này sẽ cho phép thiết lập On/Off, ISO tối đa và Tốc độ tối thiểu. Nếu chỉ chọn Item On/Off trong My Menu thì sẽ không thiết lập được Max Iso và Shutter Speed trong My Menu.


Duyệt ảnh 

  • Chức năng duyệt ảnh tuyệt vời; phóng ảnh và cuộn cực nhanh. Các phím cuộn điều hướng cũng thế.
  • D7000 có chức năng xem biểu đồ ánh sáng (histogram) trên một vùng tương tự như LEICA M9. Khi phóng to ảnh, biểu đồ sẽ được tính toán lại, chỉ dựa trên các pixel đang được thể hiện trên màn hình. Đây là cách rất tốt để kiểm tra những vùng sáng và tối. Ngay khi cuộn sang vị trí khác, biểu đồ lập tức cập nhật lại.


Duyệt theo gương mặt

  • Một chức năng duyệt ảnh mới là khả năng tự động phóng to vào một khuôn mặt nào đó.
  • Rất dễ: khi đang duyệt ảnh, zoom vào, sau đó xoay bánh xe phía trước để chọn một gương mặt. D7000 đánh dấu những gương mặt mà nó nhận dạng được bằng một hình chữ nhật màu trắng.
  • Chức năng duyệt ảnh theo gương mặt tiện lợi không thể tả trong trường hợp cần kiểm tra xem trong hình mọi người có cười tươi chưa. Tớ đã thử nghiệm thành công với nhóm 5 người. Theo Nikon, nó có thể nhận ra tối đa 35 gương mặt trong mỗi bức hình.
  • Xoay bánh xe phía trước để chọn những khuôn mặt khác nhau và xoay bánh xe sau để duyệt ảnh khác. Chính nhờ cách này, các cậu có thể kiểm tra xem trong hàng loạt ảnh, tấm nào có hình một người cười đạt nhất hoặc kiểm tra mặt lần lượttừng người trong một bức ảnh thay vì phải cuộn như trước đây. Cách này giúp duyệt ảnh nhanh hơn và thật sự hữu ích.


Pin và Sạc
Pin

[IMG]


Pin, nắp pin, lẫy an toàn.

  • Nắp pin trên D7000 được cải tiến đáng kể: một lẫy an toàn màu cam được thêm vào. Những thế hệ Camera trước đây thường rơi pin ra ngoài ngay khi nắp pin bung ra do rơi vỡ hoặc sơ ý chạm vào trong khi D7000 vẫn giữ được pin và làm việcbình thường dù bung nắp pin.
  • Tớ đã chụp cả nửa tuần nay với khoản 655 pô và vọc trên máy hàng giờ mà vẫn còn khoản 62%. Tớ sẽ cho các cậu hay khi nào tớ vọc đến hết pin.
  • Có một chút bất tiện là pin EN-EL15 không tương thích với những máy thế hệ trước sử dụng pin EN-EL3e. Dù sao thì kiểu pin mới này cũng khỏe hơn và nhỏ gọn hơn, ai phải xoắn?
  • Mẫu pin mới EN-EL15 tích 1 lượng điện khoản 13.3 oát-giờ (1.9 Ah, 7.0V) so với mẫu pin to hơn và cũ hơn là EN-EL3e chỉ khoản 11.3 oát-giờ (1.5 Ah, 7.4V).


Sạc

[IMG]

Nikon MH-25 Charger và đầu cắm điện (thị trường Mĩ)

 

  • Tin tốt lành là Nikon rốt cuộc đã loại bỏ dây nhợ đối với phiên bản ở Mĩ, tuy nhiên đó mới chỉ là một nửa.
  • Mẫu sạc MH-25 sử dụng kiểu đầu cái thông dụng nên dễ dàng nối với loại có dây cũ. Thậm chí Nikon cũng cho thêm 1 sợi dây để phòng khi bạn cần đến.
  • Đầu cắm có thể xoay 1 góc 90 độ nên có thể dễ dàng cắm vào tường.
[IMG]
Nikon MH-25 Charger và đầu cắm vuông góc để cắm vào tường

 

  • Đầu cắm rời dễ mang vác hơn là dây nhợ nhưng…haizzz..nó lại không chịu gặp vào bên trong đồ sạc mà luôn thòi ra ngoài. Rõ ràng là muốn mang theo đầu cắm rời thì tốt hơn hết là phải gỡ nó ra, nhưng hy vọng là tớ sẽ không đánh mất nó. Nếu gắn nó vào đồ sạc và đút vào túi xách thì nó cũng luôn chực rơi ra.
  • Thiết kế của Canon thì lại ổn, tớ không hiểu sao Nikon lại thiết kế một cách vụng về như vậy.
[IMG]
Nikon MH-25 charger kèm dây


Thiếu sót

  • Không có thiếu sót nào đáng kể nếu so với với tính năng mới tuyệt vời của D7000 như hai mode U1, U2
  • Có một vài khuyết điểm nhỏ mà tớ tìm ra nhưng nó chẳng thấm vào đâu so với hàng tá khuyết điểm mà tớ đã than phiền về 5D Mark II, dù tớ cũng rất khoái em Canon này.
  • Chế độ chụp đa thời (exposure bracketing) làm việc tốt nhưng nó chỉ cho phép ta chụp tối đa 3 ảnh thay vì 5 hay 7. Nếu thích HDR các cậu phải đối đầu với trở ngại này.
  • Không như những mẫu cao cấp. D7000 không thể thiết lập nút OK để phóng to ảnh bằng một chạm với tay phải. Thay vào đó, tớ phải dùng tay trái để nhấn (+). Phức tạp!
  • Trong phần hướng dẫn sử dụng, Nikon có đề cập việc không có bản quyền của AVC video coding từ MPEGLA.com dành cho mục đích thương mại. Điều này ngụ ý rằng các clip được quay bằng D7000 không được phép sử dụng cho mục đích thương mại màchỉ dùng cho cá nhân. Rất tiếc, hãy mua một chiếc máy quay thực sự! Lý giải việc này như sau: thuật toán dùng để mã hóa Video phải được trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu nếu muốn dùng thuật toán này và Nikon đã không trả tiền bản quyền các thuật toán này trên D7000 cho chúng ta. Các cậu thuộc giới quay phim chuyên nghiệp cần nghiên cứu kỹ vấn đề này trước khi quay Video thương mại. Tham khảo thêm ở đây [licence rates], và ở đây [Nilay Patel's take on it].
  • Tớ chẳng thể hiểu tại sao những máy Nikon khác lại thêm 2 dòng Artist và Copy right vào phần Image Comment. D7000 chỉ có một dòng IMAGE COMMENT dài, trong đó tớ để © KenRockwell.com và số điện thoại của tớ trong Exif của mỗi ảnh thay vì dùng 2dòng Artist và Copyright.
  • Không có PC để đánh đèn trong Studio. Không thành vấn đề; tớ dùng Nikon SB-30 để mồi kết hợp với Wein slave. Nếu các cậu muốn thiết bị đầu cuối PC thì có thể bỏ qua mớ dây nhợ và dùng AS-15 adapter (gắn vào hot shoe để kích studio strobes)


Đấy, D7000 là thế, tuyệt vời.
Kết luận 

  • D7000 là mẫu DSLR tốt nhất của NIKON. Điều khiển thuận tiện hơn bất kỳ máy Nikon nào khác và chất ảnh chỉ đứng sau D3X giá 7,500$ và nặng gần gấp 4 lần.
  • Một cách tổng quan, D7000 vượt mặt tất cả các mẫu Nikon khác và nhẹ hơn hầu hết những máy đó.
  • Những mẫu máy ảnh FX chỉ khác biệt với ống ngắm to hơn nhiều lựa chọn ống kính hơn
  • Về kỹ thuật, máy ảnh FX thể hiện chi tiết tốt hơn ở những ISO cao ngớ ngẩn trong khi D7000 cho ảnh ít nhiễu hơn.
  • Ở ISO thấp, độ phân giải cao của D7000 chiếm ưu thế trong khi nhiễu không thành vấn đề.
  • Sẽ rất khó để có thể mua đc D7000 trong các cửa hiệu vào lúc này. Tớ đã phải đặt hàng và nhẫn nại trông ngóng mới mua được.


Ống kính 

  • Tớ sẽ không đặt ống đi kèm 18-105, theo tớ nó là một ống tẻ nhạt so với giá tiền 300$
  • Tớ chỉ đặt hàng body và mua “viên ngọc quí giữa đời thường” 35 f/1.8. Phần nhiều thời gian tớ chụp D7000 với ống này. Ống 35 f/1.8 quá tuyệt cho hầu hết các tình huống, đặc biệt là khi ánh sáng yếu.
  • Nếu các cậu vẫn khăn khăn đòi một ống khác thì lời khuyên của tớ là 18-200 VR II. Nó thích hợp cho hầu hết các nhu cầu trừ những pha hành động khi thiếu sáng.
  • Các cậu có thể thao khảo thêm DX Dream Team và cách xây dựng một bộ máy hiệu quả ở đây Assembling a System.


Đèn

  • Tớ sử dụng đèn sb-400 giá rẻ nhưng rất hiệu quả. Flash cóc cũng tốt nhưng sb-400 hồi đèn nhanh hơn và tiết kiệm pin cho D7000. Nó cũng đánh được xa hơn khi cần thiết.

Thế là hết. Cám ơn các bác đã ủng hộ.

Tình hình là có nhiều bác PM hỏi tớ liệu ở Việt Nam thì có thể mua D7000 ở đâu uy tín, chất lượng?

Tớ xin thú thật là chính tớ cũng không có tiền mua D7000, chỉ là xem qua và dịch dựa trên kinhnghiệm sử dụng những dòng máy Nikon trước đây như D50, D40, D5000. D7000 vẫn là ước mơ của tớ, mà có khi phải hết năm 2011 hoặc qua 2012 mới thực hiện được ^^

Tuy nhiên, tớ cũng đã mua bán vài lần, và những cửa hàng sau làm cho tớ cảm thấy rất hài lòng. Hiện tại những cửa hàng này đều có D7000 với chính sách bảo hành nghiêm chỉnh và giá khá tốt.

Khánh Long:

  • Ưu: ngay trung tâm thành phố (thương xá TAX), có cả hàng chính hãng lẫn xách tay, là đại lý chính thức của VIC chuyên phân phối hàng Nikon chính hãng, bán hàng vui vẻ thân thiện.
  • Thiếu sót: Không chỗ để xe, không chỗ ngồi. Nhưng mọi người vẫn vui vẻ đứng test máy, khách vẫn đến nườp nượp ^^



ZShop:

  • Ưu: giá tốt, có hàng chính hãng lẫn xách tay, bảo hành chu đáo. Có lượng hàng secondhand khá dồi dào nhưng được tuyển chọn kỹ nên chất lượng đảm bảo. Bán hàng nhiệt tình, có kiến thức về nhiếp ảnh. Có chỗ ngồi ^^
  • Thiếu sót: Tuy cũng dễ tìm nhưng vị trí của Shop chưa được gọi là đắt địa lắm. Chỗ để xe hơi bé.



Giang DuyĐạt Sài Gòn

  • Ưu: nguồn hàng cực kỳ dồi dào. Phân phối hàng chính hãng lẫn xách tay, mới lẫn đã qua sử dụng. Có cả những máy hoặc ống kính độc nhưng ít phổ biến. Có mặt ở cả 2 miền Bắc – Nam. Bác bán hàng trong Nam vui vẻ, rất dễ thương. Cólần mình gọi cho bác í hỏi 1 cái ống kính, mới nói đc dăm câu thì mất sóng. Bác í lập tức gọi lại, còn biết mình tên Vũ nữa và tiếp tục cuộc trò chuyện. Sau này mình mới nhớ ra có lần mình đã cho bác í số điện thoại để đặthàng 1 ống kính. Thường thì các thương gia không lưu số này trong điện thoại lâu vì tốn chỗ mà nhiều khi có hàng rồi thì khách lại hết nhu cầu nhưng bác Thịn thì lại chu đáo như thế.
  • Nhược: Nếu các bác từng đi tìm nhà bác ý thì sẽ hiểu. Nhất là đi buổi sáng thì cứ tưởng bác í cho địa chỉ ma. Nhà trong chợ, mà buổi sáng lối vào lại bị mấy bà bán rau lắp mất ^^. Giá hơi cao hơn mặt bằng nhưng đi đôi với chấtlượng an tâm tuyệt đối.
  •  

Nguồn tin: zshop.vn


Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn