Hôm nay : 371
Tháng hiện tại : 2823
Tổng lượt truy cập : 1684287
Khi khám những người có hiện tượng đau vùng cưu vĩ (góc nhọn giữa hai cung sườn gặp nhau trước ngực, phần chót có hình đuôi con chim cưu, nên gọi là cưu vĩ) đày hơi, bụng chướng, ăn khó tiêu, nôn khan, ợ chua, ỉa táo, da xanh, cơ thể suy nhược, ốm đứng, Đông Y cho rằng đó là do “can khí phạm vị”. Tuy vậy, việc ra đơn thuốc chữa bệnh thì nhiều trường hợp không có kết quả. Bệnh tiến triển từ nhẹ tới nặng, đến mức bị ung thư dạ dày.
Đã từ lâu, hội chứng đau dạ dày Tây Y không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Đến năm 2005, hai nhà khoa học Úc là Barry J. Marshall và J. Robin Warren được nhận giải thưởng Nobel về y học do phát hiện thủ phạm gây viêm loét và ung thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), và đưa ra phương pháp xét nghiệm, dùng hỗn hợp kháng sinh để chữa trị.
Thật ra sau giải thưởng Nobel này, bệnh dạ dày và K dạ dày vẫn hầu như không được ngăn chặn. Hàng năm số người bị mắc bệnh này vẫn ngày một nhiều. Theo số liệu bản tin N°297 tháng 2/2009 về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, số người bị chết vì ung thư dạ dày trên toàn thế giới năm 2004 là 803.000, đứng thứ hai sau ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ có số liệu tổng kết năm 2009 có 21.130 ca mới mắc bệnh ung thư dạ dày và trong số đó có đến 10.620 bệnh nhân đã chết do bệnh này.
Tuy nhiên trong thực tế, khá nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, thủng dạ dày hoặc K dạ dày không tìm thấy sự liên quan đến khuẩn HP. HP là vi khuẩn đã chung sống với bộ máy tiêu hóa của con người từ rất lâu, chắc chắn đây không phải là nguyên nhân chính gây nên hội chứng dạ dày và K dạ dày.
Hệ tiêu hóa là tổng thể các bộ phận từ răng miệng, thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tụy, gan, mật, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn.
Khi quan sát quá trình tiêu hóa ở vùng gan, mật, tụy, dạ dày, và ruột non, ta thấy dịch mật (có màu xanh lục) được gan tiết ra đổ vào ống mật và được chứa ở túi mật. Dịch mật và dịch tụy lúc nào cũng sẵn sàng được bơm vào đoạn tá tràng nối dạ dày với ruột non. Khi thức ăn ở dạ dày được nhào trộn và tiêu hóa sơ bộ, chúng được đẩy xuống đoạn tá tràng nơi dịch mật và dịch tụy đồng thời tiết ra trộn đều với thức ăn để nhũ hóa mỡ (lipid) nhờ tính chất nhũ hóa của mật và chặt đứt các liên kết đạm (protein) nhờ các enzyme thủy phân đạm của tụy. Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng được hấp thụ qua niêm mạc ruột non để đổ vào tĩnh mạch cửa về gan rồi đi vào hệ tuần hoàn đến các mô và tế bào. Các chất xơ không được hấp thụ sẽ bị đẩy tiếp xuống ruột già. Ở đây nước còn lại sẽ được ruột già hấp thụ, còn các chất cặn bã khác sẽ chuyển thành phân và đào thải ra ngoài qua hậu môn. Tới đây kết thúc quá trình tiêu hóa và đào thải cặn bã của bộ máy tiêu hóa rất phức tạp nhưng quy củ và có trật tự.
Như ta đã biết quan niệm của Đông y về nguyên nhân gây đau dạ dày là do “can khí phạm vị”, tức là có sự liên đới từ gan mật đến dạ dày. Cụm danh từ y khoa cổ này được giải thích là khí của gan xâm phạm vào dạ dày. Theo Đông y, gan thuộc Mộc, can khí là khí của Mộc có màu xanh lục. Khi nội soi dạ dày những người có triệu chứng đau dạ dày, người ta thường thấy dịch mật màu xanh trào ngược vào dạ dày. Có lẽ đây chính là hiện tượng “can khí phạm vị” mà người xưa đã quan sát được, tuy nhiên nó chưa giúp giải thích được tại sao dịch mật có thể làm loét niêm mạc dạ dày.
Theo quan điểm Nam Y, đối với bệnh nhân đau dạ dày khi làm nội soi, các bác sĩ chuyên khoa chỉ nhìn thấy bằng mắt thường và mô tả hiện tượng dịch trào ngược ở dạ dày thuần túy là dịch mật màu xanh kèm theo hiện tượng niêm mạc dạ dày bị xung huyết hay bị loét, thường là âm tính với khuẩn HP. Trên thực tế, kèm với dịch mật trào ngược lên dạ dày còn có dịch tụy không màu với các enzyme có tác dụng phân hủy đạm.
Đối với người có bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, dạ dày hoạt động bình thường sau khi nhào trộn và tiêu hóa thức ăn sơ bộ thì bơm đẩy thức ăn xuống ruột non theo những nhu động dạng sóng xuống phía ruột bên dưới. Khi thức ăn xuống đến đoạn hành tá tràng, dịch mật và dịch tụy đồng thời được phun ra hòa lẫn vào thức ăn để nhũ hóa mỡ và thủy phân đạm, và được đẩy xuống đoạn ruột non bên dưới.
Đối với người bị đau dạ dày, vì lý do nào đó mà nhu động ruột lại đẩy ngược lên trên làm dịch mật và dịch tụy trào ngược lên dạ dày, thường là khi dạ dày trống rỗng không có thức ăn. Dịch mật ban đầu làm tan nhớt bề mặt dạ dày, dịch tụy tiếp theo làm thủng các mô niêm mạc của dạ dày tạo thành các ổ loét, xung huyết và phù nề. Khi có các vết thương như vậy thì khuẩn HP nhân cơ hội ký sinh vào làm cho vết thương bị nặng dần lên. Vì vậy mà đạ dày bị viêm loét ngày càng trầm trọng, ban đầu là cấp tính, sau là mãn tính và lâu ngày nặng dần, theo quy luật sinh học chuyển thành K hóa gây ung thư dạ dày. Dịch tụy là thủ phạm gây ra xuất huyết dạ dày cấp và thủng dạ dày.
Vậy sự giải thích của Đông y cũng như Tây y, mỗi bên chỉ mô tả được một phần của bản chất bệnh viêm loét dạ dày dẫn tới K dạ dày. Đối với Nam Y, chỉ riêng hiện tượng dịch mật và dịch tụy trào ngược lên dạ dày diễn ra thường xuyên cũng đủ gây ra các bệnh loét dạ dày dẫn đến K dạ dày, chưa kể đến sự có mặt của vi khuẩn HP. Tình trạng trào ngược này còn có thể lên đến thực quản và gây ra các ổ loét hoặc K hóa ở thực quản.
Đa số người có hội chứng đau vùng cưu vĩ có hiện tượng dịch trào ngược thường xuyên là do hoạt động tình dục nam nữ. Những người này thường là sau khi ăn no, uống rượu say, lao động nặng hoặc đi xa mới về người mỏi mệt… mà quan hệ tình dục ngay, hậu quả có thể xảy ra là cảm phòng, phạm phòng, ngộ phòng. Nếu ngộ phòng người nam giới có thể chết ngay khi đang hành sự, còn lại phạm phòng hay cảm phòng nhẹ cả nam và nữ có thể không biết, chỉ thấy ăn không tiêu, đầy hơi, da vàng, ốm đứng, người mỏi mệt và sau đó thấy đau vùng cưu vĩ.
Hiện tượng này thường kèm theo rối loạn tiêu hóa, lúc đầu phân táo, hai ba ngày mới đại tiện. Người bệnh bắt đầu đến khám chữa ở các bệnh viện, phòng khám, ông lang, bà mế, sử dụng đủ các loại thuốc Đông Tây y khác nhau để chữa triệu chứng, không thể khỏi dứt điểm được. Nếu lâu ngày mà bệnh chỉ đỡ không khỏi thì người ta lại có ý sống chung cùng bệnh dẫn đến bệnh chuyển thành mãn tính dai dẳng và cuối cùng thành ung thư dạ dày.
Như vậy ta có thể thấy nguyên căn của ung thư dạ dày khởi phát từ bệnh dạ dày thông thường bắt đầu từ rất sớm từ khi có hiện tượng đầy hơi, khó tiêu đến nóng bụng cồn cào do dịch trào ngược lên dạ dày, có khi cả thực quản. Hiểu như vậy là ta có thể phòng và chữa viêm loét, đau dạ dày cũng như K dạ dày.
Ung thư dạ dày, ngoài việc phát triển dần từ các vết loét dạ dày lặp đi lặp lại rồi K hóa còn có tình trạng ung thư dạ dày phát triển từ các polyp dạ dày.
Các polyp lúc đầu xuất hiện rồi phát triển theo hình búp măng đến hình nấm rồi vỡ ra chảy máu kèm theo có các tế bào lạ.
Polyp dạ dày có bản chất giống với các polyp cơ trơn khác như polyp đại tràng, polyp bàng quang, polyp tử cung…
Có nhiều lý do dẫn đến việc xuất hiện các polyp này ở dạ dày. Tây Y thường dùng phẫu thuật nội soi để cắt bỏ polyp ở dạ dày, tuy nhiên sau một chu kỳ thời gian thì polyp lại mọc trở lại. Nam Y có thể chữa được hoàn toàn dạng polyp này ở dạ dày bằng thuốc theo Kỳ Môn Y Pháp vận dụng quy luật loại dị vật của cơ thể. Đó chính là quy luật sinh học hữu hiệu nhất để loại bỏ tận gốc polyp dạ dày.
Những bài mới hơn
Những bài cũ hơn