21:31 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 365

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9085

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1521034

Trang chủ » Tin tức Internet » Tìm hiểu - Học tập

Sơ lược các dòng cá La Hán

Thứ tư - 29/02/2012


La Hán, Hoa La Lán = lou han, lohan, hua louhan = Flowerhorn (FH)

Cá La Hán là cá lai tạp giữa các loài cichlid cỡ lớn nhưng chủ yếu là loài cichlid 3 chấm - Trimac. Loại cá này xuất hiện vào lối những năm 1994-1997 ở Malaysia rồi lan dần sang các quốc gia khác. Cá La Hán hay Hoa La Hán thời kỳ đầu tập trung vào hai đặc điểm chính là đầu và "hoa" (mà ở ta hay gọi là "chữ"). Hoa La Hán có rất ít hay hầu như không có châu, những con đầu to phổng phao vẫn còn khá hiếm, đa số cá thường có dạng đầu xương, chỉ hơi căng một chút. Những dạng đầu như thế này ngày nay có thể bị chê là nhỏ. Đặc điểm chung là bụng đỏ, mắt đỏ và lồi, môi dưới trề, vây lưng và vây hậu môn hướng ra xa đuôi, đuôi tròn hay thuôn hình trái đào và tương đối nhỏ so với thân, khi cá già đuôi thường bị sụp.




Các chấm đen hay còn gọi là "hoa" hay "chữ" chạy dọc theo thân cá là một tiêu chí tuyển lựa quan trọng; cách phân hạng theo mô tả dưới đây (www.flowerfish.com) chứng tỏ điều này:
- Hạng C: "chữ" không liên tục hay chạy chưa đến giữa thân (đa phần những con cá này bị "lại tổ" tức giống hệt loài Trimac - cichlid "3 chấm").
- Hạng B: "chữ" chỉ chạy đến giữa thân.
- Hạng A: a/ "chữ" chạy liên tục từ gốc đuôi đến đỉnh đầu; b/ "chữ" chỉ chạy đến giữa thân nhưng màu sắc nổi bật.
- Hạng AA: "chữ" chạy liên tục từ gốc đuôi đến đỉnh đầu và lan lên cả nắp mang.
- Hạng đặc biệt: a/ có thêm hàng "chữ" chạy gần vây lưng gọi là “hoa đôi” (double flowering hay double-row, một số người cho là cá có quá nhiều "hoa" trông bị tối); b/ "chữ" xuất hiện ngay dưới viền mắt gọi là “lệ rồng” (dragon 's tear); c/"chữ" tiếng Hoa hay tiếng Ả Rập mang ý nghĩa tốt đẹp.




Lưu ý rằng, cách phân hạng dựa trên "chữ" như thế này ngày nay không còn phổ biến nữa. Cá La Hán thế hệ về sau tập trung vào các đặc điểm đầu, châu, hình dáng và màu sắc.

Trân Châu (珍珠) = zhen zhu (ZZ), cencu, chen chu = Pearl Flowerhorn
Dòng cá La Hán tiếp theo là Trân Châu La Hán hay Châu La Hán, dòng cá này vẫn duy trì các đặc điểm của La Hán đời đầu nhưng có nhiều vảy óng ánh màu xanh lục, xanh dương hay bạc phủ khắp cơ thể. Đây là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phân ra các loại châu bao gồm châu hột và châu sợi. Những con mà châu lan lên tới đầu gọi là châu "quấn đầu". Những con Kim Cương, KCPLT, Nữ Hoàng Kim Cương đều có thể xếp vào dòng Châu La Hán, đa phần có châu sợi.






Hoàng Kim = jing kang (JK), La Hán nền vàng (golden based)
Hoàng Kim là những con La Hán lột toàn thân. Gen khiếm khuyết sắc tố hay gen “lột” luôn tồn tại ở các loài cichlid thuần chủng được cho là “chất liệu” để lai tạo cá La Hán như
Red Devil/MidasTrimac, do vậy không có gì ngạc nhiên khi gen này xuất hiện ở cá La Hán. Gen lột là gen lặn, nó khống chế sự hình thành các sắc tố melanin (đen) và iridophore (ánh kim hay “châu”), vùng da tương ứng sẽ có các cấp độ màu từ đỏ, cam, vàng cho đến trắng.

