05:06 ICT Thứ sáu, 15/11/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 212

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 20794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1723377

Trang chủ » Tin tức Internet » Tin sự kiện - xã hội

Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 11-20/7

Thứ bảy - 13/07/2013

Từ ngày 11-20/7/2013, một số chính sách đáng chú ý trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Lao động, Tài chính nhà nước, Văn hoá - xã hội sẽ chính thức có hiệu lực, cụ thể như sau:

Trong lĩnh vực Doanh nghiệp

Công ty hợp nhất từ công ty đã niêm yết với công ty chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM muốn niêm yết cổ phiếu sau khi hợp nhất thì Công ty chưa niêm yết trước khi hợp nhất phải đáp ứng các điều kiện: có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần; ROE tối thiểu đạt 5%; kinh doanh 2 năm liền trước có lãi; không có nợ quá hạn trên một năm…

Đây là một trong số những quy định hướng dẫn chi tiết về niêm yết chứng khoán tại Thông tư 73/2013/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 15/7/2013.

Cũng từ ngày 15/7, theo quy định tại Nghị định 55/2013/NĐ-CP, DN nước ngoài liên doanh với DN trong nước cũng có thể được cấp phép cho thuê lại lao động nếu đáp ứng các điều kiện đối với DN trong nước về trụ sở, người đứng đầu…

Ngoài ra, DN này phải chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm; vốn và tổng tài sản từ 10 tỷ trở lên; có giấy chứng nhận DN của nước sở tại và người đại diện phần vốn góp của DN chưa có hành vi vi phạm pháp luật. 

Trong lĩnh vực Lao động

Nghị định 55/2013/NĐ-CP nêu trên còn quy định: thời gian cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng, khi hết thời hạn cho thuê, DN không được phép cho thuê lại chính lao động vừa hết hợp đồng đó.

Tuy nhiên, DN không được cho thuê lại lao động khi: đang có tranh chấp lao động, đình công; DN cho thuê không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại; cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc mục đích cho thuê lại lao động là để thay thế người lao động.

Trong lĩnh vực Tài chính nhà nước 

Theo Quyết đinh 29/2013/QĐ-TTg, từ ngày 15/7, mỗi hộ dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ đuợc hỗ trợ 30 triệu đồng từ ngân sách trung ương và tối thiểu 3 triệu đồng từ ngân sách địa phương khi mua đất, tăng khoảng 3 lần so với trước đây.

Đối với hộ trước đây đã chuyển nhượng, thế chấp đất sản xuất, nay không còn đất nhưng có kinh nghiệm sản xuất và được người nhận chuyển nhượng, thế chấp đồng ý cho chuộc lại đất với giá thấp hoặc được người thân nhượng bán với giá rẻ thì được hỗ trợ vay vốn tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ. 

Từ ngày 20/7/2013, theo Thông tư liên tịch 80/2013/TTLT-BTC-BNN, mức khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên bình quân là 200.000 đồng/ha/năm và được áp dụng từ năm dự toán ngân sách 2013.

Tùy theo vào khả năng ngân sách của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ thêm kinh phí cho khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên sao cho phù hợp với tình hình thực tế và phải được công bố công khai hàng năm về mức khoán, diện tích khoán để bên nhận khoán biết.

Trong lĩnh vực Văn hóa – xã hội

Từ ngày 15/7, việc xét và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” sẽ được thực hiện 3 đợt/năm vào các ngày 30/4, 2/9 và 22/12 đối với cả những người có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bản thân vẫn chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, trừ trường hợp người đó đang chịu án phạt tù (kể cả án treo).

Thủ tục, các mẫu hồ sơ đề nghị và xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định cụ thể tại Nghị định 56/2013/NĐ-CP. 

Nguồn tin: Thu vien Phap luat


Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn