Tiện ích - Ứng dụng

 

Truyện

Tài liệu

Ngày này
năm xưa

Danh bạ
điện thoại

Bản đồ Học viện

Thư viện ảnh

Dự báo thời tiết

Danh nhân

 

Giải trí

 

Video Clip

Truyền hình

Nhạc Online

Phim Online

 

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 59

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2658894

Trang chủ » Tin Tức » Nghiệp vụ

So sánh các yếu tố thư mục giữa Dublin Core và Marc 21


So sánh các yếu tố thư mục giữa Dublin Core và Marc 21

1, Giới thiệu chung về MARC 21 và DUBLIN CORE
a, Dublin Core:

      Dublin Core Metadata là một siêu dữ liệu dùng để mô tả dữ liệu trong các dữ liệu. Dublin Core được hình thành lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Sáng kiến Yếu tố Siêu dữ liệu Dublin Core (Dublin Core Metadata Element Initiative), và được thiết kế đơn giản với 15 yếu tố mô tả.
      Đến tháng 9/2001 bộ yếu tố siêu dữ liệu Dublin Core được ban hành thành tiêu chuẩn Mỹ, gọi là tiêu chuẩn “The Dublin Core Metadata Element Set” ANSI/NISO Z39.85-2001. (theo http://www.niso.org/standards/resources/Z39-85.pdf)

b, MARC 21

      Vào những năm 1960, các nhân viên thư viện ở Thư viện Quốc Hội Mỹ sau khi tham khảo ý kiến đóng góp của các thư viện khác đã phát triển một khổ mẫu phục vụ cho việc lưu trữ các thông tin biên mục trên băng từ máy tính. Khổ mẫu đó được đặt tên là Machine Readable Cataloging, gọi tắt là MARC. Sự phát triển của MARC đã cho phép các thư viện trên toàn thế giới trao đổi dữ liệu với nhau . 
      Khổ mẫu MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục của Việt Nam được thiết kế trên cơ sở của MARC 21 để nhập các thông tin thư mục về các dạng tư liệu in hoặc bản thảo, tài liệu điện tử, tệp tin máy tính, bản đồ, bản nhạc, tư liệu nghe nhìn, tài liệu đa phương tiện và tư liệu hỗn hợp. Khổ mẫu bao gồm những chuẩn để trình bày và trao đổi thông tin thư mục và thông tin liên quan dưới dạng máy tính đọc được giữa các tổ chức thông tin và thư viện của Việt Nam.
      Một vài nước mà thậm chí một vài thư viện đã xây dựng riêng cho mình các phiên bản của MARC, bao gồm AUSMarc, JapanMarc, ChineseMarc, UNIMarc được tạo ra trong một nỗ lực nhằm nhận dạng một phiên bản quốc tế cho khổ mẫu MARC. Mặc dù UNIMarc được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở Châu Âu, nó vẫn không trở thành một tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng MARC 21 đang trở thành một tiêu chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống thư viện trên cơ sở tiếng Anh ưa chuộng sử dụng nó.

2, Những điểm giống nhau và khác nhau giữa MARC 21 và DUBLIN CORE

Bảng so sánh các yếu tố mô tả giữa Marc21 và Dublin Core

YẾU TỐ THƯ MỤC

 

PHẦN TỬ MARC 21

 

YẾU TỐ DUBLIN CORE

 

Tác giả

 

100, 110, 700

 

Creator

 

Nhan đề

 

245

 

Title

 

Chủ đề

 

600, 610, 650, 651, 653

 

Subject

 

Mô tả

 

520

 

Description

 

Nhà xuất bản

 

260

 

Publisher

 

Tác giả phụ

 

720

 

Contributor

 

Thời gian

 

260

 

Date

 

Kiểu (Loại tài liệu)

 

655

 

Type

 

Khổ mẫu

 

856

 

Format

 

Định danh

 

024

 

Identifier

 

Nguồn

 

786

 

Source

 

Ngôn ngữ

 

546

 

Language

 

Liên kết (Liên quan)

 

787

 

Relation

 

Bao quát (Nơi chứa)

 

500

 

Coverage

 

Quyền

 

540

 

Right

 

a, Giống nhau:

Trên thực tế MARC 21 và Dublin Core tương đồng đến 99%. Cụ thể là:

·MARC 21 và Dublin Core đều là siêu dữ liệu (dữ liệu của dữ liệu) dùng để mô tả tài liệu .
·MARC 21 và Dublin Core có cùng một mục đích là trao đổi dữ liệu giữa các thư viện với nhau.
·Có cùng các yếu tố mô tả thư mục như: Tác giả , nhan đề, chủ đề, tóm tắt, nhà xuất bản ,thời gian, kiểu loại tài liệu...
·MARC 21 và Dublin Core đều cho ra sản phẩm là dữ liệu thư mục
·Nhằm một mục đích chung là giúp tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng dễ dàng
·Nội dung dữ liệu của biểu ghi đều được quy định bởi những chuẩn bên ngoài khổ mẫu này như: AACR2...

b, Sự khác nhau.

