Tiện ích - Ứng dụng

 

Truyện

Tài liệu

Ngày này
năm xưa

Danh bạ
điện thoại

Bản đồ Học viện

Thư viện ảnh

Dự báo thời tiết

Danh nhân

 

Giải trí

 

Video Clip

Truyền hình

Nhạc Online

Phim Online

 

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 209

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4453

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2707456

Trang chủ » Danh nhân

Danh nhân đất Việt
      Số Danh nhân: 12
Các Danh nhân mới đăng:
Nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (881 lần xem)
Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Thái Sư Trần Quang Khải
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (628 lần xem)
Trần Quang Khải sinh năm 1240,mất năm 1294,là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông.
Duới triều TRần Thánh Tông (1258-1278).TRần Quang Khải đuợc phong tuớc Chiêu minh đại vuơng.Năm 1274,ông đựoc giao giữ chức Tuớng Quốc Thái Úy.Năm 1282,duới triều Trần Nhân Tông,Trần Quang Khải đựoc cử làm Thuợng tuớng Thái Sư,nắm giữ quyền nội chính.Trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1285) và thứ 3 (1288),Trần Quan Khải là vị tuớng chủ chốt thứ 2 sau Trần Quốc Tuấn,có nhiều công lao lớn trên chiến truờng.
Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (1044 – 1117)
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (572 lần xem)
Là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.
Trần Thái Tông
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (617 lần xem)
Trần Thái Tông mở nghiệp nhà Trần
Trần Thái Tông tức Trần Cảnh, vua thứ nhất của nhà Trần, sinh ngày 17-7-1218, mất ngày 4-5-1277, làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi.

Trần Cảnh là con thứ Trần Thừa, một người nhiều mưu lược, dưới triều Lý từng giữ chức Nội thị khán thủ (đứng đầu các quan hầu cận vua Lý trong cung). Nhờ có Trần Thủ Độ là chú họ khi ấy làm Điện tiền chỉ huy sứ, Trần Cảnh thường xuyên được ra vào cung, sau lấy Lý Chiêu Hoàng. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và vương triều Trần được thành lập từ đấy.
Trần Thủ Độ
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (603 lần xem)
Hoàn toàn có thể nói rằng nếu Trần Thủ Độ không quyết liệt trong việc bảo vệ cho sự tồn tại của triều Trần lúc khai quốc, lịch sử Việt Nam cũng sẽ không có cơ hội để sau đó ghi nhận một chính quyền quân sự, một hào khí Đông A mạnh đến mức có thể ba lần chặn đứng vó ngựa xâm lược của quân Nguyên Mông.
Lý Thường Kiệt
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (583 lần xem)
Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt.
Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784)
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (560 lần xem)
Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn. Sau khi đã đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh, như: Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán (năm 1754), Hàn lâm viện thị giảng (năm 1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1767), Tán lý quân vụ, Thị phó đô ngự sử (năm 1768), Công bộ hữu thị lang (năm 1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773), Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc sử quán (năm 1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776), Hiệp trấn Nghệ An (năm 1783), Công bộ thượng thư (năm 1784)...
Trần Quốc Tuấn
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (693 lần xem)
Hưng Đạo Đại Vương

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.
Trần Nhân Tông
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (585 lần xem)
Trần Nhân Tông tên làm Khẩm, con trưởng Thánh Tông, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất. Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Ông làm vua 14 năm (1279 - 1293). Trong thời gian ấy, đất nước Đại Việt đứng trước thử thách ghê gớm: hiểm họa xâm lược lần thứ 2 và thứ 3 của giặc Nguyên-Mông.
Lý Công Uẩn
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (573 lần xem)
LÝ CÔNG UẨN NHÂN CÁCH VÀ SỰ NGHIỆP
Ngàn năm văn hiến Thăng Long không dừng lại ở Lý Công Uẩn, nhưng lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của nhân dân Việt Nam lại trước hết dành cho con người này. Công lao lớn nhất của Lý Công Uẩn là đã sáng suốt đặt thủ đô mới trên mảnh đất xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội văn hoá của cả nước. Ông đã tạo điều kiện cần thiết nhất để vương triều Lý xây dựng nền tảng cho nền văn minh Đại Việt, để Thăng Long – Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị bền vững của cả dân tộc.
Nguyễn Trãi (1380-1442)
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (587 lần xem)
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. 
Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Trần Hưng Đạo(1228-1300)
Thuộc nhóm:(Danh nhân đất Việt) - Đã có: (531 lần xem)
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
   Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.
   Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Quay lại | Trang đầu | Lên trên
 

Tin ảnh

Tư liệu - Văn kiện

WEBSITE LINK

   Website: vinhphat.org  *  Email: vinhphatdn@gmail.com

Powered by: Nukeviet CMS