Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử danh tiếng, vốn được xem là di sản quý báu của dân tộc. Bộ sử này có giá trị nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Công ty Văn hóa Đông A đã liên kết tái bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư, theo bản in năm 1998 gồm 4 tập trong một tập khổ lớn (25 cm x 35 cm), nặng 6 kg. Bộ mới in được PGS - TS Ngô Đức Thọ chỉnh các thông tin mới đối với một số chú thích có các khảo chú về địa danh mà nay các đơn vị hành chính có nhiều thay đổi.
4 tập trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này là: Tập 1 gồm: Lời Nhà xuất bản Khoa học xã hội, lời giới thiệu của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, bài Khảo cứu về Đại Việt sử ký toàn thư: tác giả - văn bản - tác phẩm của Giáo sư Phan Huy Lê và bản dịch phần đầu Đại Việt sử ký toàn thư do nhà nghiên cứu Hán Nôm Ngô Đức Thọ dịch, chú giải, Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính.
Tập 2 gồm phần dịch và chú giải do nhà nghiên cứu Hán Nôm Hoàng Văn Lâu thực hiện, Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính.
Tập 3 gồm phần dịch và chú giải do nhà nghiên cứu Hán Nôm Hoàng Văn Lâu thực hiện, Giáo sư Hà Văn Tấn hiệu đính và phần phụ lục với bản dịch Đại Việt sử ký tục biên của Phạm Công Trứ do nhà nghiên cứu Hán Nôm Ngô Thế Long thực hiện. Kèm theo đó là sách dẫn để tra cứu do bộ môn phương pháp luận sử học thuộc Khoa sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thực hiện.
Tập 4 in lại bản chụp nguyên văn chữ Hán bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Việc phát hiện bản in xưa nhất của bộ Đại Việt sử ký toàn thư, bản Nội các quan bản, năm Chính Hòa thứ 18, tức năm 1697 được giới chuyên môn đánh giá có một ý nghĩa đặc biệt.
Mục lục
Lời giới thiệu (Nguyễn Khánh Toàn)
Lời nhà xuất bản
TÁC GIẢ - VĂN BẢN - TÁC PHẨM (GS PHAN HUY LÊ)
DVSK Ngoại Kỷ Toàn Thư 1: Hồng Bàng, An Dương Vương
DVSK Ngoại Kỷ Toàn Thư 2: Kỷ Nhà Triệu (207 - 110 TCN)
DVSK Ngoại Kỷ Toàn Thư 3: Kỷ Thuộc Hán (110 TCN - 226)
DVSK Ngoại Kỷ Toàn Thư 4: Thuộc Tấn - Tống - Tề - Lương. Lý Nam Đế (227 - 602)
DVSK Ngoại Kỷ Toàn Thư 5: Thuộc Tuỳ - Đường. Nhà Ngô (603 - 967)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 1: Nhà Đinh. Nhà Tiền Lê (968 - 1009)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 2: Nhà Lý (1009 - 1054)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 3: Nhà Lý (1054 - 1138)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 4: Nhà Lý (1138 - 1225)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 5: Nhà Trần (1225 - 1293) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 6: Nhà Trần (1294 - 1329)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 7: Nhà Trần (1330 - 1377)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 8: Nhà Trần. Nhà Hồ (1378 - 1406)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 9: Nhà Hậu Trần (1407 - 1417)
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 10: Khởi nghĩa Lam Sơn. Nhà Hậu Lê (1418 - 1433) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Toàn Thư 11: Nhà Hậu Lê (1433 - 1459) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Thực Lục 12: Nhà Hậu Lê (1460 - 1472) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Thực Lục 13: Nhà Hậu Lê (1473 - 1497) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Thực Lục 14: Nhà Hậu Lê (1497 - 1509)
DVSK Bản Kỷ Thực Lục 15: Nhà Hậu Lê. Nhà Mạc (1509 - 1532) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Thực Lục 16: Nhà Hậu Lê. Nhà Mạc (1533 - 1572)
DVSK Bản Kỷ Tục Biên 17: Nhà Hậu Lê. Nhà Mạc (1573 - 1599) ... Phần 1 ... Phần 2
DVSK Bản Kỷ Tục Biên 18: Vua Lê chúa Trịnh (1600 - 1662)
DVSK Bản Kỷ Tục Biên 19: Vua Lê chúa Trịnh (1663 - 1675)
DVSK Bản Kỷ Tục Biên 20: Vua Lê chúa Trịnh (1600 - 1619)
DVSK Bản Kỷ Tục Biên 21: Vua Lê chúa Trịnh (1620 - 1643)
DVSK Bản Kỷ Tục Biên 22: (1655 - 1656)
Định dạng: PRC