·So với MARC 21, Dublin Core đơn giản hơn gấp nhiêu lần, cán bộ không chuyên cũng có thể sử dụng và biên mục được với Dublin Core.
·Dublin Core có ít trường (15 trường) và không có trường con, không có chỉ thị, không phức tạp.
·MARC 21 có rất nhiều trường (800) với cấu trúc phức tạp, người sử dụng cần được đào tạo chính quy.
·MARC 21 mang tính chất truyền thống, thường sử dụng cho biên mục tài liệu in ấn.
·Dublin Core mang tính chất hiện đại, thường sử dụng cho biên mục tài liệu điện tử.
·MARC 21 là một giá trị cũ được làm mới để thích ứng với công nghệ mới
·Dublin Core là một giá trị mới thích ứng với công nghệ mới, hiện đại.
·Biên mục với MARC 21 mất nhiều thời gian hơn so với Dublin Core. Thường thì phải mất từ một đến hai tiếng đồng hồ để có thể biên mục được một biểu ghi MARC thực sự, trong khi đó để biên mục được một biểu ghi Dublin Core ta chi cần mất mười lăm đến hai mươi phút.
·Để trao đổi dữ liệu dạng thư tịch với nhau biểu ghi MARC phải được hiển thị thật giống nhau, giống đến từng “tag” một. Đây là một cách trao đổi biểu ghi thư tịch trong thư viện truyền thống.
·Trong khi đó Dublin Core dễ dàng tổ chức thông tin (biên mục và chỉ mục) để trao đổi theo phương thức mới. Muốn trao đổi dữ liệu toàn văn và đa phương tiện chỉ cần dùng hình thức XML để tổ chức dữ liệu mà không cần quan tâm đến MARC. Trong khi đó biêu ghi thư mục MARC muốn trao đổi dữ liệu toàn văn và đa phương tiện thi phải chuyển sang dạng siêu dữ liệu MARC với ngôn ngữ đóng gói XML để trở thành MARC – XML...

3, Ứng dụng của MARC 21 và DUBLIN CORE

     Trên thực tế hiện nay tồn tại hai chuẩn biên mục đó là MARC 21 và Dublin Core. Để thuận tiện cho việc biên mục tài liệu, mỗi đơn vị thư viện đều lựa chọn cho mình một chuẩn biên mục riêng. Hiện nay câu hỏi đặt ra là chúng ta lựa chọn chuẩn nào để sử dụng cho phù hợp với điều kiện của chúng ta mà không nằm trong tiêu chí giá trị của mỗi chuẩn. 
     Trên thực tế, các thư viện lớn thường lựa chọn MARC 21 cho biên mục tài liệu dạng in ấn và Dublin Core cho tài liệu điện tử. Vậy nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là tìm hiểu xem hiện nay các thư viện lớn trong và ngoài nước sử dụng hai chuẩn này như thế nào, để từ đó có lựa chọn thích hợp cho thư viện của chúng ta.

Ví dụ về biểu ghi của một số thư viện:

Biểu ghi ở Thư viện Quốc hội Mỹ biên mục với MARC 21

Biểu ghi ở Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ biên mục với Dublin Core

Biểu ghi tài liệu điện tử ở Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Biểu ghi Sách ở Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

1.Cao Minh Kiểm: Siêu dữ liệu – Khái niệm và phân loại (Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia) http://www.vista..gov.vn/

2.Nguyễn Minh Hiệp: Marc hay Dublin Core?: việc chuyển đổi Marc – Dublin Core và Dublin Core – Marc (CĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM)

3.XML – Ngôn ngữ Web thế hệ kế tiếp (PC World VN 10/1999) http://www.echip.com.vn/echiproot/weblh/suutam/2000/pcworld/1099/xml/xml.htm

4.Dublin Core Metadata: http://dublincore.org/

5.Bảng so sánh nhãn trường Dublin Core và Marc 21 (http://www.loc.gov/marc/dccross_199911.html)

6.Dublin Core và UNIMARC http://www.ifla.org/IV/ifla64/138-161e.htm

 

Nông Thị Bích Ngọc, P. Công tác Nghiệp vụ

Những tin mới hơn

 

   Website: vinhphat.org  *  Email: vinhphatdn@gmail.com

Powered by: Nukeviet CMS