07:50 ICT Thứ sáu, 20/09/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 128

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10666

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1675810

Trang chủ » Tin tức Internet » Tin công nghệ » Máy ảnh - Camera

Tương thích ống kính cho thân máy không có mô-tơ căn nét tự động Nikon

Thứ tư - 20/02/2013
VinaCamera.com: Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu sơ bộ về mô tơ căn nét tự động Nikon và tương thích giữa thân máy Nikon không có mô-tơ căn nét trên thân máy, bao gồm Nikon D40, D70, D60, D3000, D3100, D5000, D5100, D7000.

Có 2 cách để điều khiển các thấu kính bên trong ống kính nhằm căn nét hình ảnh khi chụp: 1. Điều khiển bằng tay, vặn vòng căn nét trên ống kính (căn nét thủ công), 2. Điều khiển bằng mô-tơ làm chuyển động các thấu kính theo tính toán của hệ thống cảm biến và mạch điện tử kết nối giữa thân máy và ống kính qua các đầu nối (căn nét tự động). Như vậy, muốn tiến hành căn nét tự động, cần phải có một mô-tơ điều khiển. Điều phiền toái là mô-tơ này không phải lúc nào cũng nằm trên thân máy Nikon như trường hợp của D40, D60 hay D3000, D5000, D3100.

Trong các trường hợp thân máy không có mô-tơ căn nét, việc căn nét tự động sẽ phải trông cậy vào một môt-tơ căn nét gắn trên ống kính được kết nối với thân máy qua hệ thống các đầu nối (pins). Các mô-tơ trên thân máy được chế tạo kèm theo bộ xử lý số (CPU). Chỉ có các ống kính đời mới của Nikon mới có mô-tơ này (các ống có ký hiệu AF-S và AF-I). Các ống căn nét tự động đời cũ, sản xuất trước thời kỳ phát triển máy ảnh KTS sử dụng cảm biến, không có gắn mô-tơ căn nét trên thân ống mà chỉ có hệ thống truyền động cơ học được nối với mô-tơ căn nét trên thân máy thông qua trục cơ trên thân máy và khe nối trên ống kính (slot).

 

Ghi chú: Xét về cơ chế căn nét, ống kính Nikon được chia làm 3 loại: (1) Các ống “cổ” không có căn nét tự động, chỉ có thể căn nét thủ công bằng cách xoay vòng căn nét trên thân ống; (2) Các ống có căn nét tự động nhưng không gắn mô-tơ trên thân ống mà phụ thuộc vào mô-tơ trên thân máy (AF); (3) Các ống căn nét tự động có gắn mô-tơ căn nét ngay trên thân ống (AF-S, AF-I).


Hình 1: Trục cơ nhô ra trên gá lắp ống kính của thân máy có mô-tơ căn nét, tác dụng kết nối với khe truyền động trên các ống kính căn nét tự động AF (không có mô-tơ). Phần lớn các dòng thân máy của Nikon đều có mô-tơ căn nét. Hình minh họa của Nikon D80 và D90.

Hình 2: Gá lắp của một số dòng thân máy Nikon không có mô-tơ căn nét. Do không có mô-tơ nên không có trục cơ nhô ra. Chức năng căn nét tự động được thực hiện thông qua hệ thống điều khiển điện tử kết nối với ống kính AF-S, AF-I (có mô-tơ căn nét) thông qua các đầu nối. Đối với các thân máy này, nếu gắn các ống kinh không có mô-tơ căn nét trên thân ống (AF) sẽ không thực hiện được chức năng căn nét tự động. Hình minh họa của Nikon D3100, D5000, D60.

Hình 3: Gá lắp ống kính căn nét tự động không có mô-tơ (AF) và có mô-tơ (AF-S). Trên gá AF, có một khe trục nhỏ nhằm kết nối với đầu trục cơ của mô-tơ căn nét trên các thân máy có mô-tơ căn nét. Trên gá AF-S, do bên trong thân ống đã có mô-tơ, nên không có khe trục kết nối; Ghi chú: Khe lõm khoanh đỏ (trên đuôi ống AF-S) không phải là khe trục kết nối mà là khe lẫy khóa cố định ống kính khi lắp vào thân máy.

Khi mua thân máy hoặc ống kính, người chơi ảnh cần lưu ý tới tính năng của thân và của ống kính nếu muốn chức năng căn nét tự động:
• Các ống kính “cổ” (không có AF) sẽ không căn nét tự động trong mọi trường hợp.
• Các ống kính căn nét tự động AF nhưng không có mô-tơ trên thân ống chỉ căn nét tự động được với các thân máy có mô-tơ căn nét tự động.
• Các ống kính căn nét tự động AF-S, AF-I có mô-tơ căn nét trên thân ống hoạt động được trên mọi loại thân máy (có mạch điện tử).

Ghi chú: Khi gắn các ống kính AF-S, AF-I có mô-tơ căn nét lên các thân máy cũng có mô-tơ căn nét, mô-tơ thực sự tác động tới quá trình căn nét tự động là mô-tơ trên thân ống kính. Điều này cho thấy các ống kính AF thường bền hơn các ống AF-S do rủi ro hỏng hóc thấp hơn… một chiếc mô-tơ.


Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn