17:16 ICT Thứ ba, 23/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 194

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1524730

Trang chủ » Tin tức Internet » Tin sức khỏe

Triệu chứng và cách điều trị đau khuỷu tay

Thứ hai - 20/02/2017
Đau khuỷu tay thường gặp với những người vận động lặp lại một thao tác hay người hoạt động thể thao, cũng có thể là do chấn thương. Cũng tìm hiểu về triệu chứng đau khuỷu tay và cách điều trị đau khuỷu tay hiệu quả qua những thông tin trong bài viết sau.

Triệu chứng đau khuỷu tay

Chứng đau khuỷu tay gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Khi mắc phải chứng đau khuỷu tay, người bệnh sẽ gặp những biểu hiện như:

– Các hoạt động hàng ngày như đánh máy, chơi thể thao hoặc bê vác gặp trục trặc, có cảm giác đau mỏi. Các cơn đau cũng tăng lên khi duỗi cổ tay, xoay cẳng tay, gập duỗi ngón hoặc nâng vật nặng.

– Các cơn đau có thể lan xuống cánh tay, bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay.

– Khả năng duỗi cổ tay, cầm nắm giảm trầm trọng.

– Khi bị đau khuỷu tay, người bệnh thường không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở khớp khuỷu.

Chứng đau khuỷu tay gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Nguyên nhân gây đau khuỷu tay

Đau khuỷu tay có nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng có những dấu hiệu riêng biệt. Đau nhức khuỷu tay có thể xuất phát từ các tác nhân sau:

– Do chèn ép thần kinh trong: Thoái hoá, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay,… Viêm khớp có thể do nhiễm khuẩn hay viêm không do nhiễm khuẩn; bệnh khớp chuyển hóa (gút hay vôi hóa sụn khớp nhưng hiếm gặp ở khuỷu). Thoái hóa khớp khuỷu thường là thứ phát sau chấn thương hay sau các vi sang chấn lặp lại (do kết quả của hoạt động nghề nghiệp hay luyện tập thể thao. Dị vật khớp thường xảy ra và có thể là dấu hiệu phát hiện bệnh.

trieu-chung-va-cach-dieu-tri-dau-khuyu-tay

Đau khuỷu tay gây cản trở vận động

 

– Do viêm gân:

+ Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng tennis elbow): Các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương, chủ yếu do các hoạt động như: lau chùi cửa, chơi tennis, cầm vặn ốc, nghề thợ mộc, họa sĩ,…

+ Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf): Các gân bên trong khuỷu tay bị căng quá mức do chơi golf, đóng đinh,…

– Do viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu.

– Do chấn thương khớp khuỷu gây bong gân, giãn cơ đột ngột, gãy xương, trật khớp,…

 Cách điều trị đau khuỷu tay hiệu quả

Điều trị đau khuỷu tay tùy nguyên nhân gây đau mà từng trường hợp có chỉ định cụ thể. Một số cách chữa đau khuỷu tay thường được áp dụng là bao gồm cả dùng thuốc điều trị, thực hiện vật lý trị liệu hay kết hợp cả hai.

Khi hiện tượng đau khuỷu tay mới xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau tại chỗ đơn giản như sau:

– Chườm đá: Trong trường hợp bệnh nhẹ thì biện pháp đơn giản và tối ưu mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp giảm sưng đau hiệu quả là chườm đá. Hãy thực hiện chúng 3 lần mỗi ngày tại vị trí đau.

trieu-chung-va-cach-dieu-tri-dau-khuyu-tay1

Chườm đá giúp giảm sưng đau khuỷu tay nhanh chóng

– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động: Người bị đau khớp khuỷu tay nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vạn động mạnh, đặc biệt là chơi thể thao, các hoạt động mạnh cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

Những cách này tuy đơn giản nhưng khá hiệu quả nếu người bệnh có thể thực hiện kịp thời.

Tuy nhiên, nếu đã thực hiện các biện pháp giảm đau tại chỗ nhưng tình trạng đau vẫn kéo dài, khả năng lớn là bạn đã bị bệnh lý về xương khớp phức tạp hơn. Khi đó, việc đi khám tại các cơ sở y tế và điều trị bằng thuốc là yêu cầu bắt buộc. Có hai cách điều trị bằng thuốc đối với trường hợp đau khớp khuỷu tay do bệnh lý về xương khớp.