Hoàng Kim là La Hán lột đời đầu, thường có thân màu vàng và bụng đỏ. Tất cả các dòng La Hán như Trân Châu, kamalau hay kamfa đều tiềm tàng khả năng lột nếu cá bố mẹ cùng mang gen lặn này. Các dòng lột về sau trông hơi khác Hoàng Kim với các mảng/đốm/sợi/hoa văn màu trắng trên nền đỏ/cam/vàng nên được gọi chung là “nền vàng” (golden based).




Ảnh này đã được điều chỉnh lại kích thước. Ấn vào đây để xem ảnh nguyên bản. Ảnh nguyên bản có kick thước 897x359 .



Theo thị hiếu chung, Hoàng Kim và “nền vàng” bị đánh giá thấp hơn La Hán thường vì thiếu “châu”, một yếu tố quan trong đối với cá La Hán; tuy nhiên các dòng cá đỏ như super red và red Texas lại khai thác gen lột một cách triệt để.

Tuyết Điêu, Bạch Ngọc
Tuyết Điêu hay Bạch Ngọc là tên gọi của loại La Hán màu trắng toàn thân hay bạch tạng. Khi gen khiếm khuyết sắc tố khống chế sự hình thành của tất cả các sắc tố thì màu mà chúng ta thấy là màu trắng của lớp hạ bì, và nếu hiện tượng này lan ra toàn thân thì cá sẽ có màu trắng tuyền. Trên thực tế, cá có màu trắng toàn thân rất hiếm; thông thường các chóp vây hay đầu vẫn còn dính một chút màu.

Dù trên lý thuyết là có thể, nhưng nhưng không ai lai tạo La Hán trắng bởi vì, cũng như Hoàng Kim, La Hán trắng không có "châu". Điều thú vị là một số "Tuyết Điêu La Hán" tuyệt đẹp xuất xứ từ Đài Loan trước đây chính là Red Devil/Midas.




Kim Hoa (金花) = kamfa (KF - âm Quảng Đông), jin hua (JH - âm Quan Thoại)

Nếu như La Hán dựa trên loài Trimac thì kamfa dựa trên loài
Synspilus, do đó mà những nhược điểm về hình dáng như môi trề, đuôi cụp trước đây được cải thiện (xem bài so sánh). Khi kamfa du nhập đến Thái Lan thì người Thái lai tiếp với Texas để tạo ra "dàn lông" và bộ châu dữ dằn hơn và gọi là king kamfa (KKF). Châu thường có dạng sợi lớn và dính vào nhau gọi là châu bệt, những con châu bệt toàn thân gọi là kamfa ngũ sắc.

Tỷ lệ lên đầu của KKF rất thấp và
tất cả cá đực đều bị vô sinh, (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng “king lai” ở Việt Nam là châu La Hán đực lai với KKF cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của KKF nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ.









Phượng hoàng lửa = Fiery/Fire Phoenix (FP), Red Phoenix (RP)
Tự cái tên cho thấy dòng cá này phải đỏ rực và vì vậy rất nhiều người gọi những con super red và khỉ đỏ của mình là... Phượng hoàng lửa. Thực ra, Phượng hoàng lửa là kamfa đỏ toàn thân và màu đỏ sẽ rất ổn định chứ không phập phù như super red và khỉ đỏ. Thông tin về Phượng hoàng lửa rất hạn chế, có lẽ kamfa đỏ toàn thân khó lai tạo.




Kim Bình Quả = Jing Ping Guo (JPG) = golden apple
JPG là dòng kamfa được Ah Soon và Ah Wee lai tạo và kinh doanh tại công ty A1 Aquarium. Dòng cá này từng đoạt giải 1 thể loại La Hán Đơn Sắc tại triển lãm Aquarama 2003, Singapore. Như tên gọi, dòng cá có bề ngoài tròn trịa như trái táo, thân ngắn, bản cực rộng, màu ánh kim xanh - vàng và mắt sâu. JPG tuy không phổ biến nhưng trông rất ấn tượng.






Kim Mã Lưu (金马骝) = kamalau (KML) = golden monkey (GM).
Kamalau bắt nguồn từ dòng
La Hán đời đầu có nền nhạt như xám và ánh kim lục chứ không phải từ Trân Châu La Hán. Công ty Mermaid lai tạo dòng này cũng đồng thời lai tạo cả kamfa do đó vây và châu của kamalau được cải thiện nhiều và gần giống với kamfa. Thân cũng rộng và miệng đỡ trề hơn so với La Hán thường. Kamalau hầu như không có "chữ" trên đầu và thân. Ngày nay, kamalau và Trân Châu thường lai với nhau tạo ra những con trung gian rất khó phân biệt.





Red Shock (RS), Super Red (SR), Super Red Synspilus (SRS), Khỉ đỏ = Red Monkey (RM), Supreme
Đây là các thế hệ cá đỏ thuần tuý, chúng khai thác gen lột một cách triệt để. Dòng cá có xuất xứ từ một nhà lai tạo Thái Lan. Dù tên gọi là Super Red Synsphilus (SRS) nhưng cá "đỏ" thường dài đòn, bản hẹp (khác với kamfa cũng lai từ Synspilus nhưng có bản rộng), tỷ lệ lên đầu thấp và cực kỳ linh động. Vấn đề là cá "đỏ" thực ra không hề đỏ! Màu thực sự của chúng là màu hồng và chỉ đỏ rực khi ở trạng thái bị kích thích. Có lẽ chúng được lai từ
pink fenestratus thì đúng hơn. Cá cái có màu tương đối ổn định hơn cá đực. Để duy trì màu đỏ thường trực, cá cần được cung cấp thức ăn có trộn chất nhuộm màu carophyll.


Cá lai super red x red devil có bề ngoài giống hệt super red.


Cặp khỉ đỏ.

Quá trình lột cũng là một vấn đề đối với dòng cá đỏ, nhiều con không lột triệt để mà vẫn còn một vài mảng đen ở đầu và các chóp vây khiến người chơi cá chờ đợi... mỏi mòn. Vì những lý do nêu trên, cá đỏ không được chuộng bằng các dòng La Hán khác.

Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)
Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì bởi hai lẽ a/ Hồng Két khó lai tạo và b/ cá không lên đầu. Vì Texas có vô số
dạng châu nên Red Texas cũng có vô số dạng hoa văn từ đốm nhuyễn, đốm nhỏ, đốm vừa cho đến sợi trên nền đỏ/cam.

Bởi vì gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas, người ta gọi chúng là
Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với RT.

Nhiều con KKF lột "nền vàng" trông rất giống và thường bị nhận lầm là RT. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt:

- KKF lột bản rộng trong khi RT bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.

- Nền KKF không đồng nhất: đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi RT có nền cam đồng nhất (máu red devil).




Bonsai và Red Mammon
Bonsai là loại La Hán đột biến với thân hình ngắn cũn cỡn. Cá bonsai thường bị tật vẹo xương sống, chủ yếu là ở phần gốc đuôi và hiếm khi nào có gù to, đẹp như con cá dưới đây của 0sun.




Red Mammon
Red Mammon là dòng Hồng Két King Kong chất lượng cao được lai tạo bởi trang trại HappyBreed ở Đài Loan (
www.happybreed.com) với miệng không bị biến dạng và đặc biệt là có gù! Dù không phải là cá La Hán nhưng vì cũng có gù nên xin liệt kê ra đây để mọi người tham khảo.

(King Kong là dạng Hồng Két mà khi trưởng thành dài đến 18 cm và trông gần giống với red devil nhưng miệng bị biến dạng hình chữ V và mõm chu).


Những bài mới hơn