Đổ mồ hôi là phản ứng bình thường giúp cơ thể giảm nhiệt khi nhiệt độ cao, tuy nhiên đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Hạ đường huyết
Hiện tượng này thường đi kèm với bệnh tiểu đường khi cơ thể giảm lượng đường trong máu, tuy nhiên nó có thể xảy ra ở những người không bị tiểu đường khi họ bỏ bữa. Cơ thể sản xuất hormone insulin khi hấp thụ thực phẩm trong bữa ăn – những hormone cần thiết để điều chỉnh lượng đường vào máu. Khi chúng ta bỏ bữa, thiếu đường trong máu kích thích sản xuất adrenaline – điều này gây đổ mồ hôi.
Điều trị:
Chẩn đoán để xác định lượng đường trong máu không khó, chỉ cần đến xét nghiệm ở các cơ sở y tế đảm bảo, uy tín, chất lượng. Nếu bệnh nhẹ, chỉ cần ăn nhiều thức ăn có chứa hợp chất cacbon hidrat, bệnh sẽ tự thuyên giảm. Còn trong các trường hợp nghiêm trọng hơn cần làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra để bổ sung nhanh chóng lượng đường trong máu bạn có thể ăn một chiếc kẹo có đường. Tuy nhiên, bạn tránh ăn sô cô la vì chất béo trong sô cô la làm giảm hấp thu glucose của tế bào, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian để bạn cảm thấy khỏe hơn.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn hại đến hệ thần kinh. Có thể thấy rõ điều này ở nửa thân dưới của người bệnh. Trong khi nửa thân trên của bệnh nhân ra nhiều mồ hôi thì nửa thân dưới hầu như ra mồ hôi rất ít, nghiêm trọng hơn còn có thể bị tắc tuyến mồ hôi.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên có cảm giác đổ mồ hôi. Thậm chí, có những trường hợp, cứ ăn vào, là đổ mồ hôi khắp mặt. Hiện tượng ra nhiều mồ hôi mặc dù không nguy hại lớn đến sức khỏe con người, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt.
Vì thế những bệnh nhân tiểu đường nên tích cực hạn chế lượng đường trong máu, sử dụng các thuốc hỗn hợp thần kinh và tuần hoàn não theo chỉ dẫn của bác sĩ, để có những hiệu quả tốt nhất.
Vấn đề tuyến giáp
Đổ mồ hôi liên tục có thể là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp. Khi có quá nhiều hormon tuyến giáp được sản xuất sẽ kích thích tuyến mồ hôi.
Điều trị: Có thể sử dụng thuốc để làm giảm mức độ hormone tuyến giáp, tuy nhiên, có thể mất khoảng một tháng để thuốc có tác dụng. Vì vậy, loại thuốc được gọi là thuốc ức chế beta cũng được sử dụng vì có tác dụng ngay lập tức khi bị đánh trống ngực và tăng nhịp tim.
Suy giảm hormone sinh lý
Những người đàn ông đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả khi nhiệt độ không cao, có thể do mức testosterone thấp. Khi nồng độ testosterone thấp, vùng dưới đồi – một khu vực trong não điều khiển nhiều chức năng bao gồm cả nhiệt độ cơ thể và huyết áp – nhận được tín hiệu sai rằng cơ thể quá nóng, đổ mồ hôi là cách cơ thể hạ nhiệt. Nguyên nhân chính của testosterone thấp là do khi còn nhỏ bị bệnh quai bị gây viêm và tổn thương tinh hoàn. Đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Đổ mồ hôi có thể nhiều hơn ở giai đoạn trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt vì đây là thời điểm nồng độ estrogen ở mức thấp nhất. Đổ mồ hôi ban đêm cũng có thể do uống rượu.
Điều trị: Testosterone thấp ở nam giới có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và điều trị bổ sung testosterone ở dạng gel hoặc tiêm. Các loại thảo dược từ thực vật có tác dụng kích thích tố nữ, giống như estrogen.
Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Nguyên nhân hiện tượng này là do dùng thuốc trầm cảm làm tăng mức độ của kích thích tố căng thẳng như noradrenaline, dẫn đến đổ mồ hôi quá mức. Các thuốc khác cũng gây đổ mồ hôi bao gồm các loại thuốc huyết áp, thuốc chữa bệnh khô miệng, thuốc cảm lạnh và cúm có chứa ephedrine, viên sắt và thuốc kháng sinh. Việc dừng sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra đổ mồ hôi.
Điều trị: Đối với những người mắc bệnh trầm cảm, nên thư giãn hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng. Bạn nên giảm lượng caffeine vì chúng làm tăng huyết áp và nhịp tim tăng nhanh, do đó có thể làm tăng tiết mồ hôi.
Bệnh béo phì
Những người mắc bệnh béo phì thường dễ đổ mồ hôi hơn những người có cân nặng trung bình. Quá trình ra mồ hôi này có thể liên quan đến các giây thần kinh cảm giác
Điều trị: Để giảm triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, các bệnh nhân béo phì nên chọn lựa cho mình 1 chế độ giảm cân thích hợp
Vấn đề cơ quan thần kinh
Hầu hết mọi người tiết một lít mồ hôi mỗi ngày, và có thể nhiều hơn khi trời nóng hoặc khi tập thể dục. Nếu bạn thấy mình đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh hoặc không tập thể dục, nó có thể là một dấu hiệu của hyperhidrosis, chứng đổ mồi hôi quá nhiều của cơ thể ở tay, chân và mặt. Tình trạng này khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như: cảm lạnh, mất nước và các bệnh viêm nhiễm da. Những người bị hyperhidrosis được cho là có một số lượng quá nhiều tín hiệu thần kinh đi từ não đến các tuyến mồ hôi.
Điều trị: Sử dụng thuốc ngăn mồ hôi và diệt khuẩn có chứa nhôm clorua. Tuy nhiên, loại thuốc này nó có thể gây kích ứng. Tiêm Botox trong lòng bàn tay có thể ngăn chặn các xung thần kinh kiểm soát các tuyến mồ hôi.
Đau tim
Ra mồ hôi và cảm giác mệt mỏi có thể là một dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim. Các triệu chứng bao gồm tức ngực, đau ngực nặng. Khi bị ra mồ hôi trong tình trạng này một phần của phản ứng vasovagal, là tình trạng phổ biến một người khỏe mạnh tạm thời mắc chứng huyết áp thấp, nhịp tim chậm và đôi khi ngất xỉu. Phản ứng vasovagal cũng có thể xảy ra nếu một người nào đó bị cơn đau dữ dội, chảy máu não hoặc viêm ruột thừa cấp tính.
Điều trị: Bất cứ ai nghi ngờ đau tim cần nhanh chóng đến bệnh viện. Trong khi chờ cấp cứu, họ phải ngồi trong tư thế thoải mái và trừ khi dị ứng bạn có thể từ từ nhai một viên aspirin 300mg. Điều này sẽ giúp làm loãng máu, giảm đông máu và có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông làm nghẽn mạch.
Bệnh lao
Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân lao, ban đêm khi ngủ thường ra nhiều mồ hôi hơn những người bình thường.
Điều trị: Nếu bạn thấy mình có 1 trong những biểu hiện trên thì nên đến khám ở các cơ sở y tế để có cách điều trị kịp thời.
U tế bào ưa crôm
Đây là chứng bệnh ít gặp và chỉ xuất hiện ở độ tuổi thành niên. Khối u này sẽ tiết ra các adrenalin và noradrenalin, kích thích cơ thể tiết ra mồ hôi.
Những người bị u tế bào ưa crôm ngoài biểu hiểu đổ mồ hôi nhiều, còn có các triệu chứng khác như cao huyết áp vv…
Hoàng Nam (Tổng hợp)
..........................
Thông tin cho bạn:
Trên thị trường hiện nay một số sản phẩm có tác dụng giúp làm giảm chứng ra mồ hôi nhiều. Nổi bật trong số đó có sản phẩm Hoà Hãn Linh với nguồn gốc từ thiên nhiên, được bào chế dưới dạng viên nén, an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Thực phẩm chức năng Hoà Hãn Linh với các thành phần Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông, có tác dụng bổ khí cố biểu, dưỡng âm sinh tân dịch. Ngoài ra Taurin có tác dụng giữ nước trong tế bào, Magie giúp làm giảm sự hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm, do đó Hòa Hãn Linh giúp làm giảm tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, chân, trán, lưng…có thể là toàn thân. Cách dùng: 6 – 9 viên/ngày chia 3 lần, uống trước bữa ăn 30 phút và nên sử dụng liên tục từ 3 đến 6 tháng để có kết quả tốt nhất. Thuốc sử dụng được cho nhiều lứa tuổi. (trẻ em từ 7 tuổi trở lên).
Người ra nhiều mồ hôi có sức khoẻ yếu?
Nếu cơ thể đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động kèm theo triệu chứng lạ bạn cần đi kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Dương Đình Phúc (Bệnh viện 354) cho biết, ra nhiều mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, mồ hôi tiết ra giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ các độc tố ra ngoài. Bình thường, vào mùa hè, trung bình một người tiết ra khoảng 500-600 ml mồ hôi/ngày.
Ở những vùng da kín như ở nách, lưng, bẹn, đùi hoặc những vùng da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da cổ, mặt hoặc tại những cơ quan phải thường xuyên hoạt động như bàn tay, bàn chân thì mồ hôi thường tiết ra nhiều.
Rất nhiều nguyên nhân khiến mồ hôi có thể tăng tiết nhiều như cảm xúc, vị giác, bệnh về thần kinh giao cảm, hạ đường huyết, có thai, mãn kinh… Mồ hôi tiết nhiều hơn khi cơ thể ở trạng thái xúc động mạnh, ốm, sốt cao, ăn đồ quá cay, uống rượu, khi lao động nặng, tập luyện thể thao…
Tăng tiết mồ hôi do tâm lý thường ra nhiều ở lòng bàn tay, chân, trán… Đây chỉ là thay đổi thoáng qua do quá căng thẳng, áp lực về tâm lý và sẽ hết nhanh chóng khi cảm xúc được giải tỏa.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bị ra nhiều mồ hôi cả khi thời tiết mát mẻ, cơ thể hoàn toàn không có chút vận động nào kèm theo một số triệu chứng lạ thì bạn cần tới kiểm tra thăm khám bác sĩ. Điều đó báo hiệu cơ thể bạn đang yếu.
Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi thì đây có thể là dấu hiệu của chứng cường tuyến giáp hay tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Chứng cường tuyến giáp có thể dẫn tới việc giảm cân và tim đập nhanh.
Ngoài ra, người ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời lạnh hoặc khi không có yếu tố kích thích, đó có thể là biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi.
Hội chứng này sẽ khiến đối tượng tăng tiết mồ hôi gấp 10 lần mức thông thường. Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi được cho là có dư thừa tín hiệu thần kinh từ bộ não tới các tuyến mồ hôi.
Để đảm bảo sức khỏe, nếu có dấu hiệu ra mồ hôi bất thường nên đi kiểm soát tổng quát, xét nghiệm công thức máu, chức năng tuyến giáp, chụp hình phổi. Cách chữa trị hiệu quả nhất chỉ có khi đã xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi ngoài việc tác động vào nguyên nhân gây bệnh, bạn cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ những mặc cảm cá nhân. Vệ sinh cá nhân thường xuyên, ở nơi thoáng mát. Nên mặc quần áo rộng thoáng, uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Bạn cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay mà nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Khi ra nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn khô lau bớt, bật quạt ở mức vừa phải, uống một cốc nước mát nhằm hạ nhiệt cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Theo P.Thuận/Báo Gia Đình & Xã Hội