  • Thuốc Tây Y:

Trong Tây y, các loại thuốc được chỉ định là thuốc kháng viêm không steroid dạng uống hoặc tiêm kháng viêm tại chỗ cortisone giúp giảm đau nhanh chóng và giảm sưng viêm. Đối với trường hợp khớp bị nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng các thuốc kháng sinh thích hợp trong 2 tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý việc dùng các loại thuốc này cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ và thường chỉ được dùng trong nhưng đợt cấp tính, do thuốc có thể gây tác dụng phụ có hại nếu sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, vì Tây y chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng sưng đau biểu hiện bên ngoài, nên thường giảm đau rất nhanh nhưng bệnh cũng rất dễ bị tái phát. Nguyên nhân là do bệnh không được điều trị từ căn nguyên nên tình trạng bệnh chỉ ổn định tạm thời, sau một thời, do các tác nhân từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể, bệnh lại tái phát trở lại.

  • Thuốc Đông y:

Phương pháp thứ hai thường được dùng để khắc phục nhược điểm của thuốc Tây y là điều trị bằng thuốc Đông y. Theo y học cổ truyền, đau khuỷu tay là do khí huyết bị tắc không lưu thông được, gây nên những điểm đau. Lúc đầu đau dữ dội, sau lâu dần điểm đau này ấn vào cảm giác dễ chịu, đau âm ỉ dai dẳng kéo dài, thuộc nhóm bệnh do bất nội ngoại nhân gây nên. Căn nguyên của bệnh là do tạng can và thận suy yếu, nên việc điều trị sẽ tập trung bồi bổ để hồi phục hai tạng này. Sau khi can thận đã được cân bằng, tự khắc cơ thể sẽ điều chỉnh để chống lại các tác nhân gây bệnh, khi đó bệnh sẽ được điều trị hiệu quả.

cach-dieu-tri-dau-khuyu-tay-chuyenkhoaxuongkhop

Thuốc Đông y điều trị đau khuỷu tay hiệu quả

Một số vị thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng đau khuỷu tay này có thể kể ra là đỗ trọng, kỷ tử, thục địa, phòng phong, kê huyết đằng, uy linh tiên, quế chi, khương hoạt,… Những dược liệu này có công dụng tập trung vào bồi bổ để phục hồi can thận, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt,… giúp cơ thể cân bằng lại âm dương. Việc kết hợp các vị thuốc này một cách hợp lý và phù hợp với thể trạng người bệnh – điều mà Tây y không làm được-  sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng.

Sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngoài việc cơn đau ở khuỷu tay giảm đi, vận động dễ dàng hơn thì việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng tốt hơn, sức khỏe dần được nâng cao. Qua thời gian, cơ thể tự điều chỉnh thì mọi biểu hiện của bệnh cũng tự biến mất. Hiện này, điển hình hơn cả trong việc ứng dụng những vị thuốc này để chữa trị chứng đau khuỷu tay có thể kể đến bài thuốc Cốt vương Thần hiệu thang của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Kết quả điều trị thực tế tại trung tâm thời gian qua đã cho thấy đông y điều trị đau khuỷu tay hiệu quả và an toàn hơn nhiều so với việc sử dụng các loại thuốc tân dược thông thường.

– Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt: Các phương pháp trên vừa có thể sử dụng như một biện pháp riêng biệt, vừa là một biện pháp hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị chứng đau khuỷu tay một cách hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu như thế nào. Với trường hợp đau khuỷu tay do giãn cơ hay chấn thương vật lý, bệnh nhân chỉ cần thực hiện xoa bóp, chấm cứu hay bấm huyệt trong 1 liệu trình là có thể khỏi. Đối với các trường hợp bệnh lý phức tạp hơn, bên cạnh việc điều trị chính bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xoa bóp, châm cứu hay bấm huyệt để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

Thực hiện xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu sẽ giúp khí huyết lưu thông, tăng tuần hoàn máu, giảm đau, giãn cơ. Sau đó thực hiện vận động khớp (thực hiện động tác gấp, duỗi, sấp, ngửa khuỷu tay) để tăng biên độ vận động khớp trong trường hợp bị khớp bị giới hạn vận động.

Nếu đau khuỷu tay chỉ do chấn thương bên ngoài thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi, chườm đá và hạn chế vận động trong vòng vài ngày, cơn đau sẽ hết. Tuy nhiên, nếu đây lại là biểu hiện của những bệnh lý xương khớp nguy hiểm hơn thì việc điều trị sẽ cần có ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Vì vậy, nếu như bạn bị đau khuỷu tay trong thời gian dài dù đã thực hiện những cách trên mà không có hiệu quả, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩm đoán và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 

http://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/trieu-chung-va-cach-dieu-tri-dau-khuyu-tay.html

 


Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn