Hôm nay : 779
Tháng hiện tại : 15436
Tổng lượt truy cập : 1749937
Còn vào tiết trời mùa hè, thì việc cưới xin ít hơn, bởi cái nóng nực, rát bỏng. Thời tiết khắc nghiệt gây ra cảm giác khó chịu, làm vơi đi sự hoan hỉ, vui mừng.
Bắt đầu từ lễ dạm ngõ, dạm hỏi, tới cưới xin của người Việt Nam chúng ta, chữ “song hỉ” được dùng nhiều nhất. Nó được kẻ, vẽ, in ấn, cắt dán cả lên những quả cau, phong bánh, thiếp mời... Ai cũng hiểu nôm na đó là hai chữ vui mừng, song nguồn gốc của nó thì không phải ai cũng rõ. Vậy đâu là nguồn gốc của chữ “song hỉ”?
“Song hỉ” xuất hiện từ đời nhà Tống (Trung Quốc) do một danh sĩ nổi tiếng sau trở thành tể tướng của vua Tống Thần Tông và Vương An Thạch đặt ra (ghép hai chữ hỉ lại) để nói về chuyện hai lần gặp may cực kỳ lớn lao của mình.
Vương An Thạch là người nước Lỗ cùng quê với Khổng Tử, học rất giỏi. Lần lên Kinh đô cách quê chừng 200 dặm để dự thi, ông đi qua một vùng trù phú. Ở đó một nhà giàu tầm cỡ phú gia địch quốc, đang kén chồng cho con gái rất xinh đẹp.
Phú ông là người có học nên kén rể bằng cách thách đố, y muốn tìm rể giàu chữ làm hiền sĩ chứ không phải lắm của nhiều tiền. Nhân trong nhà có bộ đèn kéo quân lớn đẹp. Ông ra vế đối: Mã Tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ. Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân.
Vương An Thạch nghĩ mãi không đối được, tiếp tục lên kinh thi. Vào thi, ông trúng tuyển thám hoa. Khoa ấy không lấy trạng nguyên, bảng nhãn, nên ông được coi là đỗ thủ khoa.
Nhà vua cho vời ông vào triều để biết mặt và thử tài thêm. Thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn, trên có thêu một con hổ bay. Nhà vua ra cho ông một vế đối: Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ tàng hình. Nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình.
Nghe xong, Vương An Thạch nghĩ ngay đến vế của phú ông thấy đối rất chỉnh, bèn viết và dâng lên vua. Vua thấy quan tân khoa ứng đối nhanh, vế đối rất chỉnh, chữ lại đẹp nên rất vui, khen và ban thưởng hậu cho ông.
Trên đường vinh qui bái tổ, qua nhà phú ông. Vương An Thạch xin vào ra mắt trình ra vế đối của nhà vua khi trước, đối lại. Phú ông phục tài, gả con gái yêu cho quan tân khoa. Như vậy là Vương An Thạch vừa thi đỗ cao, lại vừa lấy được vợ đẹp.
Chàng rể mới viết lại chữ hỉ thành chữ song hỉ rất to trình lên nhạc gia và gửi về gia đình mỗi nhà một bản. Thông báo lại hai việc cực kỳ may mắn, tốt lành là đại đăng khoa (thi đỗ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ).
Chữ song hỉ được dùng từ đấy, hiện tại ở Việt Nam ta, tất cả các đám cưới đều được trang trí, dùng nhiều chữ này.
Những bài mới hơn
Những bài cũ hơn