11:17 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Thống kê truy cập

Hôm nayHôm nay : 213

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13709

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1525658

Trang chủ » Tin tức Internet » Tư liệu - Lịch sử

“Đêm B52” trong ký ức người Khâm Thiên thuở ấy

Thứ năm - 27/12/2012
(Dân trí) - “Tôi về đến đầu đường, khung cảnh tang thương hiển hiện trước mắt. Cả tuyến phố Khâm Thiên sau đêm 26/12/1972 bị bom B52 xới tung, hàng trăm người đào bới tìm kiếm người thân bị chôn vùi…”, bà Ngô Thị Vĩnh nhà ở ngõ 132 Khâm Thiên nhớ lại đêm định mệnh.

12 ngày đêm Hà Nội đương đầu với “pháo đài bay” B52 - quá khứ đó đã lùi xa nhưng những ngày này, đi qua tuyến phố Khâm Thiên, nhiều người "Hà Nội xưa" lại nhớ về thời khắc đau thương nhưng hào hùng đó. Đài tưởng niệm những nạn nhân bom B52 ở giữa phố Khâm Thiên (xây dựng trên nền nhà của ba gia đình bị bom B52 xóa sổ hoàn toàn) nghi ngút hương khói. “Những ngày này, chúng tôi thường về đây thắp nén nhang để tưởng nhớ anh em, đồng đội hi sinh trong đêm 26/12 để bảo vệ Thủ đô”, bà Vĩnh, một chứng nhân lịch sử bùi ngùi nói.

Tượng đ� i tưởng niệm những nạn nhân bom B52 ở phố Khâm Thiên
Tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bom B52 ở phố Khâm Thiên
 
Phố Khâm Thiên ng� y ấy hoang t� n vì B52 (ảnh tư liệu)
Phố Khâm Thiên ngày ấy hoang tàn vì B52 (ảnh tư liệu)

Bên trong đài tưởng niệm ghi rõ tội ác của giặc Mỹ tại Khâm Thiên: Hồi 22h ngày 26/12/1972, giặc Mỹ đã cho máy bay B52 đến ném bom rải thảm dọc phố và khu chợ Khâm Thiên phá hủy 534 ngôi nhà. Tội ác Mỹ làm chết 278 người, trong đó có 40 cụ già, 56 trẻ em, 94 phụ nữ, 97 nam giới. Số người bị thương là 290 người; 178 trẻ em bị mồ côi ngày đó.

Trong câu chuyện với chúng tôi, bà Vĩnh không kìm được nước mắt khi nói về liệt sĩ Nguyễn Thị Thành. “Đêm đó nếu chị Thành không trực thay thì tôi mới là người bị bom Mỹ cướp mạng”, bà Vĩnh nói.

B� Ngô Thị Vĩnh nhớ lại đêm định mệnh
Bà Ngô Thị Vĩnh nhớ lại đêm định mệnh 40 năm trước

Trong mưa bom B52 rải thảm, cả Hà Nội sơ tán hàng vạn dân ra ngoại thành. Trong khi con cháu gia đình bà Vĩnh đã về Phú Xuyên (Hà Tây cũ) ở nhờ nhà người thân thì mẹ bà vẫn chưa thể đi được do cứ bước lên tàu xe là bị nôn thốc nôn tháo. Lo cho mẹ, 10h sáng ngày 26/12/1972, bà Vĩnh quyết định đổi ca trực với bà Thanh, lấy xe đạp đưa mẹ về Phú Xuyên tránh bom đạn. Chuyến đi đó đã cứu sống bà Vĩnh.

“Đêm đó, từ Phú Xuyên nhìn về, cả Hà Nội đỏ rực như ngọn đuốc sống. Tôi sốt ruột không biết chị em ở xưởng may và người thân ở phố Khâm Thiên ra sao, định lấy xe lao về nhưng mọi người ngăn cản”, bà Vĩnh cho hay.

Sáng hôm sau (27/12/1972), máy bay Mỹ lượn ầm ầm trên đầu nhưng hai chị em bà Vĩnh vẫn quyết định về Hà Nội xem tình hình. Về đến đầu phố, khung cảnh tan thương hiện ra trước mắt bà Vĩnh. Công ty may Chí Hằng (nay là Giầy vải Thượng Đình) nằm trên phố Khâm Thiên, nơi bà Vĩnh làm việc bị quả bom tấn dội xuống và chôn vùi 6 người.

B� Vĩnh kể về người bạn đã chết thay mình
Bà Vĩnh kể về người bạn đã chết thay mình

“Đầu ngõ 132 nhà tôi hồi đó bị bom khoét sâu xuống hàng chục mét, rộng như một cái ao. Chị em tôi phải đi vòng ra ngõ Văn Chương mới tìm được lối về căn nhà đã bị sập mái của mình”, bà Vĩnh cho biết.

Đang làm việc ở nhà máy dệt 8/3, khi nghe tin cả tuyến phố Khâm Thiên bị xóa sổ, bà Nguyễn Thị Điền (nhà số 28/ngõ 132 Khâm Thiên) hoảng hốt chạy về nắm tình hình gia đình mình. Về đến nơi khung cảnh trước mặt bà Điền là nhà hai bên phố bị đổ rạp ra bên ngoài. Bên trong phố thay cho những ngôi nhà là hố bom nằm la liệt, đặc biệt nhiều gia đình bên trong ngõ Sân Quần đều bị “thổi bay”.

“Khung cảnh đau thường không gì tả hết diễn ra trong hôm đó. Chúng tôi phải gạt nước mắt đi nhặt xác và tìm kiếm người mắc kẹt trong đống đổ nát”, bà Điền xót xa.

Trong số những người chết khi bom Mỹ dội xuống phố Khâm Thiên ngày đó còn có vợ và con trai ông Nguyễn Văn Cầu (số nhà 17, ngõ Sân Quần). Nhà chị gái ông mất hai người con, em trai ông là dân quân tự vệ cũng qua đời.

Ông Nguyễn Văn Cầu nhớ về ký ức đau thương
Ông Nguyễn Văn Cầu nhớ về ký ức đau thương
 

Sau đợt mưa bom, bão đạn trút xuống Hà Nội, đêm 26/12, ông Cầu xin rời chốt trực (75 Hàng Bồ, nơi đặt phân xưởng in báo Hà Nội Mới hồi đó) về nhà. “Tôi choáng váng, không tin vào mắt mình khi mọi thứ đều sụp đổ, vỡ vụn. Căn hầm tập thể nơi vợ, con tôi thường trú ẩn bị quả bom Mỹ đánh sập. Hàng chục người chết không toàn thân…”, ông Cầu nghẹn ngào nói.

Quá đau đớn, ông Cầu lao vào đống đổ nát tìm vợ và con trai. Khi tìm được, ông thấy vợ ông chỉ còn nửa người trên, ông còn nhận ra được cái chân của con trai nhờ vết sẹo bị bỏng. Những ngày sau đó, ông tìm được xác em trai chết trong hầm cá nhân.

Ngày nay, những người như ông Cầu, bà Vĩnh đã ổn định cuộc sống. Những em bé mồ côi, giờ đã trưởng thành. Ký ức đau thương ngày nào đôi lúc đã được họ tạm gác sang một bên để lo toan cuộc sống thường ngày. Nhưng hôm nay 26/12/2012, đêm định mệnh của 40 năm trước lại ùa về trong lòng những người con Khâm Thiên.

Trúc Linh


Những bài mới hơn

Những bài cũ hơn