Tiện ích - Ứng dụng

 

Truyện

Tài liệu

Ngày này
năm xưa

Danh bạ
điện thoại

Bản đồ Học viện

Thư viện ảnh

Dự báo thời tiết

Danh nhân

 

Giải trí

 

Video Clip

Truyền hình

Nhạc Online

Phim Online

 

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 84

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1955

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2658995

Trang chủ » Danh nhân


Lý Công Uẩn
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (475 lần xem)


LÝ CÔNG UẨN NHÂN CÁCH VÀ SỰ NGHIỆP
Ngàn năm văn hiến Thăng Long không dừng lại ở Lý Công Uẩn, nhưng lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của nhân dân Việt Nam lại trước hết dành cho con người này. Công lao lớn nhất của Lý Công Uẩn là đã sáng suốt đặt thủ đô mới trên mảnh đất xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội văn hoá của cả nước. Ông đã tạo điều kiện cần thiết nhất để vương triều Lý xây dựng nền tảng cho nền văn minh Đại Việt, để Thăng Long – Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị bền vững của cả dân tộc.


Nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn

Thông thường nói về nhân cách của một nhân vật, người ta thường chỉ nhìn từ góc độ đạo đức học, nhấn mạnh những phẩm chất ứng xử của nhân vật ấy đối với cộng đồng và đối với bản thân. Nhưng nhân cách theo một ý nghĩa sâu xa hơn thì chính là sự tổng hoà những nét đặc trưng của một nhân vật đã tự khẳng định mình như một bản lĩnh độc đáo, vừa mang tính phổ biến của cộng đồng, vừa mang những giá trị tinh thần của bản thân họ.

Một con người có nhân cách phải có những nét nỗi bật trong suy nghĩ, tình cảm và ý chí, qua tác phong hoạt động của họ.

Từ quan điểm đó, tôi nêu lên đôi nét về nhân cách Lý Công Uẩn. Thứ nhất: Truyền thống yêu nước, yêu người của tổ tiên đã được ông tiếp thu và không ngừng nâng cao với những điều kiện quan trọng bậc nhất cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai: Với đầu óc tự cường và hoài bão lớn lao, ông quyết tâm đưa đất nước tren con đường giàu mạnh. Thứ ba: Trí tuệ thông minh, sắc sảo qua cái nhìn chiến lược của ông về tiền đồ đất nước. Thứ tư: Tinh thần kiên quyết và khẩn trương, không bỏ lỡ thời cơ như khi ông dành lấy ngôi vua từ triều tiền Lê đang đổ nát và lập tức chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

Những đặc điểm nhân cách ấy của Lý Công Uẩn đã thể hiện qua rất nhiều công việc lớn lao để xây dựng thủ đô mới, mở đường cho việc hình thành nền văn hiến ngàn năm Thăng Long với những con người Việt Nam không chỉ có ý chí anh hùng mà còn mang những tình cảm bao la, đối với cộng đồng dân tộc và cả cộng đồng nhân loại.

Những điều kiện hình thành nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn

Cho đến nay một số kịch bản sân khấu, phim, điện ảnh, và một số sách viết về cuộc đời Lý Công Uẩn chưa làm nổi bậc lên những nét cơ bản trong sự nghiệp anh hùng của ông, mà thường trình bày tiểu sử của ông, dựa vào những tranh thư tịch cũ, cũng như những truyền thuyết dân gian còn bao phủ đầy rẫy những điều huyển hoặc.

Tôi thiết nghĩ, giới nghiên cứu khoa học nên cùng nhau đi sâu vào thực tế hoàn cảnh xã hội của Lý Công Uẩn từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành và làm nên sự nghiệp.

Lên ba tuổi, ông được mẹ đem đến nhà Lý Khánh Vân, được Khánh Vân nhận làm con nuôi và cho mang họ Lý của ông.

Năm Lý Công Uẩn được 7 tuổi, Lý Khánh Vân cho con nuôi đi theo học với sư Vạn Hạnh đến lúc trưởng thành. Đây là một quá trình cực kỳ quan trọng đối với nhân cách và sự nghiệp của Công Uẩn. Các tác giả có thể khai thác thời gian này để sáng tạo những hư cấu nghệ thuật không phải để hấp dẫn khán giả mà để thông qua các hình tượng hư cấu ấy mà phản ánh sâu sắc chính bản lĩnh và phẩm cách của Lý Công Uẩn.

Sống thanh đạm trong chùa, ông hằng ngày lao động và tụng kinh, tham gia làm những việc từ thiện đối với nhân dân nghèo khổ và đói rét trong vùng nông thôn Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẽ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ với suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước.

Được thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như an hem ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng từ người thầy này, ông không thể không day dứt về hoàn cảnh một đất nước yếu nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt 1.000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tuổi nhục của người dân mất nước cộng với tấm gương anh hùng cứu nước của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn càng ngày đêm thôi thúc tâm tư ấy và cũng cố ý chí tự cường dân tộc ở ông.

Có thể nói tuổi trẻ của ông trong điều kiện lịch sử và đièu kiện xã hội như trên đã khiến ông từ hi xuất thân làm việc với Lê Trung Tôn rồi với Lê Ngoạ Triều mới chỉ được 4 năm, ông đã nhanh chónh bộc lộ bản lĩnh của mình, bằng cách tự tập làm vua, gánh lấy trách nhiệm cứu dân, dựng nước thay triều Tiền Lê đã đổ nát. Thời gian ngắn ngủi này sớm thể hiện nhân cách của ông và mở ra sự nghiệp lẫy lừng của ông và vương triều Lý.

Vấn đề đánh giá nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn

Bàn về cuộc đời và cống hiến của Lý Công Uẩn trong lịch sử đã có rất nhiều ý kiến khác nhau: khen cũng lớn mà chê cũng mạnh. Tôi chỉ nêu một vài sự việc đáng quan tâm:

Về chiếu dời đô: Đoạn hay nhất trong chiếu dời đô là những lời lẽ của Lý Công Uẩn nói về địa phương, về mảnh đất được lựa chọn: Thành Đại La ở khu trung tâm trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi… đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây lại hiện tướng nhìn song dựa núi… “dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”… thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Nhân cách của ông còn thể hiện sức mạnh của lòng tự cường dân tộc. Ông đã có đầy dũng khí để rời bỏ đất Hoa Lư, một nơi hiểm địa để tự vệ nhiều hơn là để phát triển đất nước rộng lớn. Đặt thủ đô giữa trung tâm đất nước là để dân tộc có thể vùng vẫy giữa trời cao biển rộng, phát huy mọi tiềm năng để xây dựng một nước hùng cường, không chịu thân phận yếu nghèo như trước. Điều này chứng tỏ sự nung nấu của ông từ bao lâu về sự nghiệp của đất nước, về niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân tộc và chí lớn của bản thân mình. Niềm tin và ý chí của ông đã thể hiện trong chính sách về kinh tế, chính trị và tư tưởng. Tôi chỉ xin nhấn mạnh ở hai điểm sau đây:

Về nội trị: Trước hết ông xây dựng trong nhân dân một đạo lý làm người. Ông vừa phát huy truyền thống lâu đời của dân tộc vừa tiếp thu thành tựu văn hoá từ nước ngoài. Lý Công Uẩn là người sống quá nữa cuộc đời ở trong chùa Phật, chịu ảnh hưởng nhiều của những người thầy như lý Khánh Vân, Vạn Hạnh nên tất yếu ông sung bái đạo Phật. Tuy nhiên việc làm của ông không hoàn toàn chỉ vì tín ngưỡng mà sưu tầm kinh Phật, xây chùa, tạc tượng mà còn có ý cũng cố và phát huy truyền thống yêu nước, thương người trong nhân dân mà còn đem lại cho truyền thống ấy một cơ sở giáo lý trước hết là tinh hoa của đạo Phật. Chính vì lẽ đó mà dưới triều đại nhà Lý nhân dân yên ổn làm ăn, không trộm cướp, lao động cần cù và chiến đấu anh hùng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy ông đã tập trung công sức vào đạo Phật hơn là đi sâu vào Phật học như các vua Trần sau này. Cũng vì thế mà ông đã chậm khai thác thành công của Nho giáo ở các nước Á Đông, trong việc hoàn chỉnh bộ máy chính quyền trong thời điểm đó.

Về ngoại giao: Ông có chính sách mềm dẻo trên cơ sở bảo vệ vững chắc nền độc lập và cũng cố tình hữu nghị với các nước láng giềng. Ngay từ khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã đặt ngay mối quan hệ hoà hảo với Trung Quốc, trên tinh thần cùng phát triển Nho, Phật, Lão, cùng giao lưu về kinh tế, chính trị và văn hoá. Thái độ này gắn liền truyền thống hữu nghị với độc lập dân tộc trong long con người Việt Nam từ triều đình tới dân chúng. Cuộc chiến đấu oanh liệt của Lý Thường Kiệt và nhân dân Đại Việt chống quân xâm lược của nhà Tống đã thể hiện thái độ nói trên.

Sự nghiệp Lý Công Uẩn để lại nhiều bài học cho các triều đại về sau, nhất là ý chí của vua quan nhà Trần và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp kiên quyết chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.

Sự nghiệp Lý Công Uẩn còn tiếp tục toả sáng qua ngàn năm lịch sử với những thành tích vẻ vang từ Lý Công Uẩn với vương triều Lý đến Hồ Chí Minh và dân tộc ta trong thời đại ngày nay.
Các Danh nhân cùng chủ đề:
» Nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu
» Thái Sư Trần Quang Khải
» Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (1044 – 1117)
» Trần Thái Tông
» Trần Thủ Độ
» Lý Thường Kiệt
» Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784)
» Trần Quốc Tuấn
» Trần Nhân Tông
» Nguyễn Trãi (1380-1442)
Quay lại | Trang đầu | Lên trên
 

Tin ảnh

Tư liệu - Văn kiện

WEBSITE LINK

   Website: vinhphat.org  *  Email: vinhphatdn@gmail.com

Powered by: Nukeviet CMS