16:05 ICT Thứ hai, 07/10/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4042

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1685506

Trang chủ » Tin tức Internet » Tin sự kiện - xã hội

Cấm dùng tiền mặt mua nhà, ôtô?

Thứ tư - 23/01/2013

(Dân trí) - Theo nội dung Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt, người dân không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, ô tô (bất kể giá trị giao dịch).

Giao dịch bất động sản qua s� n sẽ bị kiểm soát chặt.
Giao dịch bất động sản qua sàn sẽ bị kiểm soát chặt.

Cơ quan chức năng đang lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân về Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt.

Theo dự thảo này, người dân không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Cá nhân giao dịch bất động sản, xe máy, xe điện vượt hạn mức cũng không được dùng tiền mặt thanh toán.

Cũng theo nội dung dự thảo, các tổ chức không được dùng tiền mặt giao dịch bất động sản, chứng khoán, tàu bay, tàu thủy, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Ngoài các giao dịch này, khi tổ chức thanh toán cho tổ chức, cá nhân khác số tiền vượt hạn mức thì không được dùng tiền mặt.

Các cơ quan chức năng có thể sẽ ban hành quy định các giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng; quy định bổ sung giấy tờ chứng minh thanh toán qua ngân hàng vào hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ; lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí...

Cũng trong dự thảo trên, các bộ, ngành liên quan gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Công an… phải có trách nhiệm ban hành các quy định, chính sách và thiết bị thúc đẩy các giao dịch mua bán - kể cả hoạt động giải trí vui chơi, ăn uống… triệt để sử dụng phương thức thanh toán qua chuyển khoản, qua thẻ mà không dùng tiền mặt.

Đặc biệt, các ngân hàng sẽ được ấn định lại mức phí dịch vụ tiền mặt. Mức phí hiện hành theo Thông tư 01/2007 là 0% - 0,05% trên số tiền mặt được giao dịch.

Trước đó, tại dự thảo báo cáo tổng kết tình hình thanh toán bằng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Đối tượng và phạm vi áp dụng trong nghị định này có giới hạn nên hiệu lực về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt chỉ tập trung vào các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, các đối tượng khác vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong khi đó, các đối tượng không sử dụng ngân sách nhà nước đang chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng phát triển mạnh. Thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch có giá trị lớn của các đối tượng này đang gây khó khăn trong việc giảm gánh nặng trong các máy ATM, phòng, chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tiền giả.

An Hạ


Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn